Ăn dặm là gì ?

Ăn dặm là gì ?

Ăn dặm có nghĩa là ăn để chuẩn bị cho việc cai sữa, cụ thể là dùng thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho bé thay sữa mẹ hay sữa công thức. Ngay bản thân tên gọi đã thể hiện đích xác mục đích của việc ăn dặm.

Sau khi chào đời, bé đã tự biết bú mẹ như một bản năng. Mặc dù đây là nguồn dinh dưỡng lí tưởng nhưng cùng với thời gian và sự phát triển của bé, sữa mẹ sẽ ngày càng ít đi, cả về lượng và chât, nên không đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu của bé. Hơn nữa, nếu như chỉ uống sữa mẹ ( hay sữa công thức ), thì phản xạ nhai cũng như chức năng tiêu hóa của bé sẽ kém phát triển, khả năng phân biệt mùi vị cũng không phát huy được. Mặc dù phản xạ nhai những thức ăn thô và các hoạt động liên quan là bản năng, nhưng nếu không được luyện tâp từng bước một và đúng thời điểm sẽ bị hạn chế phát triển, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thức ăn sau này, do đó tác động tiêu cực đến sự trưởng thành về thể chất và tinh thần của bé.

Nói tóm lại, ăn dặm chính là thời kì phát triển rất quan trọng của bé, không chỉ rèn cho bé kỉ năng nhai mà còn giúp bổ sung các dưởng chất cần thiết cho bé yêu của bạn.

Cho trẻ trải nghiệm niềm vui của bữa ăn.

Tùy vào sự phát triển của trẻ về chức năng tiêu hóa hấp thụ và khả năng nhai mà đồ ăn dặm sẽ khác nhau về lượng ăn mỗi lần, độ cứng, loại thực phẩm, số lần ăn, vvv…. Các mẹ bận rộn có lẽ sẽ rất vất vả với việc cho bé ăn dặm. Tuy nhiên trẻ cần có sự giúp đỡ của mẹ. Khuôn mặt của mẹ vui vẽ đút cháo cho con ăn, sẽ giúp con cảm nhận được niềm vui từ bữa ăn. Khi cho con ăn, bạn hãy tươi cười hỏi ” con có thấy ngon không?”, rồi tự trả lời “ngon lắm” sẽ giúp trẻ thấy hào hứng, quan tâm đến bữa ăn dặm.

Khi ăn dặm, trẻ sẽ thích dùng tay để bốc đồ ăn, điều này thể hiện sự trưởng thành của trẻ nên bạn đừng ngăn cản mà hãy khuyến khích và khơi gợi ” ham muốn ăn” ở trẻ.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Khi trẻ được khoảng 5 ~ 6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu như dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

  • Trẻ chảy nhiều nước dãi
  • Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn: Khi người lớn ăn cơm trẻ chăm chú quan sát người lớn ăn, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân hoặc muốn với tay lấy thức ăn thì đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn.
  • Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ: Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, nghĩa là trẻ đã cứng cáp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
  • Trẻ nhanh đói: Trẻ đòi ăn nằng nặc dù chưa đến cữ bú, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
  • Phản xạ bú của trẻ giảm đi: Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút cũng là một dấu hiệu.

Đây cũng là thời điểm mà cổ bé đã cứng và có thể ngồi được nếu có người đở. Tập cho bé ăn dặm lúc này là thích hợp.

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo nghiên cứu, trong 6 tháng đầu đời, bé có thể sống và phát triển khỏe mạnh chỉ nhờ vào sữa mẹ. Do cơ quan tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ nên nếu tập cho bé ăn dặm quá sớm thì bé khó có thể tiêu hóa tốt được các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất khó tiêu như đạm, chất béo, đồng thời dễ dẩn đến nguy cơ dị ứng thức ăn. Vì vậy, nếu muốn tập cho trẻ ăn dặm sớm nhất cũng phải chờ sau 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, muộn nhất là 7 tháng tuổi phải bắt đầu cho bé ăn dặm để đảm bảo bé được hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển.

Ở giai đoạn đầu khi mới ăn dặm, nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dùng muối và chất béo. Đồng thời, nên tập cho bé ăn thận trọng để xem phản ứng của bé, khi đã quen với thức ăn thì có thể cho bé ăn theo nhu cầu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *