Bình giảng khổ thơ thứ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Đề bài: Bình giảng khổ thơ thứ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Mở bài: Bình giảng khổ thơ thứ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Tình yêu là đề tài lớn trong thi ca, nó đến với ta không hề quá mới lạ như con mưa xuân tắm mát ngọn cỏ xanh khiến cho nó bật dậy mạnh mẽ và căng tràn sức sống. Đề tài tình yêu đã có từ rất lâu nhưng ở mỗi gian đoạn, mỗi thời đại lại có những định nghĩa, những cách cảm, cách nghĩ khác nhau. Trong chiến tranh, tình yêu gắn bó với đất nước, tạo thành một sức mạnh, một điểm tựa to lớn. Trong thơ hiện đại, tình yêu là tiếng lòng, tiếng nói của con tim, là hơi thở đồng điệu, là khúc nhạc hồn nhiên, say mê, là lời giục giữ sống hết mình. Nếu Xuân Diệu được coi là ông hoàng của thơ tình thì Xuân Quỳnh xứng đáng là “nữ hoàng của tình yêu” với nhiều thi phẩm hay và đặc sắc, dễ đi vào cảm thức mong manh, tinh tế.

binh giang kho tho thu sau trong bai tho song cua xuan quynh 44

Thân bài: Bình giảng khổ thơ thứ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Trong thi phẩm này, độc giả ấn tượng sâu sắc với khổ thơ thứ sáu:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũn nghĩ

Hướng về anh – một phương

Tình yêu cao đẹp không riêng gì sự nhớ nhung mà còn phải có lòng chung thủy, đó là tiền đề tiến tới hạnh phúc trọn vẹn, riêng sự thơ mộng và lãng mạn, tình yêu không phải qua chông gai, thử thách, điều quan trọng và to lớn hơn hết là phải mạnh mẽ, sáng suốt vượt qua.

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

binh giang kho tho thu sau trong bai tho song cua xuan quynh 33

Câu thơ là một cách tân nghệ thuật độc đáo. Cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau tiếp nối câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dạt vào xúc cảm. Nghệ thuật đối “xuôi – ngược” càng làm cho màu tình yêu thêm đậm đà. Ở đây, dòng cảm xúc đã được thể hiện trọng vẹn, từ Bắc chí Nam là không gian rộng lớn, mênh mang, tựa tình yêu bao la và khoảng cách xa vời. Lẽ thường phải nói là “xuôi nam”, “ngược bắc” nhưng Xuân Quỳnh đã sáng tạo, chuyển đổi thành xuôi bắc – ngược nam vẽ nên cây cầu trúc trắc, địa thế gập ghềnh, vạn vật thay đổi, vũ trụ biến thiên đến không ngờ, tình yêu làm đảo lộn tất cả. Dù bao khó khăn, nhưng lòng chung thủy của em vẫn không hề thay đổi, vẫn hướng về anh. Cấu trúc câu ghép “Dẫu… thì” càng tô đậm hơn sự sắt son: Dẫu thế nào thì em vẫn mãi nhớ về anh vẫn mãi như vậy, vẫn mãi yêu anh. Đó là một lời khẳng định chắc chắn đến lạ thường. Ca dao ta có câu:

Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Thật như vậy:

Hướng về anh một phương.

binh giang kho tho thu sau trong bai tho song cua xuan quynh 2

Trái tim em như chiếc la bàn chỉ hướng đặc biệt, không ngại núi, e sông, luôn chỉ về phương anh dù muôn vàn cách trở. Trời đất có tứ phương: Đông – Tây – Nam – Bắc nhưng tình yêu đã là cho Xuân Quỳnh có sự sáng tạo riêng đó là “phương anh”, phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. Xuân Quỳnh đã buộc chặt sao “sợi nhớ, sợi thương” về phương anh đã trở thành “hệ quy chiếu” của cuộc đời em. “Phương anh” như một động lực, như một đích đến mà em âm thầm mơ ước, khát khao.

Kết luận: Bình giảng khổ thơ thứ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Kết thúc khổ thơ này, ta nghe tiếng sống vẫn vỗ rì rào như lời thủ thỉ, tâm sự của trái tim người con gái. Dù Xuân Quỳnh đã đi xa nhưng con sóng “thủy chung” của chị dẫu ngàn năm vẫn còn vỗ “trái tim em mãi yêu anh ngay cả khi ngừng đập” bởi cái chết có thể kết thúc một đời người nhưng không thể kết thúc một tình yêu. Nữ sĩ ấy sống mãi cùng sóng lòng, sóng thơ và Sóng!

 

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *