Các bài tập thai giáo cho mẹ bầu

0
463

Bài tập thai giáo cho mẹ bầu – bài 1: Chuyện kể thời thơ ấu

  • Chủ đề: Nói về ngôi nhà thơ ấu của bạn.
  • Công cụ: Sổ ghi chép.
  • Người tham gia: Mẹ.
  • Thời gian: 40 phút, một lần trong tháng.

Trong bài tập này, bạn sẽ trở lại nơi mình từng sống sáu năm đầu tiên của cuộc đời qua dòng chảy thời gian của tâm hồn. Đó có thể là một căn nhà cấp bốn, một căn hộ chung cư, một nông trang hoặc bất kỳ loại hình kiến trúc và nơi ở nào. Nhớ lại quá khứ giúp bạn có thể dễ dàng khơi dậy những tình cảm sâu kín trong lòng mình. Nếu đó là những tình cảm tiêu cực, chúng được giải quyết ổn thỏa cũng sẽ giúp bạn trở thành người mẹ tốt nhất. Nếu là tích cực, những tình cảm này có thể nhắc nhở bạn luôn chú ý đến nhu cầu của thai nhi.

Thực hành 15 phút, sau đó bạn hãy lấy sổ ghi chép ra, thực hiện năm bước sau đây:

1. Viết ra từng căn phòng của ngôi nhà trong ký ức bạn, bắt đầu viết từ căn phòng bạn nhớ rõ nhất.

2. Vẽ sơ đồ nhà cũ của bạn, gồm cầu thang, cửa sổ, đồ đạc, cây cối và tất cả chi tiết bạn có thể tưởng tượng.

3. Trở về nhà cũ của bạn nhờ sự trợ giúp của sơ đồ này. Vận dụng tất cả cảm quan, cố gắng làm sống lại ngôi nhà thơ ấu của bạn. Ghế sopha gì? Đệm ghế làm bằng gì? Bạn ngửi thấy gì trong nhà bếp? Phòng ngủ của bạn? Phòng chứa đồ? Bạn thích nơi nào nhất? Trên tường có tranh ảnh, lịch hay đồng hồ treo tường không? Bạn giấu món đồ yêu thích nhất ở đâu?

4. Trả lời những câu hỏi dưới đây để tìm hiểu những tình cảm sâu kín của bạn đối với ngôi nhà cũ của mình:

– Không cho phép tôi động đến những món đồ gì?

– Không cho phép tôi tới những nơi nào?

– Tôi nhớ đã từng khóc trong những căn phòng nào? Đã xảy ra chuyện gì?

– Tôi nhớ đã từng vô cùng tức giận trong những căn phòng nào? Đã xảy ra chuyện gì?

– Tôi nhớ đã từng rất gần gũi thân thiết với cha hoặc mẹ trong những căn phòng nào?

– Tôi nhớ đã từng nghe trộm những điều không nên nghe trong những căn phòng nào?

Bây giờ hãy đến bên cạnh cửa sổ phòng ngủ của bạn và nhìn ra ngoài. Bạn nhìn thấy gì? Hãy nhìn thật kỹ khu đất trống và nhà cửa bên đường, nhìn sang bên phải, bên trái. Nhìn sự thay đổi của mùa. Tiếp tục nhớ lại thời gian bạn trải qua bên khung cửa sổ này. Những thứ nhìn thấy từ khung cửa này mang lại cho bạn ấn tượng rất mạnh phải không? Nếu thế, hãy cố gắng miêu tả tỷ mỷ cảnh vật mà bạn nhìn thấy.

Bài tập thai giáo cho mẹ bầu – bài 2: Hình ảnh

  • Chủ đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ.
  • Công cụ: sổ ghi chép và ảnh (hoặc những ký ức dạng như ảnh).
  • Người tham gia: Mẹ.
  • Thời gian: 60 phút, một lần trong tháng.

Trong bài tập này, bạn sẽ tiếp tục nhớ lại quan hệ giữa bạn và cha mẹ, anh chi em trong thời thơ ấu của mình. Bức ảnh gia đình cũ (hoặc ký ức của bạn về chúng) sẽ là “tấm vé” giúp bạn quay về quá khứ. Giống bài tập trước, nhớ lại và giải quyết xung đột trong quá khứ có thể giúp tâm hồn bạn được giải phóng, làm cho bạn càng yêu và đón nhận đứa con sắp ra đời nhiều hơn. Hồi tưởng thời thơ ấu hạnh phúc có thể gợi dậy sự nhiệt tình của bạn dành cho thai nhi, kích thích sự cộng hưởng của bạn, giúp mối liên hệ giữa bạn và gia đình trở nên bền chặt hơn.

Nếu bạn có album ảnh hoặc những bức ảnh hồi nhỏ, hãy đem ra làm bài tập thai giáo cho mẹ bầu. Những bức ảnh bạn tìm nếu có càng nhiều thành viên trong gia đình càng tốt. Nếu không tìm thấy ảnh cũ, hãy dùng vài phút tưởng tượng nếu giờ trên tay bạn có một tấm ảnh gia đình hồi nhỏ thì nó sẽ như thế nào.

thai giao day con tu trong bung me 1

Đừng lo là ký ức của bạn có giống trong ảnh hay không, ấn tượng trong tim bạn có chính xác hay không đều có  thể giúp bạn hoàn thành bốn bước sau của bài tập:

1. Một mặt hãy nhìn kỹ bức ảnh gia đình hoặc nhớ lại ấn tượng đối với những bức ảnh đó; mặt khác cố hết sức trả lời tường tận những câu hỏi sau:

Những bức ảnh này phải chăng có một công thức hay chủ đề giống nhau: ví dụ, có phải bạn luôn đứng cạnh cha mẹ? Nếu thế, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ?

Có phải luôn có người không xuất hiện trong ảnh? Đó có phải là người chụp bức ảnh hay không? Bạn có cảm giác gì với người không xuất hiện trong ảnh?

Những bức ảnh này có những nhóm nhỏ phải không? Ví dụ; có phải bạn và em gái luôn đứng cạnh nhau? Hoặc mẹ bạn luôn đứng cùng cha bạn? Có phải trong trong tay mẹ bạn luôn bế một em bé?

Có phải mọi người trong ảnh đứng không chạm vào nhau, mỗi người một nơi, hay bạn thấy mọi người thường rất thân mật, gần gũi với nhau?

Hãy học ngôn ngữ cơ thể trong bức ảnh. Người nhà bạn có thể đứng hoặc ngồi rất gần nhau, nhưng đầu của họ nghiêng về hoặc tránh xa một ai đó.

Trong ảnh ai là tiêu điểm chú ý của mọi người?

Tìm một bức ảnh cha hoặc mẹ bạn đang làm một việc gì đó, ví dụ đang vẽ hay làm vườn. Hoạt động đó ảnh hưởng thế nào đến cá tính của họ và bản thân bạn ngày hôm nay?

Miêu tả nét mặt từng người. Nếu yêu cầu bạn dùng một loại động vật để hình dung mỗi người trong ảnh, bạn sẽ chọn loại vật nào?

2. Lấy bất kỳ một cảnh tượng nào đó trong thời thơ ấu của bạn, hình dung ra một bức ảnh gia đình lý tưởng theo trí tưởng tượng của bạn. Bạn có thể tưởng tượng cảnh tượng của ngày sinh nhật, bữa cơm tất niên hoặc một buổi chiều hè bên hồ bơi. Nếu không nghĩ ra, bạn có thể dùng chữ viết, mũi tên, đường nét và bất kỳ cách nào có thể giúp bạn vẽ ra cảnh tượng chính xác.

Sau khi vẽ xong, viết ra suy nghĩ và cảm giác của bạn.

3. Vẽ một bức tranh cha và mẹ bạn với tư thế đặc trưng nhất của họ, mặc bộ đồ bạn quen thuộc nhất, tay cầm món đồ quen thuộc hoặc ôm vật nuôi bạn yêu thích. Bạn có thể vẽ vô cùng tỷ mỷ chính xác, cũng có thể chỉ phác họa đường nét, bạn cũng có thể dùng chữ viết, mũi tên hay bất kỳ cách nào có thể giúp bạn nắm được bầu không khí trong đó để giải thích bức tranh. Sau khi vẽ xong hãy viết ra suy nghĩ và cảm giác của mình.

4. Tìm một bức ảnh cha mẹ bạn cãi nhau và một bức họ tỏ ra thân mật âu yếm. Nếu không có những bức ảnh như vậy, hãy dùng trí tưởng tượng của bạn.

Sau khi bạn thực hiện xong bốn bước trên, thử nghĩ xem bạn đã đạt được những gì. Nếu nó gợi lại ký ức đau khổ thì hãy nói với bản thân, bạn sẽ không để nó xảy ra trong gia đình mình, sau đó để những hồi ức đó biến mất. Nếu bạn nhớ lại những điều đẹp đẽ thì hay nghĩ, bạn sẽ dùng những kinh nghiệm này như thế nào để dẫn dắt cuộc sống trước mắt mình.

Bài tập thai giáo cho mẹ bầu – bài 3: Điều chỉnh tâm lý khi mang thai

  • Chủ đề: Cảm giác của bạn về chuyện mang thai.
  • Công cụ: sổ ghi chép và khích lệ.
  • Người tham gia: Mẹ.
  • Thời gian: Mỗi tuần hai lần cho đến khi bạn thích cảm giác có thai.

Bây giờ chúng ta đã biết chắc rằng sự phát triển tâm sinh lý của thai nhi không chỉ chịu ảnh hưởng của việc ăn uống, hít thở của mẹ, mà còn chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm, cảm giác và tư tưởng của mẹ.

Ngược lại, suy nghĩ tiêu cực hoặc bất mãn có thể làm cơ thể bạn sinh ra những thay đổi thần kinh không tốt, và những thông tin tiêu cực này sẽ nhanh chóng truyền đến thai nhi. Tâm trạng luôn thay đổi trong thai kỳ lúc vui vẻ, hạnh phúc, lúc lo lắng, ưu phiền.

Ví dụ, bạn sẽ lo lắng liệu mình có đủ sức làm một người mẹ tốt hay không, hoặc lo việc nuôi dưỡng một đứa trẻ sẽ làm tăng gánh nặng tài chính của mình, sợ sẽ sảy thai hoặc sức khỏe của thai nhi không tốt… Có khi bạn mang thai hết sức bất ngờ nên thấy mình chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý, hay sợ em bé sẽ mang lại nhiều phiền phức cho cuộc sống của bạn.

Những cảm giác tiêu cực này rất bình thường, bạn chỉ cần biết thai nhi cần nhất là tình yêu và sự đón nhận của bạn. Để con yêu nhận được nhiều tình cảm tích cực, bạn cần phải điều chỉnh cảm xúc của mình một cách hiệu quả nhất.

Để tinh thần thật thoải mái bạn hãy tự tạo những bài trắc nghiệm, câu hỏi đáp và tự mình trả lời. Bạn sẽ thấy tình hình tốt lên rất nhiều, ví dụ với những câu hỏi:

  1. Tôi có muốn mang thai bây giờ không?
  2. Thời điểm này có thích hợp để tôi sinh con không?
  3. Chồng tôi có cảm giác gì khi tôi mang thai?
  4. Chồng tôi nghĩ sao khi có một đứa con?
  5. Cha mẹ tôi có cảm giác gì khi tôi mang thai.
  6. Tôi nên điều chỉnh tâm trạng như thế nào?
  7. Tôi nên xử trí vấn đề tài chính như thế nào?
  8. Con yêu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp của tôi? Đối với mối quan hệ giữa tôi và chồng?

bai tap thai giao cho me bau

Trong điều kiện bình thường cách này có thể giúp bạn giải quyết những nghi hoặc nào? Nếu bạn vẫn còn nhiều câu hỏi khó không thể giải quyết vấn đề mang thai cũng như thực hành các bài tập thai giáo cho mẹ bầu, hoặc trách nhiệm làm cha mẹ, chúng tôi khuyên bạn hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ tâm lý.

Tư vấn của chuyên gia về các bài tập thai giáo cho mẹ bầu

Sau khi mang thai hai tuần, phôi thai bước vào giai đoạn phân hóa các cơ quan, lúc này, thai nhi dễ bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài nhất nên các bà mẹ thường bị sảy thai vào thời điểm này. Trong thời kỳ nguy hiểm này, các thai phụ phải cẩn trọng hành vi, cử chỉ hàng ngày của mình:

Chú ý không được cơ thể ở trong một trạng thái quá lâu, tránh làm nhiều lần động tác dùng lực ở eo; không được đạp xe, ngồi trên xe, lái xe quá lâu để tránh sảy thai sớm, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử sảy thai; nên tránh các vận động, di chuyển mạnh; phải nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, tiết chế quan hệ tình dục; hết sức tránh tiếp xúc với đồ điện gia dụng và điện thoại di động, tránh gây tổn hại cho thai nhi; sởi và cảm cúm là một trong những nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi, phải chú ý phòng tránh; tránh dùng thuốc, nếu bắt buộc phải dùng nên theo chỉ dẫn của bác sĩ; tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại và chất phóng xạ.

Từ tuần thứ tư đến tuần thứ bảy của thai kỳ thường xuất hiện phản ứng thai nghén, thời gian, triệu chứng, mức độ phản ứng khác biệt theo từng người, biểu hiện thông thường là buồn nôn, ăn không ngon, buồn nôn khi bụng rỗng, váng đầu mệt mỏi, không thể ngửi mùi dầu mỡ hoặc các mùi lạ… Những phản ứng thường dẫn đến tâm trạng tiêu cực của thai phụ, gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Tuy thai nhi và hệ thần kinh của mẹ không có mối liên hệ trực tiếp, nhưng vẫn có sự trao đổi giữa máu và tuyến nội tiết, tâm trạng không tốt của mẹ khiến một số chất hóa học trong cơ thể thay đổi, từ đó tạo bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Bởi thế, thai phụ phải giữ tâm trạng vui vẻ, ổn định, sinh hoạt theo giờ giấc, bảo đảm ngủ đủ thời gian, tránh để cơ thể và tinh thần quá mệt mỏi; tìm cách giảm nhẹ sự khó chịu do phản ứng thai nghén gây ra, có thể đổi màu sắc trong phòng thành màu xanh lá cây, vừa làm giảm căng thẳng tinh thần lại có thể cải thiện chức năng cơ thể, làm giảm nhiệt độ da, giảm nhịp tim, hô hấp ổn định, thư giãn tâm lý; bảo đảm đủ oxi, hàng ngày nên đi bộ ở những nơi nhiều cây cối hoặc trong rừng.

Về phương diện ăn uống nên chọn những món ăn thanh đạm ngon miệng và dễ tiêu hóa, ăn theo nhu cầu, không cần quá quan tâm vấn đề thiếu dinh dưỡng; uống nhiều nước để chất độc trong cơ thể có thể kịp thời bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu. Trong thời gian thực hành các bài tập thai giáo cho mẹ bầu, bố và mẹ nên tạm thời ngưng quan hệ tình dục vì thời kỳ này rất dễ sảy thai.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here