CFA là gì? Chứng chỉ CFA được đánh giá cao hơn MBA đúng không?

CFA là gì mà cứ mỗi tháng 6 hoặc tháng 12 hàng năm, hàng nghìn người trên khắp thế giới sẽ tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ CFA các cấp độ. Tờ báo Financial Times chỉ ra các số liệu lịch sử cho thấy chỉ gần một nửa trong số những người dự thi sẽ lấy được chứng chỉ này, những người còn lại thì không.

Vậy CFA là gì? Chứng chỉ CFA có bao nhiêu cấp độ và độ khó như thế nào? Điều kiện để thi CFA là gì? Có một vài luồng thông tin còn cho rằng người có CFA được đánh giá cao hơn cả bậc thạc sĩ MBA. Vậy thông tin này thực sự là thế nào?

Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này và muốn tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc bài viết này ngay nhé, những nội dung dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng. 

1. CFA là gì?

Trả lời nhanh: 

CFA là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Chartered Financial Analyst. Đây là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.

Cụ thể:

CFA là tên gọi của một Hiệp hội được thành lập vào năm 1947 với tên gọi lúc đầu là FAF (Financial Analysts Federation). Sau nhiều lần đổi tên thì đến năm 2004, Hiệp hội chính thức dùng tên gọi CFA (Chartered Financial Analyst).

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đồng thời, CFA -Chartered Financial Analyst còn là tên một chứng chỉ tài chính chuyên nghiệp được cấp bởi Viện CFA. Chứng chỉ này gồm ba cấp độ (level) và được cấp cho các nhà phân tích tài chính với mục tiêu đo lường năng lực và đạo đức nghề nghiệp của họ liên quan đến các lĩnh vực như kế toán, kinh tế, đạo đức, quản lý tiền và phân tích chứng khoán.

2. Con đường chinh phục CFA như thế nào?

Ở các nước có nền kinh tế tài chính phát triển, việc thành lập các hiệp hội chuyên nghiệp là điều tất yếu, đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của tri thức tiên tiến. Các hiệp hội thành lập để giúp các thành viên có thể kết nối và định hướng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn bộ nền kinh tế xã hội thế giới.

CFA cũng thành lập trên cơ sở ấy, cũng giống như các hiệp hội như ACCA và CIMA, CFA được thành lập để kết nối các thành viên đam mê đầu tư, tạo điều kiện để họ có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau liên kết phát triển.

Với mục đích ấy, CFA hiện nay đã tạo được uy tín lớn trên thị trường và được biết đến ở hơn 130 quốc gia. Các thành viên của CFA đều được biết đến về kiến thức sâu về đầu tư, kinh nghiệm và đặc biệt CFA rất chú ý đến đạo đức nghề nghiệp.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

CFA cung cấp 2 chương trình học chủ yếu: chương trình CFA và chương trình CIPM. Ở Việt Nam, học viên chủ yếu theo học CFA, tuy nhiên số người có chứng chỉ CFA tại Việt Nam hiện nay chỉ khoảng hơn 30 người.

Để được công nhận là thành viên của CFA là một vinh dự rất lớn và đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trước hết, học viên phải đăng ký là học viên của CFA và thi đậu 3 cấp độ của chương trình CFA(trong trường hợp học viên chọn học CFA), được khảo sát và theo dõi về đạo đức nghề nghiệp và phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.

Thử thách đầu tiên trên con đường chinh phục CFA là bạn phải vượt qua 3 kỳ thi của CFA. Tỷ lệ đậu CFA toàn cầu thường thấp hơn 40%, do đó có thể nói đây là bước khởi đầu khá gian nan nhưng cũng không phải là không chinh phục được. 

3. Điều kiện để đăng ký tham dự kỳ thi CFA 

Theo thông tin từ Viện CFA, thí sinh muốn đăng ký thi phải thỏa mãn các điều kiện cốt lõi như sau:

  • Thí sinh đã hoàn thành Đại học hoặc là sinh viên năm cuối chương trình Đại học hay các chương trình học tương đương.
  • Thí sinh là sinh viên năm cuối có thể đăng ký kỳ thi Level 1. Tuy nhiên, để thi Level 2, thí sinh cần hoàn thành chương trình học trước thời điểm đăng ký thi.
  • Thí sinh có 4 năm kinh nghiệm làm việc, các công việc không cần liên quan đến mảng đầu tư – tài chính. Lưu ý rằng CFA chỉ công nhận 4 năm kinh nghiệm mang tính chất “toàn thời gian”.
  • Ngoài yêu cầu về trình độ học vấn, ứng viên còn phải có các giấy tờ hợp lệ như hộ chiếu quốc tế, hoàn thành bài đánh giá bằng tiếng Anh, đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh chuyên nghiệp và sống tại một quốc gia tham gia tổ chức thi.

4. Chương trình CFA bao gồm những gì?

4.1 Format Kỳ thi

Thông tin từ Wikipedia cho biết, chương trình CFA bao gồm 3 kỳ thi được tổ chức tại các test center (trung tâm tổ chức thi) trên toàn thế giới. Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện dự thi, thí sinh sẽ có ba kỳ thi level 1, level 2, level 3. Họ phải vượt qua được tuần tự cả 3 level để trở thành CFA charterholder. 

Format CFA như thế nào?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: FTMSGlobal)

Để thống nhất trên toàn thế giới tất cả các kỳ thi chỉ sử dụng duy nhất tiếng Anh, bài thi diễn ra trong vòng 6 giờ đồng hồ (buổi sáng: 3 giờ, buổi chiều 3 giờ), và diễn ra gần như đồng thời trên toàn thế giới để tránh trường hợp lộ đề thi. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, chẳng hạn kỳ thi level 1 tháng 12/2019 test center Hongkong đã phải lùi lại sau 3 ngày do tình hình biểu tình.

4.2 Nội dung thi của từng level

  • Kỳ thi level 1: là các câu hỏi trắc nghiệm và được tổ chức vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm
  • Kỳ thi level 2: tập trung vào bài tập là các trường hợp thực tế cụ thể, nhưng vẫn ở dạng câu hỏi trắc nghiệm. Các case sẽ bao gồm một set of question chứ không độc lập như ở level 1. Kỳ thi chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm
  • Kỳ thi level 3: gồm 2 phần, phần thi buổi sáng là những câu hỏi yêu cầu phân tích và trả lời chi tiết bằng tự luận, đây là phần thi khó nhất trong chương trình CFA. Phần thi buổi chiều gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Kỳ thi chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm.

4.3 Nội dung chương trình học CFA

Nội dung chương trình của CFA bao gồm 10 môn học chính, có thể tổng hợp các môn học CFA theo các nhóm chủ đề như sau:

  • Investment analysis (Công cụ dùng để phân tích cho quyết định đầu tư): Quantitative methods, Economics, Corporate Finance, Financial Reporting and Analysis;
  • Investment tools (Những công cụ/ Những sản phẩm tài chính bạn có thể đầu tư): Equity Investments, Fixed Income, Derivatives, Alternative Investments;
  • Investment management (Quản lý danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất): Portfolio management and Wealth Planning;
  • Investment code of conduct (Đảm bảo mọi hoạt động kiếm tiền của bạn đúng pháp luật): Ethical and Professional Standards

5. CFA sẽ thay thế cả MBA trong tương lai đúng không?

Theo thông tin từ Financial Times, khối lượng kiến thức khổng lồ mà các thi sinh CFA cần phải tiếp thu khiến cho tỷ lệ đỗ không cao, lịch sử dữ liệu cho thấy hơn một nửa số thí sinh dự thi trên toàn cầu sẽ trượt và số lượng những người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam chỉ tầm 30 người. 

CFA hay MBA ?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Những số liệu trên kết hợp với xu hướng tri thức hiện nay càng giúp chứng tỏ rằng người sở hữu chứng chỉ này có thể nhận được thành quả tương xứng.

Giáo sư Mark Shackleton ngành tài chính tại ĐH Lancaster cho rằng, trong ngành tài chính, CFA sẽ sớm có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với MBA. Quá ấn tượng với xu hướng này, trường Lancaster mới đây đã triển khai một chương trình đặc biệt nhằm giúp sinh viên chuẩn bị cho kỳ thi CFA Level I.

Do vậy, đã xuất hiện một số lập luận rằng người nào hoàn thành cả 3 cấp độ và được đặt 3 chữ cái CFA sau tên của họ sẽ có được lợi thế lớn hơn cả những thạc sĩ có bằng MBA.

CFA hay MBA?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Song, không phải cử nhân nào cũng được khuyên là nên tham gia lấy chứng chỉ CFA kể cả họ đã đạt đủ điều kiện dự thi hoặc đã hoàn tất xong khóa học nói trên. Bởi vì một số lý do như sau:

Theo Nitin Mehta, giám đốc điều hành khu vực Châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Viện CFA nói rằng, 25%  số người đăng ký học CFA trên toàn thế giới không xuất hiện tại các kỳ thi.

Bên cạnh, Ông còn cho biết thêm bởi vì chương trình học “khắc nghiệt” cùng khối lượng kiến thức “khổng lồ’ khiến nhiều người cảm thấy họ chưa sẵn sàng. “Chỉ có 1 trong 5 người tham gia vào con đường này trở thành CFA charter holders, tức là hoàn thành cả 3 cấp độ”. 

Chứng chỉ CFA

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nhìn lại chương trình thạc sỹ, rõ ràng MBA khác hoàn toàn với CFA. Các ứng viên sẽ khó có thể thi đậu vào một chương trình MBA danh giá nào đó nhưng khi đã trúng tuyển thì họ hoàn toàn có thể tự tin sẽ sở hữu được chứng chỉ MBA.

Vậy để trả lời câu hỏi: Chứng chỉ CFA được đánh giá cao hơn MBA đúng không? Đáp án sẽ nên là: Không thể tranh cãi rằng CFA tốt hơn hay MBA tốt hơn. Mỗi chứng chỉ đều có những khối lượng kiến thức tiên tiến và hữu ích đối với người học. Tùy vào mục tiêu và lĩnh vực mà học viên muốn hướng đến mà cân nhắc lựa chọn chương trình phù hợp.

Nếu bạn còn đang thắc mắc cần sự giúp đỡ rằng: “Không biết mình có phù hợp với CFA hay không?” Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 7 bước giúp bạn quyết định: Có nên theo đuổi CFA? tại đây

Kết luận

Qua bài viết, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu về CFA là gì? Nội dung chương trình học cùng format kỳ thi CFA cũng bao gồm trong bài viết này. Cuối bài viết, chúng ta cùng nhau biết thêm những lập luận và so sánh giữa MBA và CFA.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công và lựa chọn được cho mình chương trình học phù hợp.

>>> Xem thêm: P/E là gì? Thế nào là một P/E tốt? 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *