Bổ sung acid folic trước khi mang thai để phòng tránh dị tật thai nhi

0
646

Khi mang thai, nếu thiếu acid folic sẽ dẫn đến tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi, cũng như tăng tỉ lệ dị tật ở các cơ quan khác. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bắt đầu bổ sung acid folic từ trước khi mang thai. Quá trình bổ sung cần 4 tuần mới có thể cải thiện tình trạng thiếu acid folic trong cơ thể. và phát huy tác dụng phòng tránh những khiếm khuyết của thai nhi. Nhưng thông thường, các bà mẹ khi biết mình mang thai là thai kì sang tuần thứ 4, lúc này đã qua giai đoạn bổ sung acid folic tốt nhất. Vì vậy, bạn nên bắt đầu bổ sung acid folic trước khi mang thai 3 tháng (muộn nhất là 1 tháng), dừng bổ sung vào thời kì đầu thai. Nếu cần, có thể bổ sung cả thời kì mang thai.

Axit folic là gì?

Acid folic là loại vitamin nhóm B tan trong nước, không ổn định khi gặp ánh sáng, nhiệt độ cao mất hoạt tính. Acid folic giúp cơ thể sản sinh ra tế bào mới, đặc biệt là hồng cầu, axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ chuẩn bị mang thai. Thiếu axit folic rất dễ gây ra các bệnh liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh, gây dị tật bẩm sinh của thai nhi hoặc hiện tượng thiếu một phần não ở thai nhi.

Bổ sung acid folic chỉ mang tính chất phòng tránh, dành cho trường hợp thiếu acid folic thông thường. Vì vậy, nếu bạn không thiếu acid folic, trước hoặc trong thai kì không bổ sung cũng không dẫn đến khiếm khuyết ở thai nhi.

bo sung axit folic truoc khi mang thai de phong tranh di tat thai nhi 1

Nên bổ sung mỗi ngày 0,4 mg

Tổ chức y tế thế giới khuyên bà mẹ mang thai nên bổ sung 0,4 mg acid folic mỗi ngày.

Từ trước khi mang thai đến đầu thai kì, bạn nên bổ sung ít nhất 0,4 mg acid folic mỗi ngày. Đến giữa thai kì, cuối thai kì, mỗi ngày bổ sung từ 0,4 đến 0,8mg.

Chú ý, không được dùng quá liều (mỗi ngày không được vượt quá 1 mg), nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

3 Quy tắc bổ sung acid folic

Việc lựa chọn loại thuốc và cách uống, tốt nhất nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ uống thuốc tránh thai, thuốc chống co giật, trong thời gian dài trước khi mang thai, từng sinh con có khuyết tật ống thần kinh, nên điều chỉnh lượng acid folic mỗi ngày cho phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng viên bổ sung acid folic trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi ẽm, nếu không hấp thụ đủ kẽm, thai nhi sẽ kém phát triển. Vì thế, khi bổ sung acid folic cũng phải chú ý bổ sung kẽm.

Axit folic có trong thực phẩm nào?

Tuy có rất nhiều loại thực phẩm chứa acid folic nhưng lượng acid folic hấp thụ từ thực phẩm là rất ít. Nếu muốn hấp thụ được acid folic trong thức ăn, phải giảm thời gian lưu trữ và đun nấu.

axit folic co trong thuc pham nao 1

Mẹ bầu nên bổ sung axit folic trực tiếp bằng các loại thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu axit folic, các mẹ chuẩn bị mang thai hoặc bầu có thể tham khảo nhé:

  1. Cam: Giàu axit folic, cam còn là nguồn dồi dào của chất xơ và vitamin C. Nó vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể.
  2. Sữa, chế phẩm từ sữa: Ngoài axit folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  3. Măng tây: Trong các loại rau quả, măng tây chứa hàm lượng folate cao nhất. 5 cây măng tây chứa khoảng 1000 microgram axit folic. Khi chế biến, bạn nên hạn chế nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất.
  4. Rau bina: Hàm lượng axit folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn nhiều trong thai kỳ.
  5. Bông cải xanh: Xếp sau măng tây và rau bina, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng khác cho thực đơn ăn uống hằng ngày của bà bầu giúp bổ sung thêm lượng folate cần thiết. Bà bầu còn có thể yên tâm ngăn ngừa hiện tượng táo bón khi ăn nhiều món rau này.
  6. Lòng đỏ trứng: Vitamin A, vitamin D, axit folic tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà.
  7. Đậu tương: Các loại đậu chứa lượng folate dồi dào, cao nhất phải kể đến đậu tương. Các chế phẩm từ đậu tương: Sữa đậu nành, đậu phụ,…
  8. Khoai tây: Ngoài axit folic, khoai tây còn chứa kẽm hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.
  9. Ngũ cốc thô: Đây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn cơ thể hấp thu tốt lượng chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác.
  10. Quả bơ: Một nửa quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, hơn nữa còn rất giàu chất béo lành mạnh axit béo omega 3 cực tốt cho tim mẹ và não bé.

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here