FTA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

FTA LÀ GÌ? FTA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

FTA là gì? Các thời báo và các chương trình thời sự quốc gia thường xuyên đưa tin về hiệp định FTA nhưng chúng ta có thật sự hiểu rõ về hiệp định này?

Trong bối cảnh hiện tại chắc hẳn mọi người đều đã thừa nhận rằng, toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu. Khi các nền kinh tế đã phát triển ra khỏi phạm vi lãnh thổ một quốc gia, các hiệp định quốc tế ra đời để giúp các nền kinh tế phát triển mà không còn rào cản về mặt địa lý nữa. FTA là một trong những hiệp định như vậy. 

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đối với Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia thành viên WTO nói chung, FTA là một trong những thuật ngữ quan trọng cần được quan tâm bởi các hiệp định FTA được ký kết đều có sức ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế của quốc gia và khu vực về nhiều mặt. Vậy rốt cuộc FTA là gì? Sự ảnh hưởng của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào? 

Đây sẽ là những nội dung xuyên suốt trong bài viết này. Mời bạn cùng với totvadep.com đi tìm lời giải đáp nhé!

FTA là gì?

 FTA là viết tắt của cụm từ Free Trade Agreement, tạm dịch là Hiệp định thương mại tự do.

Trả lời cho câu hỏi Hiệp định thương mại tự do (FTA) là gì, Trung tâm WTO và Hội Nhập – VCCI (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) khẳng định như sau:

“Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau.”

Hình ảnh minh họa? (nguồn ảnh: Internet)

Theo thông tin cung cấp từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hiệp định thương mại tự do (FTA, viết tắt từ tiếng Anh của Free Trade Agreement) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. 

Theo một cách hiểu khác, FTA cũng có thể được hiểu là từ rút gọn của từ Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do) hoặc cũng có thể hiểu là Free trade agreement (Hiệp định thương mại tự do) như các định nghĩa phía trên. Mục đích chính thức của FTA trong quá trình thương thảo giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết là nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với thương mại.

Một FTA thường gồm có những yếu tố quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa/dịch vụ được giao dịch giữa các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của nhau.

Hình ảnh minh họa sự hợp tác (Nguồn ảnh: Internet)

Nội dung chính của một FTA là gì?

Trước khi tìm hiểu nội dung của một FTA, chúng ta cùng điểm qua các thông tin quan trọng cần biết như sau:

  • Thứ nhất, FTA có thể mang nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như Hiệp định đối tác kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại khu vực ( Regional Trade Agreement),v.v… Nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các thành viên.
  • Thứ hai, Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (Ví dụ như Việt Nam, Nhật Bản, Chi lê,..) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh Châu Âu, Hong Kong – Trung Quốc,..). Vì vậy, khi nói đến thành viên của FTA, người ta hay dùng từ chung là “Nền kinh tế”.
  • Thứ 3, Các FTA có thể là song phương (02 thành viên) hoặc đa phương, đa khu vực (nhiều hơn 2 nền kinh tế).

AFTA la gi

Hiệp định thương mại khu vực AFTA (Nguồn ảnh: Internet)

Nội dung FTA bao gồm những gì?

Một Hiệp định thương mại FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau:

  1. Đầu tiên là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
  2. Thứ hai là quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại.
  3. Thứ ba là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế hay được kéo dài không quá 10 năm.
  4. Cuối cùng thường là quy định về các quy tắc xuất xứ.

Các thông tin khác nói tới nỗi lo tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các cách thức làm hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường…

Những loại hình FTA 

Tại Việt Nam hiện nay, có một số loại hình FTA như sau:

  1. FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực. Ví dụ AFTA.
  2. FTA song phương: được ký giữa 2 nước. Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê..;

FTA viet nam chau au

Hiệp định thương mại tự do FTA (Hình ảnh minh họa – nguồn internet)

  1. FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau. Ví dụ như TPP…;
  2. FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: ví dụ các FTA được ký giữa một bên là tổ chức ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Hay FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU.

Những Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia là gì?

Theo cập nhật mới nhất ngày 13 tháng 02 năm 2020, thông tin từ Bách khoa toàn thư mở như sau: 

FTA song phương:

  • Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA):

Hai bên đã ký kết Hiệp định VJEPA vào ngày 25/12/2008, hiệp định tiếp tục có hiệu lực vào ngày 1/10/2009– Đây chính là Hiệp Định thương mại tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký kết. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA đã bắt đầu ngay khi hiệp định có hiệu lực Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung tại các năm 2019 và năm 2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. cùng lúc đó hai bên cam kết tự do hóa kim ngạch thương mại.

FTA Viet Nam Nhat Ban

FTA Việt Nam – Nhật Bản (Nguồn ảnh: Internet)

  • Việt Nam – Chile

Ngày 11-11-2011, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Chile đã được ký kết. Chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014.– Hiệp định chỉ trong lĩnh vực hàng hóa, nội dung hiệp định quy định: quy định về một số dòng thuế và kim ngạch sẽ được xóa bỏ thuế, giảm thuế trong khoảng thời gian nhất định.

FTA Vietnam-Chile

FTA Việt Nam – Chile (Nguồn ảnh: Internet)

  • Việt Nam – Hàn Quốc

FTA vietnam-hanquoc

FTA Việt Nam – Hàn Quốc (Nguồn ảnh: Internet)

  • Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU)

Hiệp định được ký kết vào ngày 29/5/2015. Bởi nước ta và 5 nước thành viên của liên minh kinh tế Á- Âu.– Hiệp định bao gồm các Chương chính về Thương mại sản phẩm, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện SPS và TBT, công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế.

FTA Vietnam-Chau Au

FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu 

– Nội dung của Hiệp Định bao gồm:

+ Đảm bảo xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng

+ Danh mục một số mặt hàng đảm bảo xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

FTA đa phương:

Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)

FTA da phuong la gi

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  1. ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
  2. ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
  3. ASEAN – Nhật Bản (AJFTA)
  4. ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)
  5. ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA)
  6. ASEAN – Hồng Kông (AHKFTA)
  7. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
  • Đang chờ có hiệu lực:

  1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
  • Chưa kí kết:

  1. RCEP
  2. Việt Nam – EFTA
  3. Việt Nam – Israel

FTA tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực và phát triển. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

FTA anh huong den VietNam nhu the nao

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Do vậy, Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng và kiện toàn khi tiến hành thực thi các FTA, đặc biệt là đối với 2 FTA thế hệ mới – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Mời bạn điểm qua những tác động của FTA đến nền kinh tế Việt Nam trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực

Tác động tích cực của FTA là gì?

  • Đầu tiên, nhờ các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ thu hút thêm được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ ngoài nước đầu tư vào trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Việt Nam từ sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu thô sơ và thủ công sẽ được nâng lên giai đoạn chế biến công nghệ cao, chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn.
  • Thứ hai, nhờ những lợi thế từ FTA thế hệ mới, xóa bỏ phần lớn thuế quan về hàng hóa giữa Việt Nam với các nước, mang lại cơ hội cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp Việt.
  • Thứ ba, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là lợi ích tiếp theo mà các FTA thế hệ mới mang lại. Việt Nam có thêm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, giảm lệ thuộc vào một thị trường cụ thể, giảm rủi ro kinh doanh thương mại khi thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Hiep dinh thuong mai quoc te FTA

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  • Thứ tư, các FTA thỏa thuận về lao động giúp cho người lao động Việt Nam được bảo vệ về quyền lợi, nâng cao tiêu chuẩn và điều kiện hỗ trợ ưu đãi trong môi trường làm việc cho người lao động; đồng thời gia tăng thu nhập (ước tính 4-5%).
  • Thứ năm, vấn đề về môi trường cũng được cam kết trong các FTA thế hệ mới, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, gìn giữ và cân bằng các nguồn tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

Hoat dong xuat nhap khau FTA

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  • Thứ sáu, với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng, các FTA “thế hệ mới” sẽ giúp Việt Nam kiện toàn, cải thiện hơn nữa bộ máy quản lý nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam. 
  • Thứ bảy, cam kết hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ giúp các thành viên tham gia cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh.

Thách thức mà FTA mang đến cho nền kinh tế Việt Nam là gì?

Một sự thật không thể chối cãi là bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại thì các Hiệp định thương mại tự do cũng mang đến nhiều thách thức lớn đối với Việt Nam, cụ thể: 

  • FTA làm tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, trước hết là các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động.
  • Thời gian để triển khai và thực thi các cam kết tại các FTA cũng đang là lực cản lớn đối với Việt Nam. 

Ví dụ: Với các FTA thông thường, tổng thời gian thực thi tất cả các cam kết kéo dài 10 năm. Với các FTA thế hệ mới, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết chỉ trong 5-7 năm; trong đó, nhiều điều khoản sẽ phải thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhiều thỏa thuận sẽ phải thực hiện sau 2 – 3 năm.

Hiep dinh thuong mai FTA

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  • FTA cũng mang đến áp lực đối với những lĩnh vực còn yếu, còn thiếu ở Việt Nam như: Giao thông vận tải, IPR, đào tạo nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật có tay nghề cao… khó đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Áp lực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng lên nhiều ngành nghề đang được bảo hộ trong nước (ô tô, mía đường, xăng dầu…)
  • Nhiều sản phẩm truyền thống của Việt Nam chưa được đăng ký theo Luật.
  • Sở hữu trí tuệ quốc tế dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu, cạnh tranh yếu trên thị trường nước ngoài;
  • Trình độ nguồn nhân lực trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành máy móc công nghệ cao, thiếu lao động thành thạo ngoại ngữ.

KẾT LUẬN

Bài viết này, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu FTA là gì? Những nội dung xoay quanh FTA cũng như ảnh hưởng của FTA đến nền kinh tế Việt Nam. Các Hiệp định quốc tế như FTA  luôn ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế nói chung cả mặt tích cực và tiêu cực. Thế nhưng, chúng ta vẫn mong chờ FTA sẽ mang đến sự thịnh vượng chung cho các nền kinh tế thành viên.

Hy vọng chúng tôi đã cung cấp được những thông tin bổ ích đến với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Chúc bạn thành công trong cuộc sống. 

>>> Xem thêm: R&D là gì? Hoạt động R&D tại các công ty Việt Nam hiện nay như thế nào tại đây bạn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *