Sự phát triển của công nghệ hiện nay dẫn đến thay đổi rất nhiều từ cách thức kinh doanh đến đầu tư. CFD là gì? sẽ là câu hỏi được đặt ra cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm cách thức đầu tư khác với truyền thống. Giao dịch CFD không cần bỏ nhiều chi phí đầu tư mà lại có nhiều khả năng đầu tư trực tuyến ở bất cứ đâu.
CFD (Hợp đồng chênh lệch) là một dạng giao dịch giữa bên mua và bán bán. Lợi nhuận của các trader nhờ vào sự chênh lệch giá khi mở và đóng tài khoản. Đây là sàn giao dịch khác biêt, nó cho phép trader kiếm tiền mà không cần sở hữu tài sản.”
Để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ Sàn giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD là gì, Totvadep.com mời bạn tham khảo ngay nội dung của bài viết dưới đây.
CFD là một sàn giao dịch, nhân tố quan trọng thực hiện các giao dịch nói chung và giao dịch Hợp đồng chênh lệch nói riêng là trader. Vì thuật ngữ trader sẽ được sử dụng xuyên suốt trong bài viết này nên để giúp bạn đọc hiểu ý nghĩa của CFD, trước tiên hãy xem trader là gì?
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Trader là gì?
Trader nghĩa là Nhà giao dịch. Traders là những người thực hiện các giao dịch trên thị trường ngoại hối hoặc thị trường chứng khoán. Nhà giao dịch thực hiện các giao dịch thương mại trên tài sản của họ (bao gồm đòn bẩy) hoặc số tiền nhận từ nhà đầu tư mà nhà giao dịch đang quản lý.
Nhà giao dịch kiếm tiền trên sự thay đổi giá công cụ mà anh ta đang giao dịch. Nhà giao dịch phân tích tình hình trên thị trường tài chính, dựa trên các dữ liệu phân tích để đặt lệnh.
2. CFD là gì?
Đầu tiên cần phân tích, CFD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Contract For Difference”, nghĩa là Hợp đồng chênh lệch. Về cơ bản, CFD là một hợp đồng chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng.
2. Giao dịch CFD là gì?
Để hiểu một cách đơn giản CFDs là gì và cách thức giao dịch CFD ra sao, trader hãy liên tưởng đến đầu tư truyền thống. Nếu muốn đầu tư vào một công ty, trước tiên trader cần mua cổ phiếu của công ty đó bằng giá cổ phiếu hiện tại. Nếu muốn đầu tư bất động sản hoặc vàng chẳng hạn, việc trader cần làm là mua ít nhất vài ounce vàng hoặc 1 căn nhà. Sau đó chờ đến khi giá của chúng tăng lên và bán ra với mức giá cao hơn để ăn lợi nhuận từ sự chênh lệch này.
Tương tự như vậy, đối với giao dịch CFD, trader sẽ thực hiện giao dịch với mức giá hiện tại đợi đến khi giá tài sản trên thị trường có sự biến động (tăng hoặc giảm) để nhận được lợi nhuận từ sự chênh lên này.
4. Làm sao để tham gia thị trường CFDs
Hãy bỏ qua những thuật ngữ kinh tế rắc rối như “hợp đồng chênh lệch” hay “tài sản cơ sở” nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về CFD. Hiểu với góc nhìn của giao dịch cơ bản sẽ đơn giản hơn nhiều. Giao dịch CFDs là khả năng tạo ra lợi nhuận từ xu hướng tăng hoặc giảm giá cả của thị trường
Để tham gia vào thị trường CFD, trước tiên các traders cần thực hiện:
- Mở tài khoản giao dịch với một sàn CFD.
- Tải phần mềm hoặc nền tảng giao dịch CFD mà sàn chứng khoán sử dụng.
- Chọn tài sản mà trader muốn giao dịch.
- Dự đoán giá tài sản sẽ tăng hay giảm.
Ví dụ minh họa: Giả sử giá của một ounce vàng hiện tại là 1000 USD và trader nghĩ rằng giá vàng sẽ tăng lên. Trong trường hợp đó, trader có thể mở lệnh ‘mua’ hay ‘long position’, nghĩa là trader mở vị thế giao dịch tại một mức giá nhất định với hy vọng mức giá này sẽ tăng lên trong tương lai; Sau đó, đóng lệnh giao dịch (hoặc ‘bán’) với mức giá cao hơn và kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Như vậy, nếu mở lệnh giao dịch khi giá vàng là 1000 USD. Sau đó, đóng lệnh giao dịch khi giá vàng đạt mốc 1.150 USD thì trader đã kiếm được 150 USD lợi nhuận (Xin lưu ý đây chỉ là một ví dụ đơn giản. Ta sẽ tìm hiểu cách tính lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch CFD chi tiết hơn ở những phần sau của bài viết).
Ngược lại, nếu nghĩ rằng giá vàng sẽ giảm, trader có thể mở lệnh ‘bán’ trên nền tảng giao dịch. Đây được gọi là ‘short position’, nghĩa là trader mở lệnh giao dịch dựa trên dự đoán rằng giá của một tài sản sẽ giảm, sau đó, đóng lệnh giao dịch (hoặc ‘mua’ lại tài sản) và kiếm lời từ sự chênh lệch này.
Như vậy, nếu mở vị thế bán CFD khi giá vàng là 1000 USD, sau đó, đóng vị thế khi giá vàng là 900 USD thì trader sẽ kiếm được 100 USD lợi nhuận.
Giao dịch CFDs dựa trên giá của thị trường, vì thế trader đầu tư thành công cần hiểu rõ và biết chính xác biến động lên xuống của thị trường.
5. Phân biệt CFD với giao dịch truyền thống
Hợp đồng chênh lệch này khác với giao dịch truyền thống ở những điều cơ bản sau:
Đầu tiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa giao dịch CFD và đầu tư truyền thống là CFD là một hàng hóa phái sinh- tức là trader không thực sự cần phải sở hữu tài sản. CFDs phản ánh giá của tài sản cơ sở và dựa vào đó, trader có thể dự đoán biến động giá trong tương lai.
Thứ hai, nếu các giao dịch truyền thông, trader chỉ thu được lợi nhuận khi giá của sản phẩm đầu tư tăng lên. Nếu giá giảm, nhà đầu tư sẽ phải chịu các khoản thua lỗ hoặc bán ngay để tối thiểu hóa khoản lỗ nếu thị trường lao dốc không phanh. Rõ ràng, giao dịch CFD không giống với điều này, bởi vì nó cho phép nhà đầu tư giao dịch cả hai chiều bất kể thị trường đang lên hay đang xuống.
Điểm khác biệt thứ ba của giao dịch mới này so với giao dịch truyền thống là Tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu xem đây là gì.
6. Tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD
Đòn bẩy này có nghĩa là bạn được phép giao dịch với khối lượng lớn mà số tiền vốn tương ứng ban đầu rất nhỏ.
Tùy vào các loại tài khoản mà có các tỷ lệ đòn bẩy khác nhau. Trader với tài khoản Professional có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 500 lần số dư tài khoản hiện có. Trong khi đó, trader với tài khoản retail có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 30 lần số vốn hiện có trên một số công cụ giao dịch.
Như vậy, với mức đòn bẩy là 1:30, nếu có 1.000 USD trong tài khoản, thì trader có thể mở vị thế giao dịch giá trị 30 USD cho mỗi 1 USD trong tài khoản. Tức là trader có thể thực hiện lệnh giao dịch có giá trị lên tới 30.000 USD mà chỉ cần 1000 USD vốn.
Hãy xem phân tích của XTB – online trading (thuộc tập đoàn XTB) về hoạt động đầu tư dưới đây:
Phân tích ví dụ Barclays: 10.000 cổ phiếu Barclays đó có giá 2,8 bảng Anh mỗi cổ phiếu, tiêu tốn của bạn 28.000 bảng và chưa bao gồm bất kỳ khoản phí hay hoa hồng bổ sung nào.
Tuy nhiên, với giao dịch CFD, bạn chỉ cần một tỷ lệ vốn nhỏ so với tổng giá trị thực của giao dịch để đặt lệnh và duy trì trạng thái của lệnh. Giả sử XTB cung cấp cho bạn đòn bẩy 1:5 (hoặc 20%) cho cổ phiếu Barclays, thì bạn chỉ cần đặt cọc một khoản vốn (ký quỹ) 5.600 bảng để mở lệnh cho khối lượng giao dịch trị giá 28.000 bảng.
Nếu giá cổ phiếu Barclays tăng 10%, lên 3,08 bảng Anh mỗi cổ phiếu, giá trị của lệnh này hiện là 30.800 bảng. Vì vậy, với khoản ký quỹ ban đầu chỉ 5.600 bảng, giao dịch CFD này đã kiếm được lợi nhuận 2.800 bảng. Đó là một khoản lợi nhuận 50% so với khoản vốn của bạn. Nếu bạn mua cổ phiếu thực tế thì tỷ lệ lợi nhuận chỉ là 10%.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ về đòn bẩy là công cụ này không chỉ có thể khuếch đại lợi nhuận của bạn, mà còn nhân các khoản lỗ của bạn lên theo cách tương tự. Vì vậy, nếu giá di chuyển ngược lại với dự đoán của bạn, bạn có thể bị buộc phải đóng lệnh (Stop Out) hoặc phải nạp thêm tiền để giữ cho lệnh mở. Đây là lý do tại sao việc quản lý rủi ro là cực kỳ quan trọng.
Nếu cổ phiếu Barclays giảm 10% xuống còn 2,52 bảng Anh/cổ phiếu, giá trị của lệnh này hiện là 25.200 bảng. Vì vậy, với khoản ký quỹ ban đầu chỉ 5.600 bảng, giao dịch này đã lỗ 2.800 bảng. Đó là một khoản lỗ -50% so với khoản vốn của bạn, nếu mua cổ phiếu thực tế thì chỉ mất -10%.
KẾT LUẬN
Những thông tin trên đây là những thông tin cơ bản nhất về giao dịch CFD dành cho những trader mới bắt đầu tìm hiểu về loại hình đầu tư này. Tuy nhiên, để bắt tay vào đầu tư thì trader cần tìm hiểu sâu và bao quát hơn nữa loại hình đầu cơ này. Hơn thế, lời khuyên của chúng tôi là trader cần xem thêm cả những video hướng dẫn để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất nhé.
>>> Xem thêm:
- what is CFE? tại đây (kèm video)
- Giải thích về hợp đồng chênh lệch tại đây
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn thành công và có những quyết định đầu tư chính xác.