Franchise là gì? Lợi ích của nhượng quyền kinh doanh?

Franchise là gì? Bạn đang suy nghĩ đến một mô hình kinh doanh để bắt đầu doanh nghiệp của riêng bạn? Bạn đã nghe nói đến mô hình kinh doanh Franchise nhưng chưa hiểu nó là gì? Franchise là một hình thức nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh. 

Không để bạn phải chờ lâu hơn nữa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Franchise là gì? Sự khác biệt cơ bản trong cách hình thức franchise là gì? Nhượng quyền thương hiệu mang lại lợi ích gì?

1. Franchise là gì?

Trả lời nhanh: Franchise là hình thức nhượng quyền thương hiệu, tức là cho phép một tổ chức hay cá nhân được kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ theo hình thức của một thương hiệu đã có trước đó.

Franchise là gì?

Franchise là gì? (Hình minh họa – Nguồn: Internet)

“Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp với “Franc” có nghĩa là “free” – dịch sang tiếng Việt là tự do. Theo từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học thì Franchise hay Franchising được hiểu là nhượng quyền kinh doanh.

Theo đó, doanh nghiệp bán thương hiệu cho phép doanh nghiệp khác mua lại thương hiệu của họ. Đồng thời, sử dụng sản xuất hay bán dịch vụ trên thương hiệu đó. Đổi lại doanh nghiệp mua thương hiệu phải trả cho bên bán một khoản phí sử dụng bản quyền.

2. Ý nghĩa của Franchise là gì?

Franchise mang lại ý nghĩa thương mại cho cả 2 bên bán thương hiệu và nhận quyền thương hiệu. Cụ thể, bên nhượng quyền được gọi là franchisor và bên nhận quyền được gọi  là franchisee. 

Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua thương hiệu đảm nhiệm và doanh nghiệp bán franchise chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…

Fanchise nghĩa là gì?

Ý nghĩa của Franchise là gì? (Ảnh minh họa)

Song song đó,bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền cung cấp. Tuy nhiên, bên nhượng quyền vẫn cần phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền. 

3. Bốn hình thức cơ bản của Franchise là gì?

Trong hình thức nhượng quyền Franchise, có 4 loại cơ bản bao gồm: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện, nhượng quyền kinh doanh có đầu tư vốn và nhượng quyền kinh doanh có sự tham gia của quản lý. Chúng ta sẽ cùng nhau phân biệt từng loại hình thức Franchise.

3.1 So sánh giữa nhượng quyền toàn diện và nhượng quyền không toàn diện toàn diện

Nhượng quyền toàn diện

(Full-Business Format Franchise)

Nhượng quyền không toàn diện toàn diện

(Non-Business Format Franchise)

Non-Business Format Franchise mang nguyên tắc quản lý thoải mái hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:

– Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product Distribution Franchise)

– Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Franchise)

– Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademark License)

– Kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

Franchising lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam ngày một phổ biến và được nhiều chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Điển hình là các thương hiệu nhượng quyền được mua nhiều nhất hiện nay như Dunkin’ Donuts, Domino’s Pizza, McDonald’s, Gongcha, KFC…

Full Business Format Franchise mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:

– Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.

– Bí quyết quy trình sản xuất, công nghệ, kinh doanh.

– Hệ thống thương hiệu.

– Sản phẩm, dịch vụ.

Bên mua nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ.

các hình thức Franchise

Các hình thức Franchise là gì? (Hình ảnh minh họa)

3.2 So sánh giữa nhượng quyền kinh doanh có đầu tư vốn và nhượng quyền kinh doanh có sự tham gia của quản lý 

Nhượng quyền kinh doanh có đầu tư vốn (Equity Franchise)

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management Franchise)

Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Trong nhượng quyền tham gia quản lý Management Franchise, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh.

Phía trên là những hình thức nhượng quyền khác nhau, mỗi hình thức có những đặc trưng cơ bản và riêng biệt. Tại sao, những năm trở lại đây hình thức Franchise lại phổ biến nhiều như vậy. Chúng ta hãy cùng xem lợi ích của Franchise là gì?

4. Lợi ích Franchise mang lại là gì?

Vì có 2 bên tham gia vào một thương vụ nhượng quyền, do vậy phần lợi ích đều thuộc về 2 phía. Chúng ta sẽ cùng phân tích lợi ích của từng bên. 

4.1 Đối với bên nhượng quyền (Franchior)?

  • Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng
  • Hình ảnh thương hiệu của họ được nhân rộng
  • Họ nhận được một phần lợi nhuận rất khá từ phía Franchisee
  • Đối với hình thức nhượng quyền có sự đầu tư vốn, bên nhượng quyền còn được tham gia vào bộ máy Hội đồng quản trị. Thậm chí, với hình thức franchise “hời hợt” không toàn diện thì phía Franchise vẫn phải có trách nhiệm hoàn thành các khoản phí nhất định cho bên Franchisor.

4.2 Đối với các Franchisee – bên nhận quyền

Phương thức kinh doanh nhượng quyền giúp các chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, không phải tốn nguồn lực vào việc setup mặt bằng hàng tháng, vắt óc suy nghĩ ý tưởng độc đáo hay tìm kiếm đội ngũ nhân sự đắc lực. 

Hơn nữa, với danh tiếng vốn có từ thương hiệu của họ sẽ giúp nhiều chủ đầu tư không phải chật vật, “đau đầu” tìm cách thu hút khách hàng tiềm năng, tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu.

Khả năng thành công của các doanh nghiệp Franchisee thường sẽ cao hơn các startup thông thường.

5. Top các đơn vị nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

5.1 Thương hiệu Pizza Hut

Đây là một thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ với chuỗi các cửa hàng được nhượng quyền thương mại chuyên cung cấp các món ăn nhanh như pizza, mỳ ống, bánh mì bơ tỏi,… Ở nước ta, hiện nay Pizza Hut có tới hàng chục cửa hàng trên khắp cả nước, nó đã và đang đem lại nguồn cung và doanh thu lớn cho các nhà kinh doanh trong nước.

5.2 Cà phê Trung Nguyên

Trung Nguyên là thương hiệu Việt đầu tiên nhượng quyền ra thế giới, và đã triển khai hình thức này từ rất sớm tại Việt Nam. Ngoài những ứng dụng công thức của chuỗi nhượng quyền thương mại, mô hình kinh doanh nhượng quyền của Trung Nguyên đến nay vẫn phát triển tốt là do yếu tố chất lượng cà phê đồng nhất và không gian quán thân thiện để luôn tạo sự hứng khởi cho khách hàng.

Top đơn vị Franchise nổi tiếng

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

5.3 Công ty thời trang Blue Exchange

Xuất hiện trên thị trường thời trang Viêt từ năm 2001 đến nay, Công ty Blue Exchange đã mở rộng cửa hàng phân phối với hình thức nhượng quyền kinh doanh lên đến 250 cửa hàng trải khắp các tỉnh trên cả nước. Các sản phẩm Blue Exchange hướng tới sự tiện ích cao, năng động và chủ yếu hướng vào giới trẻ.

5.4 Thương hiệu trà sữa Tocotoco

Tocotoco franchise là một thương hiệu trà sữa đang có mạng lưới phân phối cửa hàng nhượng quyền tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tocotoco đã có mặt tại tất rất nhiều địa điểm của Hà Nội với gần 30 cơ sở. Bên cạnh đó thì Tocotoco đã vươn tới tận Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số tỉnh thành khác.

Nếu bạn muốn bắt đầu khởi sự doanh nghiệp của mình ngay, bạn có thể ghé qua trang VNFranchise để tìm hiểu xem hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đang sôi nổi thế nào bạn nhé.

Kết luận

Qua bài viết này, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu về Franchise là gì? Phân biệt các hình thức nhượng quyền và lợi ích của nó mang lại. Đồng thời, chúng ta cũng như mở rộng kiến thức với các TOP thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam. 

>>> Xem thêm: CFA là gì? Chứng chỉ CFA được đánh giá cao hơn MBA đúng không? 

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu bạn đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh, mô hình Franchise cũng là một sự lựa chọn đáng được bạn cân nhắc đấy. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *