Bé 8 tháng biết làm gì? Bé 8 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò phải làm thế nào?

bé 8 tháng biết làm gì

Trong một năm đầu đời, dường như bé lớn lên và thay đổi theo từng ngày, mỗi ngày đều là một ngày mới với nhiều thay đổi với bé. Đặc biệt bước sang tháng thứ 8, bé sẽ trở nên hiếu động và ham học hỏi hơn, luôn muốn bắt chước theo người lớn, thế giới bên ngoài cũng ngập tràn mới lạ, đầy thú vị khiến bé luôn muốn khám phá.

Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Nếu bé được 8 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết ngồi, biết bò thì phải làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác nhất!

Bé 8 tháng biết làm gì?

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì có lẽ luôn là thắc mắc của các ông bố bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là những lần đầu làm cha mẹ. Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những cột mốc phát triển của bé trong giai đoạn 8 tháng tuổi nhé!

Sự phát triển về khả năng vận động

Thay vì phải cần đến sự trợ giúp của bố mẹ thì bước sang tháng thứ 8, bé đã có thể tự mình ngồi dậy. Mặc dù đôi lúc đầu bé vẫn gập về phía trước nhưng nhìn chung bé đã có thể tự chống đỡ thân người bằng hai tay để không bị đổ ngã mà không cần đến bàn tay của bố mẹ. 

bé 8 tháng biết làm gì về khả năng vận động

Bé trở nên hiếu động và tràn ngập tò mò với mọi thứ xung quanh. Khi bạn đặt bé nằm trên giường hay bất cứ nơi bằng phẳng nào khác, bé sẽ liên tục vận động, quơ chân tay hay thậm chí còn biết cầm chân hay bất cứ vật gì xung quanh mình để cho vào miệng. Do đó, bố mẹ nên chú ý không đặt những đồ vật có khả năng gây nguy hiểm cho bé xung quanh khu vực bé nằm đặc biệt là những đồ vật có kích thước nhỏ, vừa với miệng của bé.

Bé 8 tháng biết làm gì khi khả năng vận động của bé ngày càng phát triển? Bé 8 tháng tuổi bắt đầu học được cách cong lưng để dễ dàng quan sát mọi thứ xung quanh hơn. Trong giai đoạn này, bé cũng bắt đầu học được cách bò, có thể bò hoặc lết người để di chuyển đến những nơi mà bé muốn.

Bé có thể vịn vào một vật gì đó như thành giường, thành cũi,… để từ từ đứng lên. Tuy nhiên lúc này bé vẫn chưa thể tự ngồi xuống từ tư thế đừng nên vẫn cần sự trợ giúp của bố mẹ thì mới ngồi xuống được.

Bước sang tháng thứ 8, sự kết hợp giữa các ngón tay của bé cũng trở nên linh hoạt hơn. Lúc này, bé có thể dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm khối xếp hình đồng thời có biết cách phối hợp ngón cái và ngón trỏ để cầm hay nhặt những đồ vật nhỏ xung quanh bé.

Mặc dù có thể với và cầm nắm những đồ vật nhỏ nhưng lúc này bé vẫn chưa có nhận thức nhiều về những món đồ chơi, chủ yếu vẫn cảm thấy chúng lạ mắt nên thường nắm một lát lại ném hoặc thả rơi chúng.

Sự phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nói được những âm tiết cơ bản như “a”, “b”, “m”, “ê”. Bé cũng có thể phản ứng lại với những tiếng nói chuyện với bé, chăm chú nghe mọi người nói chuyện dù chẳng hiểu gì. 

Tuy nhiên, theo thời gian khi được nghe nhiều bé cũng dần học được cách kết nối từ và hiểu được ý nghĩa của một số từ đơn giản. Bé có thể phản ứng lại khi được gọi tên, dần hiểu được tên gọi của mình. Giai đoạn này, bố mẹ hãy chịu khó nói chuyện, để kích thích khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của bé.

Bé 8 tháng biết làm gì về khả năng ngôn ngữ

Sự phát triển về khả năng nhận thức

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì khi nhận thức của bé đang dần phát triển? So với giai đoạn trước đó, trẻ 8 tháng tuổi đã có thể học và ghi nhớ một số hướng dẫn cơ bản mà bố mẹ đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Chẳng hạn như khi bạn cố gắng với lấy một thứ gì đó mà bố mẹ nói “không” kèm với động tác lắc đầu hoặc xua tay, sau nhiều lần bé sẽ hiểu được điều này là không được và ngưng hành động của mình.

Sự phát triển về cảm xúc

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì với những thay đổi cảm xúc? Bé có thể nhận biết được những người thân xung quanh bé và tỏ ra vui vẻ khi gặp họ. Bé cũng có thể dễ dàng phân biệt được người xa lạ, một số bé có thể biểu hiện bình thường khi gặp người lại nhưng cũng có rất nhiều bé tỏ ra cảnh giác và sợ hãi.

Bé cảm giác được bố mẹ đang ở gần hay xa bé, có thể sợ hãi, lo lắng khi phải xa bố mẹ. Bé cũng bắt đầu học cách quan sát hành vi của mọi người, có thể hiểu được một số hành động đơn giản của người xung quanh. Chẳng hạn như khi bạn đứng trước mặt bé và đưa hay tay ra để gọi bé, bé sẽ hiểu được rằng bạn đang muốn bế bé, bé sẽ đưa hai tay ra để đòi bế.

Bé dần dần nhận biết được cảm xúc của mọi người xung quanh, khi thấy mọi người cười đùa bé cũng sẽ cười theo và khi bị mắng, bé cũng xị mặt và tỏ ra không vui.

Bé 8 tháng biết làm gì khi có sự phát triển về cảm xúc

Bé 8 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò phải làm thế nào?

Bên cạnh vấn đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì thì tình trạng bé 8 tháng chưa biết ngồi, bé 8 tháng chưa biết bò cũng là điều khiến không ít bậc phụ huynh “đau đầu” hiện nay.

Thông thường khi được 8 tháng tuổi, hầu hết các bé đã có thể ngồi vững và biết bò, thậm chí một số bé đang dần học đứng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp 8 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò. Nguyên nhân do sự phát triển về khả năng vận động và hệ xương của mỗi bé khác nhau.

bé 8 tháng chưa biết ngồi

Để khắc phục tình trạng này, giúp bé nhanh chóng bắt kịp bạn bè cùng trang lứa, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Còi xương cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé 8 tháng tuổi chậm biết ngồi, chậm biết bò. Do đó, bố mẹ hãy xem xét liệu bé có bị thiếu canxi hay không. Cho bé bú đầy đủ sữa mẹ hoặc ăn thêm sữa chua, phô mai trong trường hợp sữa mẹ không đủ để đảm bảo nguồn canxi cần thiết cho bé.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bé 8 tháng tuổi cần 500ml sữa và 3 bữa ăn dặm mỗi ngày. Trường hợp mẹ vẫn đủ sữa thì tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn còn nếu mẹ không đủ sữa hoặc phải đi làm thì có thể cho bé bổ sung thêm sữa công thức (chú ý hàm lượng canxi cần thiết có trong sữa). Bên cạnh đó, mỗi bữa ăn dặm của bé 8 tháng tuổi cần đảm bảo đủ 20g bột gạo, 20g thịt (hoặc trứng, cá, tôm, cua…) kết hợp thêm rau xanh, củ quả. Chú ý đa dạng các loại thịt và rau xanh để kích thích khả năng ăn uống của bé.
  • Thường xuyên cho bé tắm nắng sớm khoảng 20 phút giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D tăng cường khả năng hấp thu canxi.
  • Thực tế một số bé đến 9- 10 tháng tuổi mới biết ngồi nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Đừng vì sốt ruột mà bắp ép bé ngồi, việc bắt bé ngồi khi xương chưa đủ vững có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống của bé. Có thể kích thích khả năng vận động của bé bằng một số trò chơi vận động đơn giản như xoay người, đạp chân tay,…
  • Để giúp bé tập ngồi dễ dàng hơn, bố mẹ có thể lấy gối xếp chồng lại và để bé ngồi ở giữa hoặc ôm bé dựa vào người. Sử dụng gối tập ngồi chuyên dụng cũng là một cách giúp bé quen dần cảm giác lấy thăng bằng và thẳng lưng, giúp bé tập ngồi dễ dàng hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho bé.
  • Chỉ cho bé tập bò sau khi bé đã học được cách ngồi vững. Đầu tiên, hãy để bé tập bò trên giường trước bằng cách đặt đồ chơi mà bé thích ở phía trước với cự ly gần rồi khuyến khích bé bò đến lấy. Trường hợp bé chưa biết dùng lực để bò thì bố mẹ có thể giữ chân bé chuyển động về phía trước và lấy đồ vật. Từ đó, giúp bé học được chuyển động tay chân để đưa người về phía trước.
  • Nếu thời gian kéo dài bé vẫn không học được cách ngồi hay bò thì bố mẹ có thể đưa bé đến gặp chuyên gia nhi khoa để được thăm khám, kiểm tra và có lời khuyên cụ thể cho tình trạng của bé.

Những cột mốc phát triển của bé 8 tháng tuổi có thể giúp bố mẹ dễ dàng biết được bé 8 tháng biết làm gì. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bố mẹ đã có được lời đáp cho câu hỏi “bé 8 tháng biết làm gì” đồng thời có thêm được những lời khuyên, cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng bé 8 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *