Equity là gì? Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là gì?

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi thành lập cũng cần có nguồn vốn để khởi sự doanh nghiệp. Equity hay Vốn chủ sở hữu là khái niệm được nhà đầu tư và doanh nghiệp rất quan tâm.

Vậy khái niệm Equity là gì? Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào? Làm sao để đọc được Equity trên báo cáo tài chính? Đây sẽ là những nội dung được trình bày trong bài viết sau đây.

1. Equity là gì?

Dưới góc nhìn kinh tế, Equity có nghĩa là Vốn chủ sở hữu. Equity chính là phần tài sản thuần của doanh nghiệp và thuộc sở hữu của cổ đông. Vốn chủ sở hữu (Equity) được hiểu là phần còn lại của giá trị tài sản doanh nghiệp sau trừ đi các khoản nợ phải trả.

Khái niệm Nguồn Vốn Equity là gì?

Mỗi doanh nghiệp đều được vận hành và duy trì hoạt động bởi một nguồn vốn nhất định. Các nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn khác nhau. Về cơ bản, cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Vốn chủ sở hữu (Equity) và Vốn nợ

Hay nói cách khác, Equity là nguồn vốn thuần thuộc về doanh nghiệp và ban đầu đến từ cổ đông còn Vốn nợ chính là nguồn vốn kinh doanh cần đi vay từ bên ngoài như ngân hàng hoặc các bên khác.

2. Các thành phần gộp thành Vốn chủ sở hữu – Equity là gì?

Thật ra, vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.

Đối với một doanh nghiệp, Equity được gộp từ các nguồn sau: Vốn đầu tư hay vốn góp ban đầu của chủ sở hữu (gọi là Owner’s Equity); Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, phần lớn là các khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (profit) và các quỹ; Chênh lệch đánh giá tài sản và các nguồn khác.

Equity là gì? Nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng thành phần ngay bên dưới. 

2.1 Vốn đầu tư (hay vốn góp) của chủ sở hữu

Đây chính là số vốn đầu tư của cổ đông. Vốn cổ đông trong tiếng Anh là Shareholders’ equity, Stockholders’ equity hay Share Capital. Vốn cổ đông thường viết tắt là SE.

Vốn cổ đông cũng được gọi là vốn chủ sở hữu. Vốn cổ đông là quyền lợi của chủ sở hữu công ty trong khối tài sản chung sau khi đã khấu trừ đi tất cả các nghĩa vụ nợ.

SE bao gồm:

  • Vốn góp chủ sở hữu (hay vốn cổ phần): Là số vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định trong điều lệ công ty. Theo quy định, đối với CTCP, số vốn góp sẽ được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.

2.2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Khoản này đầu tiên bao gồm Lợi nhuận chưa phân phối. Bên cạnh đó, có thể kể đến các khoản quỹ của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Lợi nhuận chưa phân phối là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế và chưa chia cổ đông.
  • Các quỹ bao gồm: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,…

Các nguồn hình thành Equity là gì?

Các quỹ này được doanh nghiệp trích lập để sử dụng cho những mục đích khác nhau như dự phòng, hoặc cho hoạt động đầu tư. Nguồn được lấy từ nguồn lợi nhuận trong năm.

Tỷ lệ trích lập các quỹ được quy định trong Điều lệ công ty, và không vượt quá tỷ lệ mà pháp luật quy định.

Xem thêm: Lợi nhuận là gì?

Bạn có biết?

Vốn cổ đông SE và Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là hai nguồn tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu Vốn chủ sở hữu Equity.

Các nguồn vốn còn lại như chênh lệch đánh giá tài sản và các nguồn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn chủ sở hữu. 

2.3 Chênh lệch đánh giá tài sản trong Equity là gì?

Khoản tài chính này bao gồm:

  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, BĐS đầu tư, hay thậm chí là Hàng tồn kho…
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thường phát sinh trong các trường hợp: Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán phát sinh bằng ngoại tệ; Đánh giá lại các mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; Chuyển đổi BCTC từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng;

2.4 Các nguồn khác

Các nguồn khác có thể bao gồm:

  • Nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn kinh phí sự nghiệp, v.v…
  • Cổ phiếu quỹ: giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại. Giá trị này bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí liên quan.

3. Sự khác biệt giữa Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu Equity là gì?

Chắc hẳn khi mới thành lập doanh nghiệp, công ty nào cũng cần đảm bảo một khoản vốn điều lệ nhất định. Phần trên chúng ta đã tìm hiểu về Vốn chủ sở hữu (Equity). Vậy sự khác biệt giữa Vốn điều lệ và Equity là gì? Mời bạn hãy nhìn vào bảng so sánh bên dưới.

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Phân biệt vốn điều lệ là gì? và Equity là gì?

Vốn điều lệ 

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông công ty góp hoặc cam kết góp trong thời hạn nhất định. 

Số vốn này được quy định trong Điều lệ công ty.

Trên các báo cáo tài chính, nguồn vốn này được viết dưới tên gọi là Vốn cổ phần.

Nó là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp. 

Qua đó, làm cơ sở để phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các cổ đông.

Vốn điều lệ chỉ được phép thay đổi khi có sự đồng ý của cổ đông.

Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông. 

Như bạn đã biết, Equity được cấu thành từ Vốn cổ phần (vốn điều lệ), Lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác.

→ Như vậy, vốn chủ sở hữu có quy mô lớn hơn so với vốn điều lệ.

4. Bottom line – Tóm lược nội dung về Equity là gì?

Equity có rất nhiều nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Bạn có thể hiểu Equity theo các cách sau:

  • Dưới góc độ doanh nghiệp, Equity là tài sản thuần của doanh nghiệp và thuộc về sở hữu của Cổ đông.
  • Đối với các cổ đông, Equity là cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông.
  • Trên bảng cân đối Kế toán, Equity là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được (hoặc trừ đi khoản khấu trừ).

Equity là gì?

Bottom line – Vốn sở hữu Equity là gì?

  • Trong Bất động sản, Equity là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại trên thị trường của tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tài sản ấy phải trả cho chủ nợ do đã đem tài sản đó đi thế chấp. Vì vậy Equity sẽ là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp.
  • Trong nghiệp vụ mua bán Chứng khoán, Equity là giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.

Đối với doanh nghiệp, Cổ phần có thể được xem là Vốn sở hữu (Equity) vì nó thể hiện cho tỷ lệ sở hữu của cá nhân hay đơn vị nào đó trong công ty. 

Nhưng trái phiếu thì lại được xem như là nguồn vốn nợ (như đã trình bày phần đầu) bởi vì nó đại diện cho nghĩa vụ trả nợ của công ty. Một khi công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng đồng nghĩa với việc nợ chủ sở hữu trái phiếu một khoản tiền hay tài sản nhất định.

Equity nghĩa là gì?

Equity nghĩa là gì?

Nhìn chung, có thể hiểu Equity là phần sở hữu của chủ tài sản đối với bất cứ loại tài sản nào sau khi số nợ liên quan đến tài sản đó đã được trả hết. 

Ví dụ: Bạn sở hữu một khối tài sản như một ngôi nhà và chiếc ô tô, tất cả chúng đều không bị mang ra cầm cố, thế chấp hay mang đi trả nợ. Lúc này, khối tài sản thuần này sẽ được xem là Equity của bạn. Bạn hoàn toàn có quyền chủ sở hữu hoặc bạn có thể bán nó lấy tiền. 

Lời kết

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về Equity là gì? Bây giờ, bạn đã hiểu rõ hơn về Vốn chủ sở hữu rồi đúng không? Hy vọng thông tin trong bài viết hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn luôn thành công!

>>> Xem thêm: Pivot là gì? Pivot Point là gì? Cách đầu tư hiệu quả tại đây

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *