5 CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ BẠN NÊN BIẾT

Quản lý tài chính cá nhân là nội dung mà mọi người ai cũng quan tâm. Có thể nói, Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả luôn là bước khởi đầu cho mọi sự tự do trong tình hình tài chính của bạn.

Vậy làm cách nào để bạn có thể giúp bạn có thể quản lý được dòng tiền, thậm chí biến nó sinh sôi hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 nguyên tắc ‘đắt giá’ bạn cần biết để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ngay bên dưới nhé.

1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Không chỉ doanh nghiệp mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình đều cần đối mặt với vấn đề tài chính và quản lý tài chính. Quản lý tài chính cá nhân được hiểu là ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình.

Quản lý tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: quản lý thu nhập, chi tiêu, dành khoản tiết kiệm, đầu tư, v.v.

khái niệm quản lý tài chính cá nhân là gì?

Khái niệm quản lý tài chính cá nhân là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, quản lý tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất để vừa giúp bạn không gặp phải những áp lực tài chính không đáng có, vừa giúp bạn tiết kiệm và đầu tư hiệu quả để sống thoải mái hơn.

2. Lý do cần quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Khi bạn biết cách kiểm soát tốt và hiệu quả đồng tiền của bạn, bạn sẽ biết cách cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. Hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát khoản tiết kiệm và lựa chọn kênh đầu tư.

Điều này sẽ giúp bạn tránh gặp phải những rắc rối về tài chính, từng bước giúp bạn và gia đình bạn nhanh chóng đạt được mức sống mong muốn. Thậm chí là tự do tài chính để bạn không còn những áp lực tài chính đè nặng hàng ngày nữa.

3. Bản chất của đồng tiền là gì?

Để bắt đầu quản lý được tài chính cá nhân, bước đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần làm không phải là cố gắng tìm cách tiết kiệm hay cắt giảm chi tiêu. Không phải!

Bản chất của đồng tiền - Cách quản lý tài chính cá nhân là gì?

Bản chất của đồng tiền – Cách quản lý tài chính cá nhân là gì?

Bước đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần làm là tư duy đúng đắn về bản chất của đồng tiền.

Trong quyển “Cha Giàu Cha Nghèo” của tác giả Robert T.Kiyosaki và Sharon L.Lechter mà tôi đã đọc cách đây 6 tháng, tôi đã thật sự bất ngờ khi vừa khám phá ra được một tư duy mà tôi chưa từng được dạy trước đây. Người cha giàu đã nói với con trai ông: “Tiền là những thứ mà con không nhìn thấy được.”

Nếu nói về tiền chúng ta có thể sẽ phải bàn với nhau trong một bài viết thật dài. Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ cố gắng nói vào điều trọng tâm nhất. Thật ra, tiền chỉ là vật ngang giá mà thôi.

Tiền là gì? Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tiền là gì? Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, có rất nhiều điều trong lối sống và cả trong cách thức vận hành xã hội đã đổi thay. Một trong số đó, “hình thức của tiền” cũng được thay đổi theo. Bạn nghĩ sao khi hàng loạt hệ thống các ngân hàng đều đã có Internet Banking, các ví điện tử ra đời để chứa những đồng tiền điện tử?

Tiền điện tử - khái niệm mới cần biết trong cách quản lý tài chính cá nhân

Tiền điện tử – khái niệm quan trọng cần biết trong cách quản lý tài chính cá nhân

Đúng vậy, chưa một giai đoạn nào trong lịch sử chứng kiến những sự đổi thay nhanh như trong thời đại công nghệ thông tin của chúng ta. Ở thế giới của chúng ta đang sống hiện nay, bạn có thể thực hiện các giao dịch và thanh toán bằng tiền điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Thương mại điện tử là gì? Cách quản lý tài chính cá nhân như thế nào?

Ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến cách quản lý tài chính cá nhân

Do vậy, ý thức được về đồng tiền tiện tử trong thời đại này là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân của bạn. Bạn cần kiểm soát các thanh toán điện tử một cách khoa học, sử dụng ví điện tử thông minh để không bị mất kiểm soát, đừng chi tiêu tùy ý bạn nhé.

4. Cách lên kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả?

4.1 Định hình về kế hoạch tài chính

Đúng vậy, nếu bạn là người mới đi làm hoặc đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn loay hoay không hiểu “tiền của mình đã đi đâu mất?”, thì đã đến lúc bạn đặt ra cho bản thân câu hỏi “Làm thế nào để lên kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả?”

Khách quan mà nói, thực ra không có một bản kế hoạch tài chính nào đúng 100% cho tất cả mọi người. Nhưng bản kế hoạch phù hợp nhất với bạn chính là bản kế hoạch hiệu quả nhất. Bạn có thể tự lên kế hoạch cho riêng bạn, dựa trên thu nhập và chi tiêu từng tháng.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo một số mẫu quản lý tài chính cá nhân, dùng file excel hoặc dùng các ứng dụng có sẵn để quản lý tài chính của bạn.

Cách quản lý tài chính cá nhân là gì?

Cách quản lý tài chính cá nhân là gì?

4.2 Mẫu kế hoạch tài chính cá nhân

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn nên lập ra 1 bảng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân chi tiết. Dưới đây là một số ví dụ về kế hoạch quản lý tài chính cá nhân dành cho bạn.

Bạn có thể dùng excel để quản lý tài chính cá nhân

Mẫu quản lý tài chính cá nhân số 1

Mẫu số 1 – cách quản lý tài chính cá nhân bằng file excel

mẫu quản lý tài chính

Mẫu số 2 – cách quản lý tài chính cá nhân bằng file excel

Bạn có thể mua sổ tay quản lý tài chính hoặc tự mình thiết kế theo mẫu

Sổ tay quản lý tài chính cá nhân

Mẫu số 3 – Sổ tay quản lý tài chính cá nhân

Bạn vẫn có thể dùng các Ứng dụng (app) quản lý tài chính cá nhân

ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Hình ảnh minh họa ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

5. Năm nguyên tắt quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

5.1 Hãy tỉnh táo, tiền không liên quan đến toán học, nó liên quan chủ yếu đến tâm lý của bạn hơn

Nhiều cuốn sách tài chính đã bỏ qua vấn đề tâm lý trong tiền bạc. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng yếu tố tâm lý là yếu tố có ảnh hưởng đến tiền của bạn.

Tâm lý về tiền trong cách quản lý tài chính cá nhân

Tâm lý về tiền trong cách quản lý tài chính cá nhân

Theo GoValue, sau đây là một vài yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc quản lý tiền bạc:

  • Yếu tố tâm lý đóng vai trò nhất định khi cho gia đình hoặc bạn bè vay tiền
  • Đóng vai trò quan trọng trong trận chiến phân chia tài sản trong gia đình
  • Tính thuyết phục của tiếp thị và quảng cáo, nó làm thói quen chi tiêu của bạn bị ảnh hưởng nhiều
  • Mềm lòng và chi tiêu cho con cái những món đồ xa xỉ không cần thiết
  • Tâm lý trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư…

5.2 Chi tiêu ít hơn những gì kiếm được để trở nên giàu có

Đây là một gợi ý thực sự quan trọng và nó hiệu quả. Nghe thì có vẻ đơn giản và không mấy hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng làm được đâu.

Về cơ bản: Sự giàu có luôn bằng thu nhập trừ đi chi tiêu.

Vậy theo phương thức toán học cơ bản, bạn biết phải làm gì để kết quả này cao lên chứ? Một là hãy tăng thu nhập của bạn lên, hai là giảm chi tiêu không cần thiết của bạn xuống. Hoặc bạn có thể làm cả hai. 

Chi tiêu ít hơn những gì ban kiếm được

Cách quản lý tài chính cá nhân – Chi tiêu ít hơn những gì ban kiếm được

Hãy hình dung rằng: Không cần biết một người có thu nhập cao bao nhiêu, người đó không thể nào trở nên giàu có khi luôn chi tiêu quá đà, nhiều hơn số tiền mà người đó kiếm được, trừ khi anh ta/cô ta là con của tỷ phú, đúng không bạn?

5.3 Thanh toán cho bản thân trước tiên

Gợi ý này thực sự hấp dẫn. Vậy thanh toán cho bản thân trước tiên là gì?

Thanh toán cho bản thân trước có nghĩa là:

  • Sau khi nhận lương, trước khi thanh toán các hóa đơn, mua sắm đồ đạc hay sử dụng vào bất cứ việc gì khác… hãy lập tức dành ngay một phần thu nhập cho bản thân bạn.
  • Và tất nhiên, khoản này sẽ được đưa ngay vào tài khoản tiết kiệm, chứ không dùng để chi tiêu cho các vấn đề cá nhân.

Cách quản lý tài chính cá nhân - thanh toán cho bản thân trước tiên

Cách quản lý tài chính cá nhân – thanh toán cho bản thân trước tiên

Điều kỳ diệu của gợi ý “Thanh toán cho bản thân trước tiên” chính là nó giúp bạn biết rằng mình quan trọng hơn bất cứ thứ gì, dù là chủ nhà trọ hay công ty điện nước. Nó giúp bạn khẳng định tính ưu tiên của việc tiết kiệm, từ đó tạo cho bạn động lực to lớn, mang đến cho bạn sức mạnh.

Đã đến lúc bạn thiết lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân. Nguyên tắt 4 và nguyên tắt 5 là 2 mô hình được mọi nhà phân tích tài chính nhắc đến khi nói về quản lý tài chính cá nhân.

5.4 Nguyên tắc 50/20/30

Một quy tắc phổ biến và dễ nhớ nhất trong mọi nguyên tắt chính là 50/30/20. Theo đó, bạn chia tiền lương của mình như sau:

50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn cá nhân và 20% cho tiết kiệm

Shark Linh – một trong các ‘cá mập’ của Shark Tank đã đưa ra ví dụ cách áp dụng nguyên tắc này cho người có thu nhập 10 triệu/ tháng. Hình ảnh minh họa bên dưới sẽ giúp bạn hình dung được ngay:

Cách quản lý tài chính cá nhân với nguyên tắt 50/30/20

Cách quản lý tài chính cá nhân với nguyên tắt 50/30/20

Một người kiếm 10 triệu/tháng có thể tiết kiệm được 240 triệu trong vòng 10 năm chỉ đơn giản bằng cách dành riêng một phần nhỏ lương của mình mỗi tháng!

5.5 Phương pháp 6 chiếc lọ

Phương pháp tư duy 6 chiếc lọ (JARS system) này được tạo ra bởi Harv Eker, người sáng tác ra các tác phẩm bán chạy trên toàn thế giới như “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”. Ông là người người sáng lập công ty Peak Potential Trainning, một công ty đào tạo – nghiên cứu phát triển nhanh và mạnh nhất thế giới với nhiều khóa học tư duy làm giàu.

Với phương pháp này, bạn sẽ chia thu nhập của mình vào 6 chiếc lọ có tên như hình minh họa bên dưới.

Cách quản lý tài chính cá nhân với nguyên tắt 6 chiếc lọ

Cách quản lý tài chính cá nhân với nguyên tắt 6 chiếc lọ (Nguồn ảnh: VPBank)

Phương pháp này cũng rất hiệu quả và chi tiết, nó giúp bạn thiết kế được bức tranh tài chính của riêng mình. Bạn sẽ không lo bị “cháy túi” nữa vì không biết tiền của bạn đã đi đâu mất.

Kết luận

Đã đến lúc bạn bắt đầu nghiêm túc lựa chọn 1 phương pháp và tiến hành thiết kế lại bức tranh tài chính cá nhân của bạn. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất, chỉ cần bạn bắt đầu, mọi việc sẽ bắt đầu thay đổi.

Totvadep.com hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Ví momo là gì? 7 biện pháp bảo mật cho Ví MoMO của bạn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *