
FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Vốn FDI là gì? là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc và muốn tìm hiểu. Hãy cùng website SuSi đi tìm lời giải đáp qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
FDI là gì? Vốn FDI là gì?
FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment” tạm dịch là đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI có nghĩa là một cá nhân, công ty, tổ chức, hoặc doanh nghiệp ở quốc gia này bỏ tiền ra đầu tư dài hạn vào công ty, hay doanh nghiệp của quốc gia khác. Mục đích của chủ đầu tư là dành quyền sở hữu, quản lý doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận kinh doanh lâu dài từ số tiền đầu tư đó. Với FDI, các công ty nước ngoài quyền tham gia, kiểm soát trực tiếp vào hoạt động hàng ngày của công ty, doanh nghiệp ở quốc gia khác. Điều này có nghĩa là họ không chỉ đầu tư tiền mà còn đầu tư cả kiến thức, kỹ năng và công nghệ.
Định nghĩa về FDI của tổ chức Thương mại Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty (Theo wikimedia)
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hoạt động kinh doanh của mình.
Ưu điểm nhược của các doanh nghiệp FDI.
Ưu điểm FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Rất nhiều nhà kinh tế thực sự thích FDI, đặc biệt là khi nó chảy từ nước giàu sang nước nghèo. Bởi FDI có thể củng cố nền kinh tế địa phương bằng cách tạo công ăn, việc làm mới cho nhiều người và tăng thu thuế của chính phủ.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Các doanh nghiệp được đầu tư sẽ được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, công nghệ tiên tiến hiện đại để gia tăng sản xuất, dịch vụ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế ở quốc gia.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ nhiều các công ty ở nước ngoài, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty nước ngoài, mà ngay cả các công ty khác ở trong nước có quan hệ hợp tác làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư FDI sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. (theo wikimedia)
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Mục đích của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư FDI là khai thác các điều kiện ở các nước kém phát triển hơn về chi phí rẻ như: thuê mặt bằng, nhân công rẻ, từ đó công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê được nhiều nhân công địa phương làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của địa phương. Ngoài ra, các nhân công làm việc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn được đào tạo nhiều kỹ năng nghề nghiệp mới mẻ, bồi dưỡng nghiệp vụ giúp phát triển năng lực và tham gia sản xuất được tốt hơn. Từ đó, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng tốt giúp thu hút các FDI.
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. (Theo Wikimedia)
Nhược điểm của FDI
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm rung chuyển ngành công nghiệp ở nước đầu tư, bởi họ sẽ mang đến sự cạnh tranh cho các công ty trong nước. Nhưng điều này cũng tạo điều kiện kích thích, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng đi theo phương pháp kinh doanh hiện đại.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể bán các phần không có lợi của công ty cho các nhà đầu tư địa phương. Họ có thể sử dụng tài sản thế chấp của công ty để nhận các khoản vay địa phương với chi phí thấp và thay vì tái đầu tư nó, họ cho vay lại công ty mẹ.
Ví dụ về FDI
Chẳng hạn, năm 2017, Apple có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố khoản đầu tư 507,1 triệu đô la để thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ ba của Apple sau châu Mỹ và châu Âu. Khoản đầu tư được công bố đã thúc đẩy sự tăng trưởng của CEO Tim Cook đối với thị trường Trung Quốc mặc dù doanh thu Trung Quốc của Apple giảm 12% so với cùng kỳ trong quý trước thông báo.
Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI nhắm vào sản xuất và dịch vụ công nghệ cao của quốc gia, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tăng trưởng lần lượt 11,1% và 20,4% trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, thoải mái Các quy định FDI ở Ấn Độ hiện cho phép đầu tư trực tiếp 100% nước ngoài vào bán lẻ một thương hiệu mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định theo quy định được báo cáo tạo điều kiện cho Apple mong muốn mở một cửa hàng vật lý tại thị trường Ấn Độ. Cho đến nay, iPhone của công ty chỉ có sẵn thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến và vật lý của bên thứ ba.
Các cách thức đầu tư nước ngoài FDI
– Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
– Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
– Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
– Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm mở công ty con hoặc công ty liên kết ở nước ngoài, có được quyền lợi kiểm soát trong một công ty nước ngoài hiện có, hoặc bằng cách sáp nhập, mua lại, bán lẻ, dịch vụ, hậu cần và sản xuất hoặc liên doanh với một công ty nước ngoài.
Cân nhắc khi đầu tư FDI
Ngưỡng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thiết lập lợi ích kiểm soát, theo hướng dẫn do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD ) thiết lập, là tỷ lệ sở hữu tối thiểu 10% trong một công ty có trụ sở nước ngoài. Tuy nhiên, định nghĩa đó là linh hoạt, vì có những trường hợp có thể thiết lập lợi ích kiểm soát hiệu quả trong một công ty với ít hơn 10% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.
FDI bao gồm hình thức đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn đi ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình hợp tác FDI diễn ra đã diễn ra được 20 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này đòi hỏi nhà nước cần có thể chế pháp lý, môi trường và chính sách để thu hút FDI của nhiều nước khác chú ý tới Việt Nam để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm được cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế.
Với bài viết “FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Vốn FDI là gì? ở trên hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về FDI.
>>Xem thêm:FPI là gì? Sự khác biệt giữa FDI và FPI là gì?