FOB là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về FOB 2020

FOB là một thuật ngữ chuyên dùng trong hoạt động kinh doanh quốc tế, vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể nói, người làm việc trong hoạt động này cần nắm rõ và hiểu rõ về giá FOB cũng như phân biệt giữa FOB với CIF.

Đối với các lĩnh vực kinh tế, nhất là lĩnh vực kế toán quốc tế, thuật ngữ FOB sẽ xuất hiện xuyên suốt trong quá trình kiểm hàng tồn kho, vận chuyển để tính toán đưa vào Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Do đó, việc hiểu đúng và hiểu sâu về FOB là điều vô cùng cần thiết.

Hiểu được điều đó, bài viết này ra đời với mục đích giúp người đọc tìm hiểu FOB là gì? Bài viết sẽ cung cấp và cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết và mới nhất năm 2020 về thuật ngữ này. Đồng thời, giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa nó với CIF nữa. 

FOB là một điều khoản giao hàng trong Incoterms được sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế. Incoterms sẽ xuất hiện xuyên suốt cùng FOB, nên chúng tôi biết rằng bạn cũng cần hiểu rõ về thuật ngữ này. Đầu tiên, mời làm tìm hiểu khái niệm Incoterms trước. Khi đã hiểu Incoterms là gì, tất cả những khái niệm tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng với bạn ngay.

1. Incoterm là gì?

Theo thông tin từ Vinalogs Container Transportation, INCOTERMS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh International Commerce Terms, dịch nghĩa là bộ tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Incoterms là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên trong một hoạt động thương mại quốc tế.

INCOTERMS ra đời vào năm 1936. Tính đến năm 2020, nó trải qua 8 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và mới nhất là vào năm 2020.

Incoterms có 5 vai trò quan trọng như sau:

  • Là 1 bộ quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế.
  • Là tiếng nói chung trong giao nhận và vận tải hàng hóa.
  • Là phương tiện quan trọng để xây dựng hợp đồng ngoại thương.
  • Là phương thức để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
  • Là căn cứ pháp lý trong xử lí khiếu nại và tranh chấp giữa các bên.

Điều kiện Incoterms là gì

Incoterms 2020 là bản sửa đổi mới nhất, bản cập nhật mới này có 11 điều khoản chính xoay quanh các vấn đề:

  1. EXW | Ex Works – Giao hàng tại xưởng
  2. FCA | Free Carrier – Giao cho người chuyên chở
  3. CPT | Carriage Paid To – Cước phí trả tới
  4. CIP | Carriage & Insurance Paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới
  5. FAS | Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu

Incoterms 2020 là gì

Hình ảnh minh họa Incoterms 2020 (Nguồn: Internet)

6. FOB | Free On Board – Giao hàng trên tàu

7. CFR/ CNF/ C+F/ C&F | Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí

8. CIF | Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

9. DAP | Delivered At Place – Giao tại địa điểm

10. DPU | Delivery at Place Unloaded – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống

11. DDP | Delivered Duty Paid – Giao đã trả thuế

Chúng ta thấy có hẳn nội dung về FOB trong bản Incoterm cập nhật năm 2020. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ nội dung về FOB.

Bạn có thể xem thêm về Nội dung chi tiết Incoterms 2020 tại đây

2. FOB là gì?

FOB là một thuật ngữ trong Tiếng Anh của cụm từ Free On Board. Theo định nghĩa truyền thống về Free On Board, người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm giao dịch ngay khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.

FOB là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đây là một điều khoản giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và được thể hiện trong Incoterms.  

3. Nội dung của FOB trong bảng Incoterms cập nhật 2020

Incoterms 2020 nói rằng: Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng lên boong tàu an toàn tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FOB.

Nội dung chi tiết khá dài, được tóm tắt gọn như sau:

Free On Board có nghĩa là người bán hàng hoàn thành trách nhiệm cho người mua khi hàng được đặt trên boong tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc xếp (hoặc tại nơi chỉ định nhận hàng của người mua).

  • FOB quy định: Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó.
  • FOB yêu cầu người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • FOB được sử dụng với phương thức vận tải biển.
  • Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.

4. Giá FOB là gì và bao gồm những gì?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có). Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.

Trong Hợp đồng thương mại cần chỉ rõ ràng và đầy đủ: 

FOB + Tên cảng xếp hàng

Ví dụ: FOB Cat Lai, Vietnam

Giá FOB là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

4.1 Trách nhiệm FOB giữa bên bán và bên mua

Bên Bán

Bên Mua

  • Giao hàng lên tàu tại cảng quy định
  • Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro trước khi hàng được xếp lên tàu.
  • Thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép  XK và trả thuế.
  • Chuyển giao hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.
  • Thông báo cho người mua là hàng đã lên tàu
  • Thanh toán tiền hàng.
  • Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
  • Chịu chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa
  • Thông quan nhập khẩu và trả thuế.

Hai khái niệm con của FOB bạn cần quan tâm nữa là: FOB điểm giao hàng và FOB điểm đến.

Tìm hiểu về FOB

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

4.2 FOB DESTINATION (FOB điểm đến) là gì?

Ngược lại, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển cho người mua khi hàng được giao đến địa điểm chỉ định trên nước người mua. Người bán sẽ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Ví dụ:

Công ty A tại Mỹ nhập lô quần áo từ công ty B tại Việt Nam, kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping destination – tức giao hàng tại điểm đến (công ty A chỉ định tại Mỹ).

Nếu công ty B không giao hàng được cho công ty A đúng nơi hoặc hàng hóa có tổn thất, thì công ty A có quyền công ty B giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm cho tới khi hàng được giao tới nơi an toàn.

4.3 Free On Board Shipping Point (FOB điểm giao hàng) là gì?

Với Shipping point – địa điểm giao hàng sẽ là: Trên lan can tàu. Tại đây quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.

Ví dụ: Công ty ABC tại Nhật Bản mua lúa gạo từ công ty XYZ tại Việt Nam, kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping point. Nếu trong quá trình vận chuyển từ cản đến khi cập cảng Nhật Bản, hàng hóa bị tổn thất thì công ty ABC (phía Nhật) không được quyền yêu cầu công ty XYZ (phía Việt Nam) giao lại hàng.

Công ty XYZ có trách nhiệm giao hàng đến cảng, giao hàng cẩn thận cho người vận chuyển lên lan can tàu và hoàn thành trách nhiệm giao dịch tại đó.

Điều kiện này thực tế ít thấy áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu không để ý, sẽ rất dễ nhầm lẫn với điều khoản CFR (Cost & Freight).

5. Phân biệt giữa FOB và CIF

FOB và CIF đều giống nhau ở điều kiện là rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ khác nhau ở trách nhiệm chi phí. Đối với CIF thì người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa.

Phân biệt FOB and CIF

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 thuật ngữ này sẽ được trình bày gãy gọn như sau:

GIỐNG NHAU

  • FOB và CIF là 2 điều khoản được dùng nhiều nhất hiện nay.
  • Điểm chuyển giao rủi ro đều là cảng xếp hàng.
  • Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan, người mua là thủ tục nhập khẩu.

ĐIỂM KHÁC NHAU

FOB

CIF

  • FOB + Tên cảng xếp hàng
  • Giao hàng lên tàu
  • Người bán không phải book tàu, người mua book tàu.
  • Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếp
  • CIF + Tên cảng đích
  • Tiền hàng + bảo hiểm + cước phí
  • Người bán tìm đơn vị vận chuyển.
  • Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp
  • Điểm chuyển giao chi phí: tại cảng dỡ

 

Điều kiện FOB là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Free On Board và những nội dung liên quan được quy định trong Incoterms 2020 là những thông tin quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối với người làm trong lĩnh vực này cần cập nhật thông tin thường xuyên. Việc bạn càng nắm rõ nhiều thông tin chính xác và mới nhất sẽ giúp nhiều cho công việc của mình.

Kết luận

Qua bài viết này, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu về FOB là gì? Những nội dung liên quan và cách phân biệt với CIF. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn thành công trong công việc và cuộc sống.

>>> Xem thêm: MSDS là gì? Tại sao an ninh hàng không luôn yêu cầu MSDS 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *