Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Bé chậm mọc răng nên làm gì?

bé 9 tháng chưa mọc răng

Thông thường khi bước sang tháng thứ 6, bé yêu sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên, trong 1 năm đầu đời, bé sẽ mọc được khoảng 6 chiếc răng và sau 2 năm tuổi, bé sẽ mọc được 20 chiếc răng chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, thực tế quá trình mọc răng ở mỗi bé lại có những thay đổi khác nhau, có bé mọc răng sớm nhưng cũng có trường hợp bé 9 tháng chưa mọc răng.

Vậy bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Bé chậm mọc răng nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có được lời giải đáp chính xác nhất!

Quy trình mọc răng của bé

Thông thường, chiếc răng hàm đầu tiên của bé sẽ “nhú” lên khi bé được 13- 19 tháng tuổi (đối với hàm trên) và khi bé được 14- 18 tháng tuổi (đối với hàm dưới). Chiếc răng thứ hai sẽ mọc khi bé được 25- 33 tháng tuổi (đối với hàm trên) và khi bé được 23- 31 tuổi (đối với hàm dưới).

Quy trình mọc răng của bé

Từ khi mọc chiếc răng đầu tiên cho đến khi được 2 năm tuổi, bé sẽ mọc đủ 20 chiếc răng chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Răng hàm của bé mọc trong 2 năm đầu đời là răng hàm sữa nên chỉ tồn tại cho đến năm bé 6 tuổi. Sau 6 tuổi, răng sữa của bé sẽ bắt đầu rụng và mọc răng vĩnh viễn.

Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?

Thông thường, sau khi bé được 6 tháng tuổi, bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. Nếu bé 9 tháng chưa mọc răng thì có nghĩa là bé mọc răng chậm.

Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không

Tuy nhiên, thực tế, không phải quá trình mọc răng của bé nào cũng giống nhau, có bé mọc sớm nhưng cũng có bé mọc muộn. Quá trình này có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như vấn đề di truyền, tình trạng sức khỏe, việc bổ sung canxi trong thời gian mang thai của mẹ, chất lượng sữa mẹ, bé được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa công thức,…

Với bé 9 tháng chưa mọc răng, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. 

Trường hợp bé mọc răng chậm nhưng vẫn ăn tốt ngủ ngoan, hoạt động bình thường thì bố mẹ nên xem xét trong gia đình trước đây có ai mọc răng chậm không. Nếu có thì có thể bé cũng mọc răng chậm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của bé xem có thiếu dưỡng chất nào không (đặc biệt là canxi).

Trường hợp bé mọc răng chậm kèm theo những biểu hiện như hay quấy khóc, không chịu bú hay ăn uống, ngủ không nhiều, giấc ngủ không sâu thì hãy đưa bé đến gặp chuyên gia nhi khoa để được thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bé 9 tháng chưa mọc răng nên làm gì?

Để làm giảm nguy cơ bé mọc răng chậm do thiếu hụt dinh dưỡng, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần ăn uống đa dạng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi.

Trường hợp bé 9 tháng chưa mọc răng, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục, giúp bé nhanh chóng mọc răng như:

Thay đổi thói quen chăm sóc bé hàng ngày

  • Bổ sung thêm canxi và vitamin D (hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn), nên tham khảo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên sử dụng phù hợp.
  • Thường xuyên cho bé tắm nắng vào buổi sáng (trung bình từ 15- 30 phút) để cơ thể tổng hợp vitamin D, tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Cho bé 9 tháng tắm nắng để nhanh mọc răng

Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày

  • Trẻ 9 tháng tuổi đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi đồng thời duy trì cho bé bú sữa mẹ tối thiểu đến khi bé được 12 tháng tuổi bởi sữa mẹ không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho bé mà còn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình mọc răng của bé
  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi chậm mọc răng cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố chất đạm, đường, tinh bột và chất béo,… 
  • Bổ sung thêm các loại hoa quả tươi, có thể nghiền nát hoặc ép lấy nước dễ uống để cung cấp thêm các vitamin tốt cho sức khỏe của bé
  • Ngoài sữa mẹ và sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính, bố mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phô mai
  • Tập thói quen cho bé ăn uống theo thời gian biểu, hạn chế ăn vặt
  • Duy trì bổ sung 500- 800ml sữa mỗi ngày, không pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ,… và đặc biệt là nước khoáng tránh làm giảm hấp thu canxi
  • Cho bé ngủ đủ giấc, khuyến khích bé vận động để kích thích bé ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình phát triển và ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng.

Bé 9 tháng chưa mọc răng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên để hạn chế nguy cơ biến chứng xấu về sau, bố mẹ nên cho bé đến gặp chuyên gia nhi khoa nếu bé 9 tháng chưa mọc răng kèm theo những biểu hiện như quấy khóc, không chịu bú hay ăn uống, ngủ không nhiều, giấc ngủ không sâu. Bên cạnh đó để thúc đẩy quá trình mọc răng của bé, bố mẹ cũng nên áp dụng thêm một số phương pháp thay đổi thói quen hàng ngày cũng như cải thiện chế độ dinh dưỡng của bé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *