
Niacinamide, thành phần nổi tiếng với nhiều tác dụng tích cực cho da, đặc biệt là dưỡng ẩm, kháng viêm và hỗ trợ cải thiện mụn trên da. Tuy nhiên, hiện nay có một số ý kiến cho rằng dùng niacinamide bị lên mụn. Vậy thực hư việc dùng niacinamide bị lên mụn là như thế nào, nguyên nhân và cách khắc phục? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tốt và Đẹp để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
Niacinamide là gì?
Niacinamide là một dạng vitamin B3, một loại vitamin tan trong nước được kết hợp trong nhiều công thức chăm sóc da tại chỗ . Khi được sử dụng tại chỗ, niacinamide sẽ hoạt động với các chất tự nhiên trong da của bạn để giúp giảm thiểu lỗ chân lông mở rộng, kiểm soát dầu nhờn, hỗ trợ điều trị mụn trên da, se khít lỗ chân lông lỏng lẻo, cải thiện làn da không đều màu, làm mềm nếp nhăn, giảm thâm xỉn và củng cố bề mặt da bị suy yếu.

Niacinamide có đẩy mụn không?
Trong chăm sóc da, tình trạng đẩy mụn (purging) xảy ra khi một thành phần hoạt tính làm tăng tốc độ luân chuyển của tế bào da. Điều này cho phép các tế bào da mới xuất hiện, để lộ làn da khỏe mạnh hơn.
Tốc độ thay thế da nhanh hơn, kéo theo các tế bào di chuyển từ trong ra bề mặt cũng nhanh hơn mang theo bã nhờn, các tế bào chết và các chất tích tụ gây tắc lỗ chân lông dẫn tới tạo thành mụn. Quá trình này được gọi là “purging”.
“Purging” xảy ra ở từng mức độ khác nhau ở mỗi người. Và tùy từng người có thể có mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn nang,… kèm theo đó là hiện tượng da khô và bong tróc thường xảy ra.
Một số bạn thường nhầm lẫn giữa purging và break out vì cả 2 hiện tượng này đều khiến cho da nổi mụn nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu purging là kết quả của quá trình thay thế da nhanh hơn, tình trạng đẩy mụn thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và thường chỉ xảy ra ở những khu vực da bạn thường nổi mụn thì break out lại là tình trạng da của bạn có phản ứng tiêu cực với một thành phần nào đó. Nó có thể xảy ra ở
Như đã đề cập trước đó, niacinamide có thể giúp làm giảm lượng bã nhờn trên da và cải thiện quá trình hydrat hóa.
Tuy nhiên, niacinamide không có khả năng thúc đẩy tốc độ luân chuyển của tế bào da. Điều đó cũng có nghĩa là niacinamide không có khả năng đẩy mụn.

Trên thực tế, theo một đánh giá năm 2016, các đặc tính chống viêm của niacinamide có thể giúp làm giảm mụn mủ, sạch mụn trên da. Tác dụng chống bã nhờn của nó cũng có thể giảm thiểu mụn trứng cá. Điều đó cũng có nghĩa là thay vì đẩy mụn, gây ra những đợt bùng phát mụn, việc kết hợp niacinamide vào quy trình chăm sóc da có thể hỗ trợ điều trị mụn trên làn da của bạn.
Nhìn chung, không có nhiều nghiên cứu chứng minh phản ứng tiêu cực với niacinamide tại chỗ. Thành phần này thường được dung nạp tốt và không liên quan đến các tác dụng phụ bất lợi khi được sử dụng ở liều tiêu chuẩn.
Một số người có thể bị kích ứng, khô và mẩn đỏ da khi sử dụng niacinamide ở nồng độ cao (khoảng 10%). Khi chuyển sang sử dụng niacinamide ở thấp hơn (khoảng 4 hoặc 5%) có thể nhẹ nhàng hơn với làn da của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang trải qua quá trình đẩy mụn khi sử dụng niacinamide, thì đó có thể là do một thành phần khác trong sản phẩm bạn đang sử dụng. Ví dụ, một số sản phẩm có chứa cả niacinamide và retinol, và retinol là một thành phần có thể đẩy mụn trên da.
Dùng niacinamide bị lên mụn không?
Mặc dù niacinamide không đẩy mụn nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn vẫn có thể bị lên mụn khi sử dụng niacinamide:
Sử dụng niacinamide ở nồng độ quá cao, không phù hợp với da
Như đã nói ở trên, một số người có thể bị kích ứng, khô và mẩn đỏ da khi sử dụng niacinamide ở nồng độ cao (khoảng 10%). Để tránh những nguy cơ kích ứng và nổi mụn xảy ra, tốt nhất, bạn nên sử dụng niacinamide vừa phải. Bắt đầu sử dụng niacinamide ở nồng độ thấp để kiểm tra phản ứng của da trước khi tăng dần nồng độ sử dụng theo khả năng chịu đựng của da.

Do các thành phần chăm sóc da khác có trong sản phẩm
Hầu hết các sản phẩm niacinamide cũng chứa nhiều thành phần khác. Nếu bất kỳ thành phần nào trong số này làm làm tăng tốc độ luân chuyển tế bào da thì chúng có thể trở thành nguyên nhân “đẩy mụn” trên da của bạn. Một số thành phần cũng có thể “gây mụn”, có nghĩa là chúng có nhiều khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
Các thành phần có thể thúc đẩy tốc độ luân chuyển của tế bào da và gây ra tình trạng “đẩy mụn’’ bao gồm:
- Retinoids (ví dụ: tretinoin, retinol, retinaldehyde, v.v.)
- AHA (ví dụ: axit glycolic, axit lactic, axit malic, axit mandelic)
- BHA (ví dụ như axit salicylic).
Cơ địa dị ứng với niacinamide hoặc một thành phần nào khác trong sản phẩm
Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng nổi mụn khi dùng niacinamide cũng có thể xảy ra khi bạn bị dị ứng với niacinamide (dù sử dụng ở bất cứ nồng độ nào, thấp hay cao) hoặc một thành phần nào khác trong sản phẩm.
Dùng niacinamide bị lên mụn phải làm sao?
Tình trạng dùng niacinamide bị lên mụn không quá phổ biến nhưng nếu điều này xảy ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục đơn giản như:
- Kiểm tra các thành phần khác trong sản phẩm của bạn. Nếu nó có các thành phần gây mụn, như axit oleic hoặc butyl stearat, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm không gây dị ứng .
- Nếu sản phẩm có thành phần hoạt tính như retinol, khả năng nổi mụn có thể là do thành phần đó. Điều này cũng có nghĩa là thành phần hoạt động đang thực hiện công việc của nó và sau khoảng vài tuần tình trạng này sẽ hết, bạn hoàn toàn không cần phải quá lo lắng.
- Hãy tìm các sản phẩm có 4 – 5% niacinamide thay vì 10% vì chúng có thể ít gây kích ứng, gây mụn hơn.
- Sử dụng sản phẩm ít thường xuyên hơn vì việc sử dụng hàng ngày có thể khiến da bạn phải xử lý quá nhiều.
- Cho dù bạn đang bị đẩy mụn hay nổi mụn, hãy tránh chà xát hoặc tẩy tế bào chết trên da. Điều này có thể gây ra viêm nhiều hơn.
- Tránh nặn mụn và gây kích ứng. Cố gắng không chạm vào mặt bạn.
- Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc thành phần mới nào cho đến khi tình trạng kích ứng dịu đi.
- Cách tốt nhất để ngăn phản ứng với sản phẩm chăm sóc da là thử trước trên một vùng da nhỏ, tốt nhất là ở nơi nào đó đại diện cho nơi bạn định sử dụng nhưng kín đáo hơn (ví dụ như đường viền hàm hoặc sau tai của bạn). Áp dụng sản phẩm hàng ngày trong ít nhất 5 ngày và nếu không có phản ứng, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.

Đôi khi, rất khó để biết thành phần chính xác gây ra các triệu chứng của bạn. Trong trường hợp này, hãy cân nhắc nói chuyện với chuyên gia da liễu.
Hãy cho họ biết chính xác sản phẩm bạn đang sử dụng để họ có thể kiểm tra danh sách thành phần. Từ đó, chuyên gia da liễu có thể kiểm tra da của bạn, xác định nguyên nhân gây ra kích ứng và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
Niacinamide không đẩy mụn như một số thành phần hoạt tính khác nhưng trong một số trường hợp bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng dùng niacinamide bị lên mụn. Mong rằng qua bài viết hôm nay, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng dùng niacinamide bị lên mụn đồng thời nắm được cách khắc phục phù hợp khi tình trạng này xảy ra. Chúc các bạn thành công!