Các giai đoạn cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách.

Ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 thời kỳ phù hợp với sự phát triển chung của bé:

  • Giai đoạn 1: (Thời kỳ 1 ( 5 – 6 tháng tuổi)
  • Giai đoạn 2: (7 – 8 tháng tuổi)
  • Giai đoạn 3: (9 – 11 tháng tuổi)
  • Giai đoạn 4: (12 – 18 tháng tuổi)

Đây là bốn giai đoạn giúp bạn điều chỉnh độ cứng của đồ ăn phù hợp với sự phát triển của trẻ. Độ thô của thức ăn tăng dần. Giai đoạn thường đắt đầu 5~6 tháng kéo dài đến18 ~ 24 tháng tùy bé.

1. Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng tuổi “Giai đoạn nuốt chửng”

  • Đây là giai đoạn trẻ không cử động nhiều môi và lưỡi. Trẻ ngậm miệng đưa thức ăn về phía cổ họng rồi nuốt chửng.
  • Ăn dặm đúng cách giai đoạn 1: Hãy quan sát tình trạng này của trẻ và bắt đầu cho ăn dặm dần dần từ một ngày một lần một thìa. Gia đoạn này trẻ vẫn chưa nghiền nát được thức ăn trong miệng nên chúng ta chế biến đồ ăn nhuyễn và dễ nuốt. Chúng ta chỉ cho ăn khi trẻ đói.

2. Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi “Giai đoạn nhai trệu trạo”

  • Giai đoạn này, trẻ dùng lưỡi và hàm trên để nghiền nát thức ăn. Cử động giống như khi ta đang càu nhàu. Trẻ có thể nghiền nát thức ăn dặm dạng hạt mềm bằng lưỡi.
  • Ăn dặm đúng cách giai đoạn 2: Một ngày, bạn cho trẻ ăn hai lần, việc cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng là điều quan trọng để trẻ biết được nhiều vị và cảm nhận bằng lưỡi.

3. Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng tuổi “Giai đoạn nhai tóp tép”

  • Giai đoạn này trẻ nghiền nát đồ ăn bằng phía trong lợi. Mặc dù lúc này trẻ chưa mọc răng nhưng cử động hàm của trẻ giống như đang nhai. Vì vậy, trẻ 9-11 tháng tuổi có thể ăn được những đồ cứng mà có thể dùng lợi để nghiền nát.
  • Ăn dặm đúng cách giai đoạn 3:  Bố mẹ nên tạo ra thói quen về bữa ăn dặm cho trẻ thành 1 ngày ăn 3 lần. Tạo không khí ăn uống vui vẻ cho trẻ cùng gia đình cũng rất quan trọng.

4. Giai đoạn 4: 12 – 18 tháng tuổi “Giai đoạn nhai thành thạo”

  • Ở giai đoạn này: Có lúc trẻ cho quá nhiều thức ăn vào miệng hay phồng mồm trợn mắt để ăn nhưng dần dần trẻ sẽ học cách đưa thức ăn vừa phải vào miệng của mình. Thời kỳ này, trẻ có thể ăn được những đồ ăn cứng mà có thể cắn bằng lợi.
  • Ăn dặm đúng cách giai đoạn 4: Chúng ta tạo cho trẻ nhịp điệu sinh hoạt xung quanh bữa ăn dặm của trẻ. Trẻ bắt đầu ăn bằng tay nên giai đoạn này cũng cần tạo cho trẻ hứng thú tự mình ăn.

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm đúng cách:

  • Từ từ, không đột ngột. Tập cho bé quen dần với một thức ăn mới.
  • Lúc đầu chỉ cần bé nếm chút thôi, nữa muỗng, một muỗng là đủ. Ngày hôm sau, tiếp tục với món đó và tăng dần số muỗng lên.
  • Dùng chén và muỗng đút ăn tốt hơn là cho vào bình bú, vì bé sẽ bỏ vú mẹ.
  • Trộn dần 2 món, rồi 3 món thức ăn để có thức ăn hỗn hợp
  • Nếu bé thích tự ăn một mình múc ăn hoặc bốc ăn cũng cho phép, miễn là rữa sạch tay cho bé. Đừng gò ép bắt ngồi vào bàn ăn ngay ngắn, mang khăn ăn… làm bé khó chịu, biến bữa ăn thành cực hình.
  • Thức ăn phải tươi, chén dĩa sạch.
  • Cho ăn ít, nhưng nhiều lần.
  • Gồm đủ 4 nhóm thức ăn: bột, đạm, dầu, rau xanh – trái cây

6 điểm chú ý khi cho bé ăn dặm đúng cách

Với cả mẹ và bé, ăn dặm đều là trải nghiệm đầu tiên nên hãy chú ý tuân thủ 6 điểm dưới đây

– Căn cứ vào thể trạng của con mình: Sự phát triển ở mỗi trẻ khác nhau nên bạn không cần ép buộc trẻ vào tiêu chuẩn ăn dặm nào cả.

– Bạn đừng sốt ruột: Nếu mẹ cảm thấy lo lắng, sốt ruột, điều đó sẽ truyền sang trẻ, mất đi không khí vui vẽ khi ăn dặm. Bạn cố gắng bình tĩnh.

cac giai doan cho tre an dam kieu nhat dung cach

– Cân bằng dinh dưỡng theo đơn vị 2 ~ 3 ngày: Chú ý cho trẻ ăn dặm cân bằng dinh dưỡng nhưng sẽ khó khăn nếu mỗi ngày đều phải chú ý. Bạn hãy cân bằng dinh dưỡng theo đơn vị 2 ~ 3 ngày.

– Quan sát thái độ của trẻ: Bạn vừa nói “ngon quá nhỉ” vừa xem thái độ của trẻ khi ăn dặm một món mới. Để ý phản ứng cơ thể của trẻ.

– Không so sánh với trẻ khác: Mỗi trẻ phát triển khác nhau và sở thích ăn uống khác nhau nên đừng so sánh con mình với trẻ khác trong quá trình ăn dặm.

– Tạo cho trẻ miền vui khi ăn uống: Từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ có cảm hứng và mối quan tâm đến bữa ăn. Bạn cần cho trẻ thử nhiều vị khác nhau trong bầu không khí vui vẻ để nuôi dưỡng tâm hồn ăn uống của trẻ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *