BSC là gì? BSC là một công cụ quản lý hiệu quả và toàn diện được các doanh nghiệp sử dụng cho các loại hình kinh doanh khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc không biết BSC và muốn tìm hiểu thêm về BSC thì bài viết này chính là dành cho bạn.
Vậy BSC là gì? 4 viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng là gì? Top 4 lợi ích lớn nhất mà BSC mang lại cho doanh nghiệp là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
- 1 1. Khái niệm BSC là gì?
- 2 2. Lý do ra đời của mô hình BSC là gì?
- 3 3. Bốn viễn cảnh của Thẻ điểm cân bằng – BSC là gì?
- 4 4. Tầm ảnh hưởng của Thẻ điểm cân bằng BSC trên thế giới như thế nào?
- 5 5. Bốn lợi ích lớn nhất mà mô hình BSC mang lại cho doanh nghiệp là gì?
- 6 6. Doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào?
- 7 Lời kết
1. Khái niệm BSC là gì?
BSC chính là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Balanced Scorecard – được hiểu trong tiếng Việt là Thẻ điểm cân bằng. BSC được xem là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, giúp đơn vị đo lường được các mục tiêu của mình.
Mô hình BSC được các tổ chức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ sử dụng nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức. Bởi vì mô hình BSC giúp nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khái niệm BSC là gì?
Thẻ điểm cân bằng BSC với bốn viễn cảnh bao gồm: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển đã giúp cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai.
2. Lý do ra đời của mô hình BSC là gì?
Vào những năm trước thập kỷ 90, hệ thống quản trị của hầu hết các công ty vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính và ngân sách để đo lường mức độ thành công.
Tuy nhiên, điều đó chưa phản ánh hết được bức tranh tổng thể về hiệu quả hoạt động của tổ chức. Một hệ thống đánh giá chỉ nhìn vào các con số thì sẽ có xu hướng chỉ tập trung vào ngắn hạn.
Về bản chất, các chỉ số tài chính chỉ là kết quả cuối cùng phản ánh sự đã rồi, nó giống như người lái xe chỉ nhìn vào gương chiếu hậu thay vì nhìn về phía trước để lái xe.
Lý do ra đời của BSC là gì?
Do vậy, các nhà quản trị cần một công cụ đánh giá tối ưu và toàn diện hơn để có thể cân bằng được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, xác định thứ tự ưu tiên cho các nguồn lực, phòng ban và cân nhắc đến cả các tài sản vô hình khác như văn hóa doanh nghiệp và lòng trung thành của khách hàng, v.v…
Tin vui là đầu những năm 1990, hai Giáo sư tại trường Đại học Harvard là Tiến sĩ Kaplan & Norton đã lần đầu tiên nghiên cứu và phát triển hệ thống Balanced Scorecard, viết tắt là BSC.
Giáo sư Kaplan và Norton đã phát hiện ra rằng các tài sản vô hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và đóng góp vào hiệu quả hoạt động của rất nhiều công ty.
Hai giáo sư tin rằng nếu các công ty muốn cải thiện hiệu quả quản lý các tài sản vô hình như thương hiệu, nguồn nhân lực, văn hóa, năng lực tổ chức, sự trung thành của khách hàng, họ phải tích hợp việc đo lường các tài sản vô hình vào hệ thống quản trị của mình.
Hình ảnh minh họa BSC là gì? (nguồn: Internet)
Ngay sau khi biết được mô hình BSC là gì, hàng nghìn đơn vị doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới đã tiến hành áp dụng BCS để đo lường hiệu quả hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Sau hơn 20 năm, trong kết quả khảo sát toàn cầu về các công cụ quản lý năm 2011 do hãng tư vấn Bain công bố, Thẻ điểm cân bằng BSC đã lọt vào Top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Được biết BSC đứng vị trí thứ 6, thông tin từ Eduviet.vn.
3. Bốn viễn cảnh của Thẻ điểm cân bằng – BSC là gì?
Như đã đề cập, bốn khía cạnh trong mô hình BSC lần lượt là: Tài chính (Financial), Khách hàng (Customer), quy trình nội bộ (Internal Business Processes) và Học hỏi – phát triển (Learning & Growth). Mô hình được trình bày như hình bên dưới.
Hình ảnh minh họa mô hình BSC gồm 4 khía cạnh
Nhìn chung, Kaplan và Norton đã phân tích mô hình BSC như trên. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản 4 viễn cảnh này như sau:
- Tài chính: doanh nghiệp đo lường và giám sát các yêu cầu & các kết quả về tài chính;
- Khách hàng: đo lường và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu về các kết hoạt động đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng;
- Quá trình nội bộ: đo lường & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các quá trình trọng yếu trong nội bộ doanh nghiệp hướng đến khách hàng;
- Học tập & phát triển: tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân viên, nâng cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này để duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
4. Tầm ảnh hưởng của Thẻ điểm cân bằng BSC trên thế giới như thế nào?
Thẻ điểm cân bằng BSC được sử dụng rộng rãi trong các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới. Hơn 50% các công ty lớn của Mỹ, Châu Âu, Châu Á đang áp dụng thẻ điểm cân bằng.
Xu hướng này vẫn đang tăng nhanh và thậm chí mở rộng ra đến các khu vực Trung Đông và Châu Phi. Thẻ điểm cân bằng cũng đã được các biên tập viên của Harvard Business Review chọn là một trong những ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất trong 75 năm qua.
5. Bốn lợi ích lớn nhất mà mô hình BSC mang lại cho doanh nghiệp là gì?
5.1 BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn
Thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard) cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định.
Kết quả thực hiện các yếu tố mục tiêu này chính là các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp bạn.
5.2 BSC giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp
Khi đã có bộ khung là mô hình BSC, mọi kế hoạch dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để dễ dàng xây dựng. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang thống nhất đi chung một hướng mà không có dự án nào bị lãng phí cả.
5.3 BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp
Khi đã có một bức tranh chiến lược hoàn chỉnh – tất cả chiến lược được “vẽ” trên một mặt giấy, bạn sẽ dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ.
Mô hình BSC không những giúp đối tác và nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm,… của các thước đo bạn đang thực hiện.
5.4 BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo
BSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.
6. Doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào?
Thẻ điểm cân bằng mang đến cho các nhà quản lý và các quan chức cấp cao trong các tổ chức một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bạn có thể hình dung rằng, một doanh nghiệp sẽ sử dụng thẻ điểm cân bằng để kết nối những yếu tố của bức tranh chiến lược lại. Các yếu tố đó bao gồm:
- Sứ mệnh (mục đích của bạn), tầm nhìn (những gì bạn mong muốn)
- Các giá trị cốt lõi (những gì bạn tin tưởng)
- Phạm vi cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và nguồn lực chiến lược
- Các mục tiêu chiến lược (hoạt động cải tiến liên tục),
- Chỉ tiêu hiệu suất trọng yếu – KPI
- Sáng kiến đột phá (dự án giúp bạn đạt được mục tiêu).
Doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào?
Đối với việc thực thi các hoạt động, Doanh nghiệp sẽ sử dụng BSC như công cụ để:
- Truyền đạt những gì họ đang cố gắng thực hiện
- Sắp xếp công việc hàng ngày của mọi người được hoạch định bởi chiến lược
- Ưu tiên các dự án, sản phẩm và dịch vụ
- Đo lường và giám sát tiến trình hướng tới các mục tiêu chiến lược.
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu BSC là gì? Chúng tôi tin tưởng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về BSC là gì và cách thức mà mô hình này được áp dụng để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
>>> Xem thêm: SOP là gì? Cập nhật quy trình SOP đa lĩnh vực 2020
(Nguồn tài liệu tham khảo: Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế)