Chỉ số DPI là gì? Phân biệt DPI và PPI. Ảnh hưởng của DPI trong thiết kế và in ấn
Khái niệm về chỉ số DPI đối với những nhà thiết kế đồ họa, những người làm trong ngành in ấn hẳn cũng không quá xa lạ. Tuy nhiên, đối với những khách hàng, người ngoài ngành hoặc mới tìm hiểu về đồ họa thì có lẽ chúng ta chưa biết rõ về bản chất của DPI và những lưu ý xung quanh chỉ số này.
Do đó, trong bài viết này Totvadep.com sẽ tổng hợp những thông tin về DPI cho các bạn. Bên cạnh đó, bài viết còn giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa DPI và PPI trong thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh và sao kê, in ấn. Những nội dung cần thiết về DPI sẽ có trong bài viết dưới đây.
Chỉ số DPI là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia tiếng Anh), DPI là viết tắt của “Dots per inch”, nghĩa là số chấm trên mỗi inch. Đây là thước đo mật độ chấm của máy in không gian, video hoặc máy quét hình ảnh, đặc biệt là số lượng các chấm riêng lẻ có thể được đặt trong một dòng trong khoảng 1 inch.
Nói một cách dễ hiểu hơn, DPI là một thông số trong những đặc điểm kỹ thuật có liên quan đến in ấn, thiết lập độ phân giải in ấn của hình ảnh. Theo đó, một bản in ấn sẽ được hình thành từ hàng nghìn, hàng triệu chấm mực nhỏ. Do đó, khi thực hiện các bạn cần phải tiến hành cài đặt DPI xác định về số chấm máy in sẽ đặt tương ứng vào mỗi inch vuông trong hình ảnh.
Hình ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Việc đầu tiên cần phải làm khi tìm hiểu về cách thức hoạt động của DPI là kiểm soát kỹ lưỡng 2 yếu tố quan trọng trong in ấn và thiết kế hình ảnh, cụ thể là:
- Chất lượng bản in: điều này khá dễ hiểu, khi DPI cao đồng nghĩa với chất lượng bản in sẽ cao. Đa phần những máy in chuyên nghiệp sẽ tương ứng chỉ số DPI ở mức cao hơn rất nhiều so với những loại máy in ấn hộ gia đình sử dụng (chỉ đạt mức 300 DPI).
- Kích thước bản in: một chấm xuất hiện trong bản in sẽ tương ứng với một pixel trong ảnh kỹ thuật số. Do đó, nếu như in một hình ảnh có kích thước rộng khoảng 1.800 pixel ở 300 DPI, khi đó hình ảnh in sẽ rộng tầm khoảng 6 inch. Đồng thời, in hình ảnh 180 DPI sẽ rộng tương đương 10 inch.
Khi DPI cao đồng nghĩa với chất lượng bản in sẽ cao. Như đã trình bày ở trên, đa phần những máy in chuyên nghiệp sẽ tương ứng chỉ số DPI ở mức cao hơn rất nhiều so với những loại máy in ấn hộ gia đình sử dụng (chỉ đạt mức 300 DPI). Một chấm xuất hiện trong bản in sẽ tương ứng với một pixel trong ảnh kỹ thuật số.
Sự thay đổi khi tăng số chấm trên mỗi inch (Nguồn ảnh: Internet)
Phân biệt DPI và PPI
Tiếp theo, trong in ấn chúng ta lại gặp thuật ngữ PPI. Vậy sự khác biệt giữa PPI và DPI là gì? Hiện nay, vẫn có nhiều người bị nhầm lẫn giữa DPI và PPI. Thực ra, hai khái niệm này bạn chỉ cần biết khi xuất ảnh ra ngoài, phục vụ yêu cầu in ấn thôi.
Trả lời: DPI chỉ mật độ điểm in còn PPI là mật độ chỉ điểm ảnh. Các thông số DPI và PPI người dùng thường không thể chỉnh sửa, thay đổi vì nó là phần cứng.
Phân biệt 2 chỉ số cơ bản (Nguồn ảnh: Congngheviet.com)
Độ phân giải hình ảnh được xác định bởi các tính toán dưới đây:
DPI: DOTS PER INCH (số chấm trên mỗi inch) |
PPI: PIXEL PER INCH (số pixel trên mỗi inch) |
Như chúng ta đã biết DPI ( Dots per inch) DPI.
|
PPI: Pixel per inch (số pixel trên mỗi inch). Tương tự như DPI, nhưng các điểm được thay thế bằng số pixel trong một inch được in.
|
Bảng phân biệt PPI với chỉ số còn lại (Nguồn: Hanna – CTV Totvadep.com)
Ảnh hưởng của chỉ số DPI trong thiết kế và in ấn
Ảnh hưởng của chỉ số DPI trong thiết kế
Có thể đưa ra một ví dụ để chứng minh rằng DPI có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, trên ô hình vuông có kích thước là 109x190px. Tuy nhiên, nếu như thiết kế trên màn hình có DPI tương ứng là 109 khi đó kích thước trên 1 ô vuông tương ứng là 1 inch, nhưng trên màn hình có độ DPI 72 thì hình vuông sẽ trên 1 inch.
Hình ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Thiết kế trên màn hình 72 DPI, khi đó máy sẽ cần đến khoảng 1.5 inch, nhằm có thể hiển thị hình ảnh rõ hơn trên màn hình 109 DPI. Do đó, khi các chuyên viên thiết kế sẽ sử dụng trên một màn hình chuẩn, để sau khi xuất hình ảnh có thể xem trên nhiều máy khác nhau.
Ảnh hưởng của chỉ số DPI trong in ấn
- DPI trung bình của các loại máy in
Hiện nay, các loại máy in đã được cải thiện rất nhiều với mục đích mang lại cho khách hàng những bản in chất lượng hơn. Bình thường, để in các văn bản không có yêu cầu kỹ thuật cao thì máy in chỉ cần 150DPI là đủ. Còn nếu như bạn muốn in các văn bản có độ nét cao, in logo thì sử dụng máy in có 300DPI là được.
Những chiếc máy in có chất lượng vừa phải thì DPI sẽ dao động từ 300 DPI đến 600 DPI. Còn đối với một số máy in chất lượng cao thì DPI có thể lên tới 1000 DPI. Thậm chí, máy in led và máy in laser còn có DPI dao động từ 600 DPIđến 2000 DPI.
Hình ảnh minh họa (nguồn ảnh: Internet)
Tất nhiên, các loại máy in có DPI cao thì máy đó sẽ đắt. Vì thế bạn cần phải cân nhắc nhu cầu sử dụng, mục đích sử dụng để lựa chọn loại máy in phù hợp để tránh tình trạng tốn chi phí, gây lãng phí.
Thống kê chung cũng cho thấy, đa phần những máy in tầm trung thường có chất lượng đạt khoảng từ 300 – 600 DPI. Những máy có chất lượng cao sẽ đạt > 1.000 DPI. Nếu in ảnh khổ lớn tốt nhất các bạn hãy chọn DPI càng cao càng tốt. Những loại máy in led hay máy in laser sẽ có độ phân giải ở mức cao đạt từ 600 – 2.000 DPI. Máy in dùng cho dân văn phòng không cần phải yêu cầu DPI ở mức độ cao, nên lựa chọn loại phù hợp để tiết kiệm được chi phí.
Hướng dẫn kiểm tra chỉ số DPI của hình ảnh
Để tiến hành kiểm tra DPI trên hình ảnh trong Windows, các bạn hãy click chuột phải vào tên file → Chọn “Properties” → “Details”. Khi đó, các bạn sẽ thấy được chỉ số DPI trên hình ảnh và được gắn nhãn tương ứng là “Horizontal Resolution” & “Vertical Resolution”.
Còn trên MAC, các nạn hãy mở hình ảnh trong “Preview” → “Tools” → “Adjust Size”. DPI sẽ được gọi là “Resolution”.
Qua bài viết này, Totvadep.com tin rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích về chỉ số DPI. Hy vọng bạn đã biết phân biệt giữa DPI và PPI một cách dễ dàng đồng thời hiểu được những ảnh hưởng của DPI trong thiết kế đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh và công tác in ấn nữa. Chúng tôi sẽ rất vui nếu những thông tin trên giúp ích được cho công việc của bạn. Chân thành cảm ơn bạn đã luôn theo dõi Totvadep.com. Bạn cứ thoải mái để lại bình luận bên dưới để chúng tôi được trao đổi với bạn nhé.
>>> Xem thêm: Bạn có biết Critical Thinking là gì? Nếu chưa biết mời bạn xem thêm thông tin về thuật ngữ này tại đây