CPTPP là gì? Hiệp định TPP11 mang lại điều gì cho Việt Nam?

CPTPP là gì? Đây là một trong những vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất năm 2018. Hiệp định CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2019. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết nội dung cụ thể về Hiệp định TPCPP là gì?

Vậy TPCPP là gì? Sự khác biệt giữa TPP và TPCPP là gì? Nội dung chính của Hiệp định như thế nào? Từ ngày có hiệu lực đến nay, TPCPP đã mang lại điều gì cho nền kinh tế Việt Nam? Những nội dung này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Hiệp định TPCPP là gì?

TPCPP là viết tắt của thuật ngữ “Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership“, có nghĩa là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương –CPTPP.

Khái niệm CPTPP là gì?

Khái niệm CPTPP là gì?

Hiệp định CPTPP tiền thân là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương có sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, sau đó Mỹ đã rút khỏi Hiệp định nên CPTPP còn có tên gọi khác là TPP11. Đây là một Hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa 11 quốc gia thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

2. Sự khác biệt giữa TPP và CPTPP là gì?

CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị các quốc gia khác chống lại để không cần có sự tham gia của Mỹ. TPP đã được ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, nhưng không bao giờ có hiệu lực sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định.

Hiệp định TPP là gì?

Hiệp định TPP là gì?

Ngày 8/3/2018, Hiệp định CPTPP đã được 11 nước thành viên tham gia ký kết tại thành phố Santiago (Chile). Đây là nỗ lực của 11 nền kinh tế do Nhật Bản đề xuất khởi động lại một TPP “mới” sau sự rút lui của Mỹ. Hiệp định TPP mới có một số thay đổi như sau:

2.1 Thay đổi về số lượng thành viên và quy mô kinh tế trong Hiệp định CPTPP

CPTPP bao gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Với quy mô kinh tế của TPP khi có Mỹ là 38,2% GDP và 26,5% kim ngạch thương mại toàn cầu. Từ sau sự rút lui của Mỹ, quy mô này chiếm khoảng 13,5% và 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Có thể nói, quy mô kinh tế trong hiệp định CPTPP đã thấp hơn TPP.

Song, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là giữ được quy mô khá lớn trong khi gánh nặng thực thi các điều khoản đã giảm đáng kể so với trước đây.

2.2 Thay đổi về tên gọi của Hiệp định

Hiệp định CPTPP đã bổ sung 2 từ “Toàn diện” và “Tiến bộ” vào tên gọi chính thức. Vấn đề tên gọi đã được 11 quốc gia bàn luận nhiều lần trong các vòng đàm phán. Về bản chất, hiệp định CPTPP được đánh giá cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết trước đây.

Sự khác biệt giữa TPP và CPTPP là gì?

Sự khác biệt giữa TPP và CPTPP là gì?

2.3 Thay đổi về hiệu lực của Hiệp định CPTPP là gì?

Theo quy định của TPP cũ, để Hiệp định có hiệu lực thì tổng GDP của các nước triển khai phải bằng 85% tổng GDP của 12 nước đã ký từ năm 2013.

Tuy nhiên, điều này không phù hợp với TPP11. Theo đó, chỉ cần ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký. Sự thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi để CPTPP có thể dễ dàng được thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, Hiệp định mới còn bổ sung các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai, tạo tính linh hoạt của Hiệp định và sẵn sàng cho những đợt kết nạp thành viên mới.

2.4 Thay đổi về nội dung của CPTPP là gì?

CPTPP có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với TPP cũ (chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ là quốc gia đề xuất trước đây).

3. Nội dung chính của Hiệp định CPTPP là gì?

Theo thông tin từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước thảo luận trước đây cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Nội dung CPTPP là gì?

Nội dung CPTPP là gì?

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.

Hình ảnh minh họa CPTPP là gì?

Hình ảnh minh họa CPTPP là gì?

20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.

Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

4. CPTPP đã mang đến cho Việt Nam điều gì?

Đây là vấn đề được mọi người quan tâm. Từ khi chuẩn bị thông qua Hiệp định này hồi năm 2018, các quan điểm đều thống nhất rằng CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Và sau hơn 1 năm ký kết hiệp điệp, thực tế cũng đã chứng minh điều đó khá rõ ràng.

4.1 Những cơ hội khi tham gia CPTPP

Lợi ích về xuất khẩu – mang hàng hóa Việt Nam ra thế giới

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

Lợi ích về việc làm, thu nhập

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 – 26.000 lao động.

Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Lợi ích của CPTPP là gì?

Lợi ích của CPTPP là gì?

Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu – giúp  kinh tế Việt Nam tiếp cận với thế giới

Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, giúp Việt Nam tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.

Từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh… Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 – 10 năm tới.

Lợi ích đối với các ngành

Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% – 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% – 9,6%.

Lợi ích của CPTPP là gì?

Lợi ích của CPTPP là gì?

Lợi ích về cải cách thể chế

Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế,  hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

4.2 Thách thức khi tham gia CPTPP là gì?

Thách thức về kinh tế

Xét theo mặt hàng, một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.

Thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế

Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn v.v. Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định khá lớn.

Thách thức về xã hội

Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.

Thách thức về thu ngân sách

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam, chỉ còn 3 nước là Ca-na-đa, Mê-hi-cô và Pê-ru là chưa có FTA với Việt Nam.

Nhìn chung, thách thức đều tiềm ẩn những cơ hội mới. Chỉ cần tận dụng tốt, nhà nước hoàn thiện thể chế, doanh nghiệp chủ động với thách thức để hoàn thiện, kết hợp ưu thế từ CPTPP, Hiệp định CPTPP sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Lời kết

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã theo dõi bài viết này. Totvadep.com hy vọng những thông tin về CPTPP là gì? phía trên hữu ích với bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

>>> Xem thêm: FTA là gì? FTA ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào? tại đây

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *