GRDP LÀ GÌ? NỘI DUNG GRDP VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH

GRDP là gì? Nội dung cần biết quanh thuật ngữ kinh tế này là gì? Phương pháp tính GRDP ra sao? Nếu bạn đang thắc mắc về GRDP và muốn tìm hiểu về chỉ số này, Totvadep.com xin mời bạn tham khảo bài viết ngay nhé!

1. Khái niệm GRDP là gì?

GRDP là viết tắt của thuật ngữGross Regional Domestic Product, có nghĩa là Tổng sản phẩm trên địa bàn. Chỉ số này dùng để thống kê, đo lường quy mô nền kinh tế trên một địa bàn, khu vực. 

Theo Wikipedia, GRDP là chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của hoạt động sản xuất được thực hiện bởi các đơn vị sản xuất trên địa bàn Tỉnh, Thành Phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 (Nguồn ảnh: Internet)

2. Ý nghĩa của GRDP là gì?

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là khái niệm kinh tế học có ý nghĩa thể hiện toàn bộ kết quả của các hoạt động động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế của Tỉnh/ Thành phố.

Tại Việt Nam, GRDP là chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của Hàng hóa & Dịch vụ được sản xuất trên địa bàn Tỉnh/TP trong một khoảng thời gian nhất định thường là 6 tháng hoặc 1 năm.

Cụm từ “Hàng hóa & dịch vụ cuối cùng” được hiểu là không tính Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng ở những khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

GRDP là viết tắt của từ gì?

GRDP phản ánh mối quan hệ sản xuất, phân phối, sử dụng các sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ của địa phương nhất định. Chỉ số này bao gồm ước tính về 3 lĩnh vực chính với các phân ngành cụ thể như sau: 

  • Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Ngư nghiệp
  • Công nghiệp: Xây dựng, sản xuất chung, khai thác, điện, nước,…
  • Dịch vụ: Du lịch, nhà hàng – khách sạn, truyền thông, lưu trữ, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, bất động sản, quyền sở hữu nhà đất, các hoạt động vui chơi giải trí,..

 3. Phương pháp tính GRDP là gì?

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) được tính theo giá hiện hành và giá so sánh. Việc tính toán chỉ số GRDP được áp dụng tại các địa bàn ở Việt Nam có sự giống nhau với một số quốc gia khác trên thế giới song vẫn tồn tại một số sự khác biệt nhất định trong việc lấy số liệu và phương pháp tính.

Chỉ số GRDP được tính theo giá hiện hành và giá so sánh. Về mặt lý thuyết, có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành, gồm:

➯Phương pháp sản xuất:

GRDP = GO + TNK – TC

  • GO: Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế.
  • TNK: Thuế nhập khẩu vào tỉnh/thành phố.
  • TC: Trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/TP

Hay viết cách khác là:

GRDP = Tổng giá trị tăng thêm mới của tất cả các ngành + thuế nhập khẩu – trợ cấp sản xuất phát sinh.

➯Phương pháp thu nhập: 

GRDP = TNKT + TSX + KH + LN

  • TNKT: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền). Tổng cộng toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật của lao động thu được trong thời kỳ (năm) nghiên cứu, như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và đóng công đoàn phí, v.v.
  • Thu nhập hỗn hợp bao gồm tiền và giá trị hiện vật thu từ sản xuất kinh doanh của các hộ dân cư, các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh sau khi lấy tổng thu từ sản xuất kinh doanh trừ đi tổng chi phí sản xuất kinh doanh (gồm chi nguyên nhiên vật liệu; chi dịch vụ thuê ngoài; thuế, phí phải nộp,…) tương ứng với phạm vi thu từ sản xuất kinh doanh đó của các đơn vị đó trong năm.
  • TSX: Thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất).
  • KH: Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất.
  • LN: Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.

Hay viết gọn là:

GRDP = Tổng thu nhập của các yếu tố tham gia lao động, sản xuất + thuế sản xuất + khấu hao tài sản cố định trong sản xuất + thặng dư. 

Phương pháp sử dụng: 

GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK

  • TDCC: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương.
  • TLTS: Tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm).
  • CLXNK: Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.

Hay viết gọn là: 

GRDP = Tiêu dùng cuối cùng + tích lũy tài sản+ chênh lệch XNK hàng hóa, dịch vụ

Lưu ý: Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 03 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất.

Theo giá so sánh, GRDP – Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng. Do đó, không có chỉ số giá phù hợp để tính trực tiếp, GRDP thường được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh.

4. Lợi ích khi sử dụng chỉ số GRDP là gì?

Về cơ bản, GRDP giống với GDP (chúng ta thường hay sử dụng để phản ánh tổng sản phẩm quốc nội). Điểm giống nhau là chúng cùng phản ánh giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế trên địa bàn trong thời gian nhất định. Song, việc tính toán chỉ số GRDP mang lại nhiều lợi ích hơn như:

  • GRDP có độ chính xác cao, không bị trùng lặp hoặc sai sót về kết quả sản xuất kinh doanh của những đơn vị giữa các tỉnh/TP.
  • Nó thể hiện sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung cũng như riêng của từng ngành
  • Ưu điểm nổi bật tiếp theo là GRDP phù hợp, đáp ứng được quy định chung của Liên Hiệp Quốc về thống kê tài khoản quốc gia.
  • GRDP còn khắc phục được chênh lệch số liệu một cách rất hiệu quả giữa Trung ương và địa phương bởi việc tính toán, công bố do một đơn vị địa phương thực hiện.
  • Cuối cùng, chỉ số này thể hiện sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung của ngành kinh tế khu vực.

Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn đọc khái niệm cơ bản về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cùng với những ưu điểm của việc sử dụng chỉ số này. Rất cảm ơn bạn đọc đã tìm hiểu và nghiên cứu về GRDP là gì. Chúng bạn thành công!

>>> Xem thêm :

  • GMV là gì ?
  • Phân biệt GRDP và GDP như thế nào? tại đây
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *