
CO CQ là gì? Trong ngành sản xuất hàng hóa nói chung cũng như ngành xuất nhập khẩu nói riêng, các loại giấy tờ như CO CQ rất quan trọng và cần được quan tâm. Nếu công việc của bạn liên quan đến CO CQ mà bạn đang thắc mắc chưa biết CO CQ là gì? Vậy thì bạn yên tâm, chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc CO CQ là gì?
Bài viết này còn giúp bạn hiểu rõ nội dung của CO CQ là như thế nào? Tầm quan trọng của CO CQ trong xuất khẩu hàng hóa là gì? Cuối bài sẽ là cách hướng dẫn bạn kiểm tra chứng từ CO CQ. Hãy dành thời gian của bạn để đọc những thông tin hữu ích này ngay nhé. Bắt đầu thôi nào.
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. CO CQ là gì?
CO CQ thật ra là viết tắt của 2 loại giấy tờ chứng nhận hàng hóa riêng biệt. CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin. CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality. Chúng thường xuất hiện chung với nhau và có ý nghĩa chứng thực nguồn gốc, chất lượng của hàng hóa.
Giải đáp CO CQ là gì? (Hình ảnh minh họa _ Internet)
1.1 Chứng nhận CO là gì?
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO là một văn bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa của một quốc gia cụ thể. Nó có ý nghĩa thể hiện nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng được chứng nhận. Tức là, quốc gia đó phải là nơi có nhà máy sản xuất, chế tạo ra sản phẩm đó.
Với các nước có tham gia Hiệp ước thương mại thì họ lấy chuẩn chung của Khối liên minh kinh tế đó. Ví dụ như Liên minh châu Âu EU, hay khu vực Bắc Mỹ, Đông Nam Á,… Đây là tiêu chuẩn đánh giá cơ bản trong việc chứng nhận hàng hóa để xuất nhập khẩu.
1.2 Chứng nhận CQ là gì?
CQ là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, được viết tắt của Certificate of quality. CQ văn bản có ý nghĩa chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Song, chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
1.3 Sự khác nhau giữa CO và CQ là gì?
Mục đích của 2 loại chứng nhận này là khác nhau nhưng chúng lại thường được nói chung với nhau. Được biết, lý do của điều này chỉ là như một thói quen của người làm hồ sơ, chứng từ về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa, vì chúng thuận miệng nên hay đi chung với nhau vậy thôi.
Thực tế, một lô hàng có thể có 1 trong 2 loại giấy tờ này, hoặc có cả 2. Song song đó, cũng có trường hợp hàng hóa không có cả CO và CQ đi kèm.
Mục đích của CO |
Mục đích của CQ |
Mục đích CO là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu.
Nói đơn giản là hàng hóa đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng. |
Mục đích CQ là để chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó.
Chứng từ này không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký. |
2. Nội dung của các chứng nhận CO CQ là gì?
2.1 Nội dung của CO
Chứng nhận nguồn gốc hàng hóa thường bao gồm những nội dung chính như sau:
- Loại mẫu CO
- Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu
- Tiêu chí về vận tải
- Tiêu chí về hàng hóa
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu
Hình ảnh minh họa CO CQ là gì?
2.2 Nội dung của chứng nhận chất lượng CQ
CQ là loại giấy tờ chứng nhận chất lượng hàng hóa có phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và yêu cầu từ phía nhập hàng hay không. Đây được xem như bảng cam kết chất lượng hàng hóa của người bán đối với người mua. Nội dung của CQ thường tùy theo điều khoản hợp đồng mà 2 bên đã thỏa thuận và ký kết.
Hình ảnh minh họa CQ của Tập đoàn Hòa Phát (Nguồn: Internet)
3. Tình hình cấp chứng nhận CO CQ tại Việt Nam
3.1 Chức năng của chứng nhận xuất xứ CO là gì?
Có thể nói, CO được xem như là giấy khai sinh của mặt hàng chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Người mua dựa vào thông tin trên “giấy khai sinh CO” để biết được nguồn gốc sản phẩm cũng như kiểm tra xem có ưu đãi đặc biệt gì không.
3.2 Cơ quan nào tại Việt Nam có thẩm quyền cấp chứng nhận CO?
Tại Việt Nam, cơ quan có đủ thẩm quyền cấp phát chứng nhận CO cho các doanh nghiệp là Bộ Công Thương. Song, để đảm bảo thủ tục nhanh chóng, BỘ có thể ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Được biết, mỗi đơn vị được ủy quyền cấp phép một số loại CO nhất định.
3.3 Các mẫu CO phổ biến được áp dụng tại Việt Nam
- CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi
- CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
- CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)
- CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào
- CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)
- CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
- CO form VJ :Việt nam – Nhật Bản.
Thông thường, một lô hàng (bao gồm các sản phẩm, mặt hàng, đặc biệt là hóa chất) khi xuất xưởng đều được yêu cầu tối thiểu phải có một trong hai chứng chỉ CO CQ, đôi khi có thể là cả hai.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, CO CQ là gì?
Do vậy, nếu bạn đang có ý định xuất khẩu hoặc nhập hàng từ nước ngoài, bạn có thể sẽ cần kiểm tra 2 loại giấy tờ này. Hiểu được điều đó, bên dưới chúng tôi tổng hợp một số cách cơ bản giúp bạn kiểm tra chúng nhé.
4. Cách kiểm tra chứng nhận CO CQ
Theo thông tin Totvadep.com tìm hiểu, có khá nhiều cách để kiểm tra CO CQ. Trong đó, cách kiểm tra của công ty TNNH Công nghệ Trung Sơn khá dễ hiểu và được sử dụng rộng rãi, cách kiểm tra như sau:
Số Seri trong chứng nhận CO CQ là gì? (Hình ảnh minh họa)
Kiểm tra hình thức của CO CQ | – Kiểm tra dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ, …
– Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng. – Chứa đầy đủ các tiêu chí trên mẫu chứng nhận – Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của giấy chứng nhận của CO phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan. |
Kiểm tra nội dung của CO CQ | – Đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên CO với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố
– Kiểm tra thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực đến khi nào |
Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên CO CQ | – Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O
– Kiểm tra tiêu chí xuất xứ: quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP. – Tùy từng trường hợp hàng hóa sẽ có các kiểm tra CO với các tiêu chí khác nhau. |
Lời kết
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng giải đáp được thắc mắc CO CQ là gì? Chắc chắn bây giờ bạn có thể hiểu cơ bản được nội dung của chứng nhận CO CQ là gì rồi đúng không? Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên, đặc biệt là cách kiểm tra CO CQ sẽ giúp được bạn trong công việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm bài viết liên quan xuất nhập khẩu:
- CIF là gì? CIF trong Incoterms 2020 như thế nào? tại đây
- FOB là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về FOB 2020
- MSDS là gì? Tại sao an ninh hàng không luôn yêu cầu MSDS?