CIF là gì? CIF trong Incoterms 2020 như thế nào?

CIF là gì? Xin chào tất cả các bạn, chào mừng các bạn đến với kênh thông tin tổng hợp Totvadep.com. Trong các thủ tục hải quan, có một số khái niệm quan trọng cơ bản mà chúng ta cần phải biết và thậm chí phải hiểu rõ nếu bạn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 

Chuyên mục lần trước chúng ta đã tìm hiểu về FOB là gì và phân biệt FOB với CIF. Song, khái niệm về CIF vẫn chưa được đào sâu trong bài viết đó. Do vậy, trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn CIF là gì? Tương tự, Incoterm phiên bản 2020 cũng đã có những cập nhất mới liên quan đến điều kiện của CIF. Hãy xem những điều đó là gì bạn nhé.

1. Incoterm là gì?

Có thể bạn đã biết Incoterms là gì? Chúng ta cùng nhắc lại khái niệm Incoterm để việc tìm hiểu CIF trở nên dễ hiểu hơn nhé. Incoterms từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh International Commerce Terms, nghĩa làtập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

2. CIF là gì?

CIF là viết tắt của các từ tiếng Anh Cost, Insurance and Freight có nghĩa là Giá thành, Bảo hiểm và Cước phí. Đây là một thuật ngữ chuyên dùng trong ngành kinh doanh quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán nói chung hoặc các thương vụ quốc tế nói riêng mà phương thức vận tải là đường biển.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Giá CIF là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm tính vào đơn hàng. CIF thường chỉ áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa.

3. Điều kiện CIF là gì?

CIF là điều kiện được quy định dành cho vận tải biển. Nhìn chung CIF được dùng cho hàng hóa là nông sản hoặc hóa chất. Điều kiện CIF phù hợp với hàng hóa là hàng rời, hàng lỏng hay hàng quá khổ. Ở điều kiện của CIF thì người bán phải thu xếp phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa và cung cấp mọi chứng từ có liên quan cho người mua.

Việc giao hàng được hiểu là giao từ nhà máy đến khi hàng cập cảng bốc hàng (port of loading) nhưng trách nhiệm về rủi ro hàng hóa của người bán kết thúc ngay tại cảng dỡ hàng. Tuy nhiên, hàng hóa bắt buộc phải được người bán mua bảo hiểm. Tham khảo bức hình mô tả bên dưới sẽ giúp bạn dễ hình dung điều này.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Songanh)

Với điều kiện CIF, chúng ta cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua và họ chỉ chịu trách nhiệm gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.

Trong trường hợp này, người mua hàng là người hưởng bảo hiểm. Nếu có tổn thất hàng hóa xảy ra trên đường biển, người mua phải đứng ra giải quyết với phía bảo hiểm chứ không phải người bán.

Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Lưu ý về điều kiện CIF cho bên mua hàng

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hợp đồng CIF vì sự tiện lợi của nó cho người mua, họ không cần phải dành công sức để làm các thủ tục rườm rà và chứng từ bảo hiểm, v.v….

Nhưng trên thực tế, mọi việc không đơn giản như vậy. Như trên đã nói, người bán trả mọi chi phí, mua hộ bảo hiểm và chuyển giao chứng từ nhưng họ không chịu trách nhiệm về rủi ro cho chặng đường biển. 

Giả sử:

Khi doanh nghiệp nhập khẩu A của Việt Nam tiến hành mua một lô hàng từ công ty B ở nước ngoài với điều kiện CIF. Công ty B đã mua hộ bảo hiểm với đại lý tại nước ngoài và chuyển giấy tờ cho công ty A. Nếu trường hợp có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm. Vấn đề phát sinh khi đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài – do người bán đã chọn tại nước họ – không có mặt tại Việt Nam. Tình thế đó khá là không thuận lợi cho công ty A. 

Kinh nghiệm rút ra: trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, chúng ta nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm và công ty này có đại lý ở Việt Nam hoặc thành phố mà chúng ta đang làm việc hay không.

4. Incoterms 2020 nói gì về CIF?

4.1 Những điểm thay đổi khác của incoterms 2020 so với phiên bản incoterms 2010

Điều khoản CIF và CIP: với chữ “I” = Insurance, những điều khoản có chữ “I” thì mặc định người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. 

Đối với điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định đó là loại (A) hoặc tương đương loại (A), trước đây theo incoterms 2010 thì loại bảo hiểm mặc định cho điều kiện CIP là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc.

dieu kien cif

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Riêng điều kiện CIF thì vẫn giữ nguyên như phiên bản incoterms 2010 – điều kiện loại (A) – bảo hiểm mọi rủi ro. Loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm cao hay thấp, nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng ngoại thương.

4.2 Điều khoản CIF trong Incoterms 2020

Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem CIF trong Incoterms 2020 có những sự thay đổi gì.

CIF | Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Quy tắc thương mại quốc tế phiên bản 2020 nói rằng, nếu bên bán hàng có thêm khả năng mua bảo hiểm cho lô hàng khi hàng được vận tải trên tàu biển, bên bán nên làm việc này. Tức là bên bán tự chịu chi phí phát sinh để mua bảo hiểm và tính trước chi phí này vào tiền hàng rồi ký hợp đồng theo điều kiện CIF.

giá CIF là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

​Tóm tắt nội dung CIF trong Incoterms 2020:

  • CIF có nghĩa là người bán kết thúc trách nhiệm rủi ro giao hàng cho người mua khi: Hàng được đặt trên boong tàu ( Đôi khi, người bán mua lô hàng tương tự như vậy để giao cho người mua.)
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng tốt và đầy đủ hay không.
  • Với CIF, người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa.
  • Người bán phải ký hợp đồng vận tải hàng hóa từ nơi giao hàng tới cảng đến được chỉ định.
  • CIF được sử dụng với phương thức vận tải biển.
  • Delivery point ≠ Named place: Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định.

5. Trách nhiệm người bán và người mua trong CIF

Sau đây là một số nghĩa vụ cơ bản của người bán (seller) và người mua (buyer) với điều kiện CIF 

Trách nhiệm 2 bên trong điều kiện CIF

TRÁCH NHIỆM BÊN BÁN

TRÁCH NHIỆM BÊN MUA

Cung cấp hàng hóa:

Người bán giao hàng, cung cấp hóa đơn thương mại, hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng của việc giao hàng (vận đơn đường biển)

Thanh toán:

Người mua thanh toán tiền mua hàng cho người bán theo như quy định trong hợp đồng mua bán

Giấy phép và thủ tục:

Người bán cung cấp giấy phép xuất khẩu, hoặc giấy ủy quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu.

Giấy phép và thủ tục:

Người mua thực hiện thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm:

Người bán ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa ở điều khoản bảo hiểm thông thường và chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng chỉ định trên con tàu chuyên đi biển (hoặc có thể tàu dùng trong đường thủy nội địa).

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm:

Người mua không có nghĩa vụ ký kết các hợp đồng vận chuyển chính (main carriage) và bảo hiểm cho lô hàng. Với CIF, nghĩa vụ này thuộc về người bán hàng

Giao hàng:

Người bán có trách nhiệm giao hàng lên trên con tàu tại cảng chỉ định .

Nhận hàng:

Khi người bán giao hàng đến thì người mua có trách nhiệm nhận hàng được giao đến tại cảng dỡ hàng chỉ định.

Chuyển giao rủi ro:

Rủi ro của bên bán chuyển sang bên mua khi hàng được giao qua lan can tàu

Chuyển giao rủi ro:

Người mua hoàn toàn chịu mọi rủi ro về thiệt hại và mất mát sau thời điểm hàng hóa được giao xong xuống boong tàu (on board)

Cước phí:

Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa lên tàu, chi phí bốc hàng và cả chi phí vận chuyển hàng cho đến cảng dỡ, chi phí mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu và các lệ phí khác tại nước xuất khẩu.

Cước phí:

Người mua chịu mọi chi phí liên quan đến hàng hóa phát sinh sau thời điểm hàng hóa được giao lên tàu. Chi phí người mua phải chi trả còn liên quan đến việc dỡ hàng tại cảng đến, (trừ phi có quy định trong hợp đồng chi phí này do người bán chịu) ,phí nộp thuế nhập khẩu và làm thủ tục thông quan hàng hóa.

Kiểm tra:

Người bán chịu chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu cần phải đóng gói đặt biệt, người mua thông báo cho người bán chi phí tăng thêm và bên mua chịu phần chí phí phát sinh này.

Kiểm nghiệm:

Trừ khi có các hàng rào kiểm dịch bắt buộc tại nước xuất khẩu, các chi phí cho kiểm tra, xét nghiệm phải do người mua chi trả trước.

(Tài liệu tham khảo: CIF là Gì Trong Incoterms 2010? Nghĩa Vụ Người Bán & Người Mua)

Kết luận

Qua bài viết này, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu về CIF là gì và những điều kiện mới của CIF trong Incoterms 2020. Việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: FOB là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về FOB 2020

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *