NỘI DUNG TÓM TẮT
- 1 Catalog là gì? Catalog và Catalogue có gì khác nhau không? Một số bí quyết thiết kế Catalog đẹp
Catalog là gì? Catalog và Catalogue có gì khác nhau không? Một số bí quyết thiết kế Catalog đẹp
Các doanh nghiệp ngày nay chẳng những chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn phải để tâm rất nhiều đến marketing và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp. Do đó không khó hiểu khi thuật ngữ Catalog dần xuất hiện và được mọi người quan tâm tìm hiểu bởi vì nó là một yếu tố quan trọng thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp.
Vậy Catalog là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với sản phẩm của doanh nghiệp? Khi thì có người dùng Catalog, khi khác lại Catalogue, vậy chúng có sự khác biệt gì hay không?
Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời nhé!
Catalog là gì?
Là một trong những yếu tố được doanh nghiệp coi trọng trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, Catalog (Tạm dịch là Danh mục, Mục lục) hiểu trên góc độ kinh tế có nghĩa là danh sách hàng hóa, dịch vụ được mô tả cụ thể đi kèm hình ảnh minh họa, giá cả sản phẩm thể hiện dưới dạng ấn phẩm hoặc trực tuyến.
Một số nhà Catalog Marketing giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng khi họ đảm nhiệm việc mang hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng đến công chúng.
Catalog là gì?
Theo định nghĩa từ Wikipedia, Catalog là một ấn phẩm quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty đến khách hàng. Thiết kế catalog để quảng bá dịch vụ, sản phẩm là công việc quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số, lợi nhuận của công ty và cũng là xây dựng thương hiệu phát triển bền vững và dài hạn cho doanh nghiệp mới và nhỏ.
Mỗi doanh nghiệp thông thường đều tiến hành thiết kế Catalog đối với bộ sản phẩm, dịch vụ mà họ kinh doanh và nó nằm trong bộ nhận diện thương hiệu của họ.
Catalog hay Catalogue mới đúng?
Đây là câu hỏi hỏi nhiều người thắc mắc, ngay cả Admin ban đầu vẫn rất tò mò về vấn đề này. Trong các trang rao vặt, tìm việc hoặc các tài liệu chuyên ngành chính thông ta vẫn thường xuyên bắt gặp cả 2 thuật ngữ “Catalog” và “Catalogue”. Vậy, trong 2 cách viết này, đâu là cách viết đúng, 2 thuật ngữ này có gì khác nhau hay không?
Catalog vs Catalogue
→ Câu trả lời đó là Cả 2 cách viết này đều đúng và 2 thuật ngữ này có nghĩa tương đương nhau thôi!
Phân tích về cách viết của Catalogue, âm đuôi -ue bắt nguồn từ công ước hậu tố của tiếng Hy Lap. Tiếng Anh mượn nhiều từ tiếng Hy Lạp và các ngôn ngữ khác, nên không có gì ngạc nhiên khi hậu tố này cũng được chuyển sang tiếng Anh hiện đại. Catalogue và Catalog đều chỉ là biến thể chính tả của cùng 1 từ mà thôi!
Catalogue là cách viết chuẩn của tiếng Anh – Anh, trong khi Catalog là cách viết chuẩn bằng tiếng Anh – Mỹ. Do đó, bạn có thể quan tâm đến đối tượng người đọc là ai để quyết định sử dụng Catalogue hay Catalog cho phù hợp nhé.
Các loại Catalog phổ biến hiện nay
Như đã đề cập trong phần đầu tiên về Catalog, chúng ta đã biết có 2 loại Catalog phổ biến hiện nay, đó là Catalog trực tuyến (điện tử) và Catalog dưới dạng ấn phẩm (giấy).
-
Catalog dưới dạng in ấn
Một Catalog giấy thường bao gồm trang bìa thông báo loại hàng hóa mà nó chứa, tiếp theo là thông tin về các mặt hàng. Một số Catalog có một danh mục sản phẩm duy nhất, chẳng hạn như quần áo, số khác thì có thể bao gồm bộ sưu tập hàng hóa đa dạng.
Catalog dưới dạng ấn phẩm
Các danh mục chứa hình ảnh và mô tả của các mặt hàng, cũng như giá cả và thông tin đặt hàng. Một số Catalog đi kèm với mẫu đơn đặt hàng và phong bì đã được dán sẵn tem. Đây là một trong những hình thức khá phổ biến ở giai đoạn trước.
Các nhà sản xuất sẽ gửi Catalog đến đại lý, khách hàng lựa chọn mẫu mình thích, ghi lại mã vào mẫu đơn đặt hàng và gửi về địa chỉ mua hàng. Một số trường hợp khách hàng sẽ gọi điện và đặt hàng qua điện thoại.
-
Catalog online (E-Catalog)
Để tiết kiệm chi phí in ấn, gửi thư và cho phép các nhà bán lẻ có thể cập nhật giá, sản phẩm và chương trình khuyến mãi nhanh hơn, các doanh nghiệp đã dần chuyển sang thiết kế catalog online.
Các sản phẩm được nhóm lại với nhau và hiển thị tương tự như Catalog dưới dạng in ấn, nhưng người tiêu dùng có thể sắp xếp các mặt hàng theo bộ lọc. Khách hàng có thể mua hàng ngay lập tức với giỏ hàng online và thanh toán trực tuyến.
E-Catalog
Ngày nay, có không ít các công ty chỉ sử dụng nền tảng digital để thiết kế và phân phối catalogue của mình với mục đích quảng bá sản phẩm.
Thiết kế catalogue online thường được xuất bản dưới định dạng PDF, để nhanh chóng và dễ dàng gửi tới khách hàng.
Ưu điểm của catalogue online là không lo bị giới hạn về số trang cũng như chi phí phân phối rất rất thấp. Hơn thế nữa, việc chia sẻ và quảng bá catalog cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần tải nó lên website của mình mà thôi.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của catalogue online có thể kể đến đó là việc giảm khả năng tương tác trực tiếp của người xem so với bản in Catalog.
Các thành phần cơ bản của Catalogue?
Một quyển Catalog thường được kết hợp bởi nhiều thành phần khác nhau. Nhưng những thành cốt lõi nhất luôn cần được đảm bảo như ảnh bìa trước, bảng nội dung và ảnh bìa sau.
Các thành phần của Catalog
Tùy thuộc vào tính chất sản phẩm của công ty và yêu cầu của dự án, các thành phần chủ yếu bao gồm:
- Ảnh bìa trước
- Trang giới thiệu: Mô tả, quảng cáo
- Bảng nội dung:Phần, đề mục, số trang, các danh mục chính
- Các trang: Thông tin, ảnh sản phẩm, dịch vụ
- Trang cuối: Mô tả, quảng cáo, ghi chú
- Ảnh bìa sau
Cách làm Catalogue
Giấy in Catalogue
Một trong những việc bạn cần đối mặt giải quyết khi lựa chọn tạo Catalog dưới dạng bản in đó là CHỌN GIẤY IN. Loại giấy bạn chọn sẽ ảnh hưởng đến tinh thần chung của một bản thiết kế Catalog. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số loại giấy dùng để in ấn Catalog để bạn tham khảo.
- Giấy Couches
Giấy Couches bóng, mịn, độ cứng cao, bám mực tốt, rất bắt mắt. Đây là loại giấy in catalogue thông dụng và phổ biến nhất. Bền – Đẹp – Chi phí hợp lý chính là ưu điểm của loại giấy này.
Hình ảnh minh họa giấy couches
- Giấy Bristol
Đây là loại giấy bìa không tráng phủ nhưng tráng láng 2 mặt. Loại giấy in này khá thích hợp cho in offset.
Hình ảnh minh họa giấy Brisol
- Giấy mỹ thuật
Nếu bạn chú trọng đến tính sang trọng của catalogue thì giấy mỹ thuật có lẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Có nhiều loại giấy mỹ thuật khác nhau như láng bong, gân,…Cần cân nhắc về chi phí khi lựa chọn loại giấy này bởi giá của nó không rẻ.
Danh thiếp in nổi trên giấy mỹ thuật
Khổ giấy thiết kế Catalogue
Bên cạnh giấy in, tiếp đến bạn cần phải lựa chọn khổ giấy phù hợp. Một số loại khổ giấy như sau:
- 5.5 x 8.5 inch
Kích cỡ cho catalog cao và mỏng. Lý tưởng để trưng bày hình ảnh sản phẩm và một đoạn mô tả ngắn. Thường được sử dụng bởi các công ty đồng hồ và trang sức.
- 6 x 6 đến 6×9 inch
Các danh mục hình vuông hoặc hình chữ nhật. Thường được sử dụng để mô tả sản phẩm / dịch vụ với tính năng tối thiểu.
Các loại khổ giấy Catalog
- 8.5 x 11 đến 9×12 inch
Phổ biến nhất trong các ngành may mặc và thời trang.
- 12×12 inch
Kích thước tiêu chuẩn lớn nhất cho catalog. Được sử dụng khi có số lượng lớn sản phẩm/dịch vụ.
Quy trình thiết kế Catalogue
- Xác định mục đích:
Catalogue này để làm gì? Khi nào cần? Đối tượng sử dụng là ai?
- Xác định các yếu tố:
Lên kế hoạch cho các yếu tố bạn muốn truyền đạt trong catalogue.
- Tạo nội dung có ý nghĩa
- Giữ cho catalog đơn giản:
Việc quá tải thông tin vào catalog thường được thực hiện để thỏa mãn mong muốn truyền tải của chính bạn. Nhưng, nó luôn phản tác dụng!
- Lên kế hoạch
Khi đã hoàn thành nội dung, các hình ảnh sẽ được thu thập. Lên kế hoạch trước về hình ảnh sử dụng và bổ sung khoảng trống cần thiết.
Quy trình thiết kế Catalog
- Phác thảo ý tưởng:
Phác thảo ý tưởng trên giấy có thể mang đến nhiều ý tưởng. Sau khi ý tưởng sáng tạo đã được thông qua, bạn chỉ việc vẽ lại trên máy tính!
- Hoàn chỉnh:
Khi catalog đã được phê duyệt cả bản sao và hình ảnh, giờ là lúc bạn hoàn thiện sản phẩm của mình. Thực hiện các điều chỉnh để làm cho catalogue rực rỡ và thu hút hơn, dễ đọc, dễ hiểu hơn.
- Chọn giấy in:
Chọn giấy in Catalogue là giấy không tráng? Mềm? Mờ hay có độ bóng cao? Đừng đánh giá thấp trải nghiệm xúc giác của người dùng khi họ tiếp xúc với Catalogue.
- In Catalogue & Đóng quyển
Tổng hợp các bí quyết thiết kế Catalog đẹp
Việc thiết kế các catalogue tưởng như đã sớm bị lụi tàn nhưng bằng một cách nào đó chúng vẫn đem lại những hiệu quả nhất định trên môi trường online. Thách thức hiện tại đối với mỗi một nhà thiết kế đồ họa là làm sao để có được những ấn phẩm catalogue phù hợp với sự thay đổi liên tục của môi trường marketing.
Các bí quyết thiết kế Catalog cơ bản
Dưới đây là 8 mẹo thiết kế catalogue mà trang Uplevo.com đã đề xuất, Susi.vn tổng hợp lại và sẽ gợi ý cho bạn dưới đây:
- Màu sắc trong catalog cần phù hợp với nội dung.
Lấy một ví dụ, một thiết kế catalogue cho các cửa hàng nội thất cao cấp, thường phải khắc họa được sự sang trọng bằng việc áp dụng màu sắc như vàng gold, nâu trầm, xám, đen trắng,… Ngược lại, thiết kế catalogue cho các sản phẩm kẹo trẻ em thì cần thể hiện được yếu tố vui vẻ, áp dụng các màu sắc tươi sáng.
- Đừng trộn lẫn các typeface.
Bạn chỉ nên sử dụng từ 1 cho tới 2 font chữ thân thuộc nhất, bạn nên tạo ra sự nhấn nhá trong cách thể hiện khác biệt ở đây bằng cách làm đậm chữ hoặc làm nghiêng chữ (bold và italic). Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một font chữ có chân cho phần tiêu đề và font chữ không chân cho phần thân đoạn, miễn sao trông chúng không quá rời rạc với nhau. Đừng trộn lẫn các typeface khi thiết kế catalogue
- Hình ảnh là tất cả.
Các hình ảnh có độ nét cao với ánh sáng ổn định và phông nền thanh lịch nên là những sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế Catalog của bạn và sử dụng độ phân giải hình ảnh từ 300dpi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn các dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp để giúp hình ảnh sản phẩm của bạn thêm thu hút.
- Tạo sự nhất quán trong thiết kế.
Thiết kế catalogue là một sản phẩm nằm trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Khách hàng sẽ nhận ra brand của bạn chỉ từ hình ảnh của sản phẩm, bố cục thiết kế, màu sắc, nếu catalogue của bạn được thiết kế nhất quán với hình ảnh thương hiệu, tạo sự nhất quán khi thiết kế catalogue.
- Áp dụng các kỹ thuật về khoảng trắng trong thiết kế.
Khoảng trắng là một trong những điểm mà bạn cần tận dụng. Thử tưởng tượng xem, bạn sẽ rất mệt mỏi và nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với một Catalog chỉ toàn chữ với chữ thôi đúng không? Đúng vậy, nên đừng làm điều đó với khách hàng của bạn, để cho mắt của người đọc được nghỉ ngơi qua những hình ảnh sống động và khoảng trắng cần thiết, viết ít chữ thôi với nội dung phù hợp.
Kỹ thuật khoảng trắng trong thiết kế
- Cân nhắc các chất liệu sử dụng cho catalogue.
Bạn có những sự lựa chọn – giấy đa năng hoặc giấy nền trơn để thiết kế cho catalogue. Giấy đa năng có ưu điểm là vô cùng nhẹ nhàng đem đi đem lại, còn loại giấy nền trơn kia thì có thể bảo vệ cho catalogue của bạn, có độ bền cao hơn.
- Viết những phần mô tả sản phẩm thật thu hút.
Các thông tin chính như giá cả, chất liệu, chất lượng cần được trau chuốt. Ngoài ra bạn cũng có thể viết một đoạn tips nhỏ hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm của bạn một cách hiệu quả.
Một phần mô tả sản phẩm thành công không chỉ cung cấp được những thông tin chi tiết và “đắt giá” về sản phẩm của bạn mà còn có những khuyến khích và hướng dẫn cách thức khách hàng của bạn mua sắm sản phẩm. Bạn hiểu ý rồi chứ?
Mô tả sản phẩm thu hút
- Giữ cho thiết kế catalogue có sự thu hút.
Bí quyết cuối cùng là hãy giữ cho thiết kế catalog của bạn có sự thu hút. Điều này nói thì đơn giản, làm thì khó hơn một tí. Tuy nhiên, bạn chỉ cần làm làm tốt các bí quyết ở trên thì tự khắc catalog của bạn sẽ có một tổng thể hài hòa, điều bạn cần làm chỉ là tạo thêm một vài đường nét thu hút và điểm nhấn phù hợp với ý tưởng thương hiệu doanh nghiệp của bạn.
Lời kết
Bài viết xin kết thúc tại đây. Chúng tôi hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được câu hỏi Catalog là gì. Một lần nữa, xin nhắc lại Catalog và Catalogue đều là những thuật ngữ giống nhau, chỉ cần cân nhắc đối tượng người đọc để lựa chọn từ nào phù hợp thôi bạn nhé.
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc bài viết này. Nếu có bất cứ bình luận gì hay những góp ý để thiết kế mẫu Catalogue đẹp hơn trong tương lại, xin mời bạn cứ liên hệ với chúng tôi nhé!
>>> Xem thêm: Critical thinking là gì? Một số điều bạn nhất định phải biết tại đây nhé