
DDOS là gì? Nếu bạn đã từng bị Hacker xâm nhập vào máy tính chắc chắn bạn đã phải trải qua một cảm giác không dễ chịu chút nào. Hoặc nếu chưa, thì bạn cũng có thể hình dung được sự bất tiện đó. DDos cũng là một dạng của sự tấn công vào máy tính.
Do đó, Totvadep.com hiểu rằng các vấn đề như DDOS là gì? Các cuộc tấn công của DDOS diễn ra như thế nào? Làm sao để bạn có thể bảo vệ PC trước những Hacker DDO? là những vấn đề bạn quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về DDOS nhé.
NỘI DUNG TÓM TẮT
- 1 1. Cuộc tấn công DDOS là gì?
- 2 2. Bản chất của cuộc tấn công DDOS là gì?
- 3 2. Các hình thức tấn công của DDOS là gì?
- 4 3. Các kiểu tấn công DDOS là gì?
- 5 4. Các mục đích khác nhau của tấn công DDOS là gì?
- 6 5. Cách bảo vệ PC trước cuộc tấn công DDOS như thế nào?
- 7 6. Dấu hiệu nhận diện cuộc tấn công DDOS là gì?
- 8 7. Bạn phải làm gì khi bị tấn công DDOS?
- 9 Kết luận
1. Cuộc tấn công DDOS là gì?
Thật ra, DoS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Denial of Service, có nghĩa là từ chối dịch vụ.
Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (tấn công DoS – viết tắt của Denial of Service) hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán (tấn công DDoS – viết tắt của Distributed Denial of Service) là một “nỗ lực” của Hacker làm cho những người dùng không thể truy cập máy chủ hoặc không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính.
2. Bản chất của cuộc tấn công DDOS là gì?
Theo wikipedia, mặc dù phương tiện để tiến hành và mục tiêu của cuộc Tấn công từ chối dịch vụ DDOS có thể khác nhau, nhưng nói chung nó cần có sự phối hợp, sự cố gắng ác ý của một người hay nhiều người để một trang, hay hệ thống mạng không thể được sử dụng bình thường.
Tấn công DoS có thể làm gián đoạn kết nối với máy chủ. Trường hợp nghiêm trọng là mất kết nối của một máy hoặc cả một hệ thống mạng trên diện rộng.
Bản chất của cuộc tấn công DDOS là gì?
Bằng cách làm quá tải tài nguyên của hệ thống, kẻ xâm nhập sẽ cố tình chiếm dụng một lượng lớn thông tin hay tài nguyên như băng thông, bộ nhớ… và làm cho các client khác không thể yêu cầu sự truy xuất yêu cầu dữ liệu.
Thủ phạm tấn công từ chối dịch vụ thường nhắm vào các trang mạng hay server tiêu biểu như ngân hàng, cổng thanh toán thẻ tín dụng và thậm chí DNS root servers.
2. Các hình thức tấn công của DDOS là gì?
Có 2 hình thức tấn công từ chối dịch vụ, bao gồm: Tấn công DOS– cuộc tấn công từ chối dịch vụ và Tấn công DDOS – cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán.
2.1 Tấn công DOS là gì?
Một kiểu Dos rõ ràng và phổ biến nhất là kẻ tấn công tràn ồ ạt traffic vào máy chủ, hệ thống hoặc mạng, làm cạn kiệt tài nguyên của người dùng hợp pháp, khiến người dùng gặp khó khăn hoặc thậm chí không thể sử dụng hệ thống.
Cụ thể hơn, khi bạn nhập vào URL của một website vào trình duyệt, lúc đó bạn đang gửi một yêu cầu đến máy chủ của trang này để xem.
Máy chủ chỉ có thể xử lý một số yêu cầu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, nếu Hacker đã gửi ồ ạt nhiều yêu cầu đến máy chủ sẽ làm nó bị quá tải và yêu cầu của bạn không được xử lý.
Đây là kiểu “từ chối dịch vụ” vì nó làm cho bạn không thể truy cập đến trang đó.
2.2 Tấn công DDOS là gì?
Cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDOS, một kẻ tấn công không chỉ sử dụng máy tính của mình mà còn lợi dụng hay sử dụng hợp pháp các máy tính khác, các server ảo hoặc thậm chí là dùng máy của chính bạn để tấn công.
Bằng việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật hay các điểm yếu của ứng dụng, một kẻ tấn công có thể lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn.
Hình ảnh minh họa cuộc tấn công DDOS
Sau đó họ có thể lợi dụng máy tính của bạn để gửi các dữ liệu hay các yêu cầu với số lượng lớn vào một trang web hoặc gửi các thư rác đến một địa chỉ email cụ thể.
Lý do gọi đây là tấn công “phân tán – Distributed” vì kẻ tấn công có thể sử dụng nhiều máy tính, bao gồm cả chính bạn để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
3. Các kiểu tấn công DDOS là gì?
Hiện nay, tin tặc thường sử dụng các kiểu tấn công DDos sau:
- SYN Flood
- UDP Flood
- Application Level Attack
- NTP Amplification
- HTTP Flood
- Ping of Death
- Fraggle Attack
- Slowloris
- Advanced Persistent Dos (APDos)
- Zero-day DDos Attack
4. Các mục đích khác nhau của tấn công DDOS là gì?
Tấn công từ chối dịch vụ có thể được thực hiện theo một số cách nhất định với các mục đích khác nhau. Hacker sử dụng cuộc tấn công DDOS nhằm mục đích:
- Làm tắc nghẽn thông tin liên lạc có chủ đích giữa các người dùng và nạn nhân dẫn đến việc liên lạc giữa hai bên không được thông suốt.
- Nhằm tiêu tốn tài nguyên tính toán như băng thông, dung lượng đĩa cứng hoặc thời gian xử lý
- Phá vỡ các thông tin cấu hình như thông tin định tuyến
- Phá vỡ các trạng thái thông tin như việc tự động reset lại các phiên TCP.
- Phá vỡ các thành phần vật lý của mạng máy tính.
5. Cách bảo vệ PC trước cuộc tấn công DDOS như thế nào?
Phần mong đợi nhất có vẻ ở đây, khi chúng ta đã hiểu về bản chất của DDOS, việc tìm hiểu các cách thức để bảo vệ PC trước cuộc tấn công là cần thiết.
Nhiều thông tin đều khẳng định rằng, không có một cách thức cụ thể nào có thể ngăn chặn hoàn toàn việc bị tấn công Dos/DDos. Tuy nhiên, bạn yên tâm là chúng ta cũng có một số phương pháp giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ PC của bạn trước các cuộc tấn công.
5.1 Giới hạn số lượng truy cập
Việc giới hạn số lượng yêu cầu trong khả năng máy chủ có thể chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định là cách tốt nhất để giảm thiểu hậu quả Dos/DDos gây ra.
Cách bảo vệ PC trước cuộc tấn công DDOS là gì?
Việc giới hạn gửi yêu cầu sẽ làm chậm quá trình tấn công của Hacker. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một phương pháp này thì các hacker vẫn có thể khiến bạn gặp rắc rối với các kiểu DDos phức tạp.
5.2 Định tuyến hố đen
Đây là một giải pháp được đa số quản trị viên mạng thực hiện để phòng tránh các cuộc tấn công Dos/DDos.
Bạn cần tạo một tuyến đường lỗ đen để chuyển các traffic vào đó. Nhằm tránh tình trạng quá tải trên hệ thống.
Cách bảo vệ PC trước DDOS là gì?
Khi website gặp phải một cuộc tấn công từ chối dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ internet có thể đưa tất cả lưu lượng truy cập quá tải từ website vào lỗ đen để tự bảo vệ mình.
5.3 Sử dụng Tường lửa (Web Application Firewall)
Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF) là một biện pháp giảm thiểu các cuộc tấn công DDos tầng 7.
Theo đó, WAF sẽ lọc các yêu cầu truy cập dựa vào một quy tắc nhất định. Từ đó giúp máy chủ tránh khỏi một số lượng truy cập độc hại.
6. Dấu hiệu nhận diện cuộc tấn công DDOS là gì?
US-CERT xác định dấu hiệu của một vụ tấn công từ chối dịch vụ gồm có:
- Mạng của bạn load chậm một cách khác thường khi mở tập tin hay truy cập Website;
- Bạn không thể dùng một website cụ thể, kể cả website bạn vẫn vào thường ngày;
- Bạn thậm chí không thể truy cập bất kỳ website nào;
- Tăng lượng thư rác nhận được.
Không phải tất các dịch vụ đều ngừng chạy, thậm chí đó là kết quả của một hoạt động nguy hại, tất yếu của tấn công DoS.
Dấu hiệu nhận biết DDOS là gì?
Tấn công từ chối dịch cũng có thể dẫn tới vấn đề về nhánh mạng của máy đang bị tấn công. Ví dụ băng thông của router giữa Internet và LAN có thể bị tiêu thụ bởi tấn công, làm tổn hại không chỉ máy tính ý định tấn công mà còn là toàn thể mạng.
7. Bạn phải làm gì khi bị tấn công DDOS?
Khi nhận diện được các dấu hiệu nhưng bạn cũng không thể tự xác định được nguồn hoặc đích của cuộc tấn công. Do đó, hãy liên hệ với các kỹ thuật viên về an ninh mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ để được hỗ trợ.
Bạn có thể sử dụng hệ thống ANTI DDOS như:
- Đối với Cloud Server và Cloud Desktop có thể cài phần mềm chống DDOS 2 có khả năng chặn các tấn công quy mô nhỏ.
- Đối với Cloud Datacenter có hệ thống phòng chống anti DDOS vật lý và của VMware.
- Chạy HA (High Availability): dự phòng, khi một server này gặp vấn đề, server khác sẽ được active, người dùng sẽ không nhận thấy bất cứ sự gián đoạn nào của dịch vụ.
Hệ thống ANTI DDOS là gì?
Nếu không thể truy cập vào file của mình hoặc các website mở rộng từ máy tính thì bạn nên liên hệ với người quản trị mạng để kiểm tra xem máy tính lẫn mạng của tổ chức có đang bị tấn công hay không.
Kết luận
Bạn vừa đọc xong bài viết “DDOS là gì? Cách bảo vệ PC trước cuộc tấn công DDOS”. Chúng tôi hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn, nhất là nội dung về cách thức bảo vệ PC. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn vui khỏe và máy tính của bạn luôn được an toàn.
>>> Xem thêm: McAfee là gì? Có nên bảo vệ máy tính bằng McAfee?