Bé 10 tháng biết làm gì? Biết ăn gì và ngủ bao nhiêu là đủ?

So với khoảng thời gian mới sinh, cơ thể bé 10 tháng tuổi bắt đầu có những thay đổi đáng kể, bé dần học được cách sử dụng cơ thể và kiểm soát di chuyển. Chính vì vậy mà bé có thể biết làm nhiều thứ hơn, trở nên hiếu động hơn, muốn khám phá mọi thứ mới lạ từ thế giới bên ngoài.

Vậy bé 10 tháng biết làm gì, biết ăn gì và ngủ bao nhiêu là đủ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác nhất.

Bé 10 tháng biết làm gì?

Để biết bé 10 tháng tuổi biết làm những gì hãy cùng xem những cột mốc phát triển của bé trong giai đoạn này nhé.

Khả năng vận động của bé

Bước sang tháng thứ 10, bé đã có thể bò một cách thuần thục, bé có thể từ từ ngồi xuống và chuyển sang tư thế ngồi xổm trong khi đang đứng đồng thời có thể đứng lên khi có sự trợ giúp từ bố mẹ hay có chỗ vịn. Thậm chí, một số bé có thể chập chững những bước đi đầu tiên.

Bé đã có thể tự mình di chuyển khắp nơi trong nhà để khám phá nên bố mẹ cần chú ý dọn dẹp nhà cửa thật cẩn thận để loại bỏ tất cả những đồ vật gây nguy hiểm cho bé.

Khả năng phối hợp của bé trong giai đoạn này cũng phát triển hơn rất nhiều. Bé bắt đầu có thể cầm nắm những đồ vật nhỏ bằng tay, có thể dễ dàng phát hiện ra các đồ vật xung quanh mình và cầm nắm chúng. Do đó, hãy đảm bảo rằng các đồ vật nhỏ có thể gây nghẹt thở tránh xa tầm tay của bé.

Bé 10 tháng tuổi cũng bắt đầu học được cách xếp hình các đồ vật hay đơn giản là chồng các cốc lên nhau. Bên cạnh đó, bé có thể một tay cầm đồ chơi và một tay làm việc khác.

Khả năng ngôn ngữ của bé

Trong giai đoạn này, những nhận thức về thế giới xung quanh của bé đã phát triển hơn. Bé có thể bắt chước mọi thứ xung quanh bé từ việc nghe gọi điện thoại, thao tác uống nước hay chải đầu của bố mẹ,… Bé cũng dần học được cách lắng nghe các âm thanh của từ ngữ và theo dõi để đánh giá phản ứng của người lớn.

Chẳng hạn như khi bạn cười với bé, bé cũng sẽ cười lại với bạn. Nếu bạn tỏ ra buồn rầu, không vui, bé cũng sẽ bắt chước theo bạn tỏ vẻ buồn bã.

Trẻ 10 tháng tuổi có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ như vẫy tay chào tạm biệt hay vỗ tay hoan hô. Bé cũng dần hình thành nhận thức về tên gọi của những thứ quen thuộc xung quanh bé như mẹ nói “sữa”, “con mèo”,…. bé có thể chỉ vào vật đó. Đồng thời bé cũng sẽ phản ứng khi được người khác gọi tên.

Bé 10 tháng biết làm gì? Trong giai đoạn này, bé cũng có thể nói được một số từ đơn giản như “mẹ”, “bố”, “bà”, những người thân thiết với bé và bé thường xuyên được nghe gọi. Một số bé có thể bắt đầu nói sớm, trong khi số khác sẽ bắt đầu muộn hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bé sẽ bắt đầu nói từ đầu tiên khi được 10 hoặc 11 tháng tuổi. Do đó, nếu bé 10 tháng tuổi chưa “bập bẹ” những từ đầu tiên thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Khả năng ghi nhớ

Bước sang tháng thứ 10, khả năng ghi nhớ của bé sẽ ngày càng tốt hơn. Nếu như một vài tháng trước, mỗi ngày đều giống như một khởi đầu hoàn toàn mới thì bây giờ bé đã có thể nhận ra nhiều khuôn mặt quen thuộc với bé (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…) và thậm chí là cả những người họ hàng mà bé chưa từng nhìn thấy trong một tháng. Bé đã có thể nhớ được đồ chơi của mình để ở đâu và có thể nhớ được cả đường đi.

Khả năng nhận thức

Trẻ 10 tháng tuổi bắt đầu có những đặc điểm tính cách riêng biệt. Một số bé có thể là người thích giao tiếp xã hội, hay cười đùa với mọi người. Một số khác có thể khá nhút nhát, e dè, thường giấu mặt đi khi có người lạ đến gần.

Trong giai đoạn này, bé cũng bắt đầu phát triển suy nghĩ của riêng mình. Bé có thể phản đối với những việc bé không thích như uống thêm sữa, mẹ không bế bé trên tay hay đặt bé nằm trong nôi,…

Bé 10 tháng tuổi ăn gì và không ăn gì?

Bên cạnh vấn đề bé 10 tháng biết làm gì thì bé 10 tháng tuổi ăn gì và không ăn gì cũng là điều được khá nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay.

Bé 10 tháng tuổi ăn gì?

Theo các chuyên gia nhi khoa, trước khi bé được 1 tuổi thì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé với 3- 4 cữ bú mỗi ngày, lượng sữa cho mỗi cữ bú khoảng 170-250ml. Ngoài ra, từ tháng thứ 6, bố mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm thêm bằng bột, cháo hay các loại thực phẩm đã được hầm nhừ, tán mịn hoặc xay nhuyễn.

Bé 10 tháng tuổi ăn gì

  • Các loại trái cây mà bé 10 tháng tuổi có thể ăn: táo, bơ, lê, chuối, dưa hấu, dâu tây, thanh long, cam vàng.

  • Các loại rau củ mà bé 10 tháng tuổi có thể ăn: rau dền, rau mồng tơi, rau cải, cải bó xôi, đậu hà lan, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, súp lơ, bông cải, củ cải, cà rốt.

  • Các loại thịt mà bé 10 tháng tuổi có thể ăn: thịt nạc heo, thịt gà, thịt bò, tôm, cá.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, bố mẹ có thể cho bé ăn thử bún, mì hay nui nấu mềm, sữa chua hoặc phô mai được làm từ sữa đã tiệt trùng.

Bé 10 tháng tuổi không nên ăn gì?

Những thực phẩm, món ăn mà bé 10 tháng tuổi không thể ăn bao gồm: quả oliu, trái cây nguyên miếng, động vật có vỏ, lòng trắng trứng, mật ong, sữa bò, bỏng ngô, các loại hạt, kẹo cứng, kẹo dẻo, kẹo cao su, các món tráng miệng chứa quá nhiều đường và những miếng rau củ có kích thước lớn.

Trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Lịch ngủ của bé 10 tháng tuổi bao gồm khoảng hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều, mỗi giấc kéo dài khoảng 1 tiếng; và một giấc ngủ vào ban đêm có thể kéo dài đến 12 tiếng.

Trên đây là một số thông tin về sự phát triển của bé 10 tháng tuổi. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “bé 10 tháng biết làm gì, ăn gì và ngủ bao nhiêu là đủ”. Đồng thời nắm được cách chăm sóc bé 10 tháng tuổi phù hợp, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *