Chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai

0
438

Để hạ sinh một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, các cha mẹ tương lai phải làm tốt công tác chuẩn bị. Trước hết là sự chuẩn bị chu đáo về dinh dưỡng trước khi mang thai.

Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng trước khi mang thai

Không ít người có quan điểm sai lầm rằng khi vợ mang thai chỉ cần tăng cường dinh dưỡng là đủ. Vì giai đoạn đầu mới mang thai là thời kỳ then chốt cho sự hình thành não, số lượng tế bào não có đạt mức bình thường không; dinh dưỡng mà phôi thai cần trực tiếp lấy từ dưỡng chất dự trữ trong niêm mạc tử cung từ trước khi mang thai. Vì thế, dinh dưỡng của niêm mạc tử cung tất nhiên ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của phôi thai. Do đó, cần bắt đầu tăng phối hợp dinh dưỡng trong những tháng chuẩn bị mang thai. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thịt và chế phẩm từ đỗ, bổ sung đầy đủ cho niêm mạc tử cung axit amin và các chất dinh dưỡng khác cần cho sự phát triển của phôi thai bằng cách hấp thụ protein và nhiều loại vitamin.

Những điều cần chú ý trong ăn uống đủ chất dinh dưỡng trước khi mang thai

(1) Bổ sung dinh dưỡng ba tháng trước khi mang thai

Ba tháng trước khi mang thai, hai vợ chồng đều phải tăng cường dinh dưỡng để nuôi dưỡng tinh trùng và trứng khỏe mạnh, mang lại cơ sở vật chất lý tưởng cho sự hình thành và nuôi dưỡng thai nhi.

Phải ăn nhiều thực phẩm giàu protein động vật, khoáng chất và vitamin. Hai vợ chồng có thể tùy vào tình hình kinh tế, tùy mùa… lựa chọn và sắp xếp một cách khoa học ba bữa ăn trong ngày, đồng thời chú ý ăn nhiều hoa quả. Qua một thời gian bồi bổ điều dưỡng, cơ thể hai người đã dự trữ đủ dinh dưỡng, thân thể khỏe mạnh tràn đầy sinh lực, xây dựng sở vật chất vững chắc cho sinh tốt.

chuan bi dinh duong truoc khi mang thai

(2) Tập thói quen ăn uống khoa học

Thực phẩm khác nhau chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau, hàm lượng cũng không bằng nhau, vì thế nên ăn phong phú một chút, không kén ăn, không ăn kiêng, ăn mọi loại thực phẩm, tạo thói quen ăn uống tốt.

(3) Tránh thực phẩm bị ô nhiễm

Thực phẩm trong cả quá trình sản xuất từ chế biến nguyên liệu, gia công, đóng gói, vận chuyển, dự trữ, tiêu thụ đến trước khi sử dụng đều có khả năng bị nhiễm thuốc trừ sâu, kim loại, độc tố vi khuẩn và nguyên tố phóng xạ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và thế hệ sau. Do đó, hai vợ chồng nên chú trọng vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ô nhiễm thực phẩm. Nên ưu tiên sử dụng tối đa thực phẩm tự’ nhiên, tránh dùng thực phẩm có chất phụ gia thực phẩm, chất tạo màu, chất bảo quản. Nên ăn rau tươi rửa sạch, hoa quả gọt vỏ trước khi ăn để tránh nhiễm thuốc trừ sâu. Nên uống nhiều nước sôi để nguội, tránh các loại đồ uống như cà phê, nước hoa quả, nước giải khát… Dụng cụ nấu ăn trong gia đình nên sử dụng tối đa nồi gang hoặc đồ bằng thép không gỉ, tránh dùng đồ nhôm và đồ sành sứ nhiều màu sắc, để phòng tránh tác hại của nguyên tố nhôm, chì đối với cơ thể.

Những món nên ăn giúp cung cấp dinh dưỡng trước khi mang thai

(1) Hoa quả

Ăn nhiều hoa quả rất có lợi cho sự phát triển của não. Tế bào của thai nhi trong quá trình phát triển không ngừng sinh ra và phân chia, cần một lượng lớn calo và protein. Mỗi bước tổng hợp tế bào đều cần một lượng lớn hợp chất hữu cơ tự nhiên thúc đẩy, loại chất đặc thù có tác dụng xúc tác này chính là vitamin, người thường xuyên ăn hoa quả, có thể sẽ không thiếu vitamin.

(2) Kê, ngô.

Hàm lượng protein, chất béo, canxi, chất carotin, vitamin B và vitamin B2 trong mỗi loại hạt kê và ngô nhiều hơn trong gạo và bột mì. Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, kê và ngô là món ăn chính có tác dụng kiện não, bổ não.

(3) Hải sản

Hải sản có thể cung cấp cho cơ thể muối vô cơ và các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ như canxi, i-ốt, phốt pho, sắt…có tác dụng rất tốt đối với sự sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh của não, phòng tránh suy nhược thần kinh.

(4) Vừng.

Công dụng “bổ khí, khỏe cơ, kiện não”. Vừng đen giàu canxi, phốt pho, sắt, đồng thời chứa 19,7% protein chất lượng cao và gần mười loại axit amin. Những loại axit amin này là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào thần kinh, cần thường xuyên bổ sung.

(4) Hồ đào.

Hồ đào chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, trong đó chất béo khoảng 63% – 65%, protein 15% – 20%, đường 10%. Theo tính toán, mỗi 500g hạt hồ đào tương đương giá trị dinh dưỡng của 2,5kg trứng gà hoặc 4,75kg sữa bò, đặc biệt có lợi cho tế bào thần kinh não bộ, hàm lượng các thành phần dinh dưỡng khác như phốt-pho, sắt và vitamin A, Bi, B2… cũng khá cao.

chuan bi dinh duong truoc khi mang thai 1

(6) Mộc nhĩ đen.

Hàm lượng đường trong mộc nhĩ đen là 65,5%, hàm lượng canxi cao hơn tảo tía, hàm lượng sắt cao hơn tảo biển nâu. Chứa chất keo có tác dụng thu gom bụi đất, tạp chất còn đọng lại trong hệ tiêu hóa để đào thải ra ngoài, làm sạch dạ dày và ruột, đồng thời có chức năng đặc thù giúp tiêu hóa các chất xơ. Mộc nhĩ đen còn có tác dụng chữa bệnh như bổ dưỡng, ích khí, dưỡng huyết, khỏe dạ dày, cầm máu, nhuận tràng, thanh phế, tăng cường trí lực, dùng để bồi bổ não và tăng cường sức khỏe. Mộc nhĩ có thể nấu cùng các loại thức ăn khác. Mộc nhĩ hầm táo đỏ có công hiệu cầm máu, dưỡng huyết, là món ăn bổ dưỡng của thai, sản phụ, mộc nhĩ xào rau kim châm vô cùng bổ dưỡng.

(7)  Lạc.

Lạc chứa protein chất lượng cao rất dễ hấp thụ. Lạc nhân chứa nhiều loại vitamin, đường, hợp chết lecithin, khoáng chất acginin, colin cần cho cơ thể và sản sinh ra một lượng calo cao hơn các loại thịt, sữa bò và trứng gà. Thai phụ có thể thường xuyên ăn lạc nhân (lớp vỏ đỏ của lạc có thể chữa bệnh thiếu máu, không được vứt đi) nấu cùng táo đỏ, cùi nhãn, gạo nếp.

Có một sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là dinh dưỡng trước khi mang thai. Là bước khởi đầu thuận lợi đón chào một em bé khỏe mạnh

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here