Inventory có thể hiểu là Hàng tồn kho, đây là một loại tài sản có giá trị của các công ty. Việc hiểu rõ về Inventory thật sự rất cần thiết.
Vậy Inventory là gì? Cách xếp loại hàng tồn kho như thế nào? Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp của Inventory là gì? Lưu trữ hàng tồn kho thì doanh nghiệp cần tốn chi phí gì? Hãy tìm hiểu về Inventory ngay trong bài viết này bạn nhé.
NỘI DUNG TÓM TẮT
- 1 1. Inventory là gì?
- 2 2. Hàng tồn kho – Inventory là gì?
- 3 3. Cách xếp loại hàng tồn kho Inventory là gì?
- 4 4. Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp của Inventory là gì?
- 5 5. Lưu trữ hàng tồn kho thì doanh nghiệp cần tốn chi phí gì?
- 6 6. Tại sao các doanh nghiệp đều lưu trữ hàng tồn kho – Inventory?
- 7 7. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho – Inventory là gì?
- 8 Kết luận
1. Inventory là gì?
Inventory là từ tiếng Anh có nghĩa là bảng kiểm kê, bảng tóm tắt. Trong chuyên ngành về kỹ thuật và kinh tế, Inventory còn có nghĩa là Hàng hóa tồn kho hoặc lượng hàng lưu trữ.
2. Hàng tồn kho – Inventory là gì?
Hàng tồn kho (Inventory) là những tài sản mà doanh nghiệp lưu trữ trong kho hàng để phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc buôn bán trong một khoảng thời gian. Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất hoặc kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Khái niệm Inventory là gì?
Inventory (hàng tồn kho) là lượng hàng hóa dễ dàng có sẵn, hoặc một danh sách chi tiết hàng hóa, tài sản,… của công ty. Inventory cũng là số lượng hàng hóa và vật liệu thuộc sở hữu của một công ty tại một thời điểm cụ thể, hoặc giá trị của chúng.
3. Cách xếp loại hàng tồn kho Inventory là gì?
Trên thực tế căn cứ vào vai trò, có thể chia hàng tồn kho (Inventory) của doanh nghiệp thành ba loại chính là nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm.
- Nguyên vật liệu sản xuất : Vật tư đầu vào được sử dụng cho mục đích sản xuất
- Bán thành phẩm: Đang trong quá trình sản xuất để chuẩn bị bán ra ngoài thị trường
- Sản phẩm: Những mặt hàng đã hoàn thiện phục vụ cho mục đích kinh doanh nhưng chưa được bán ra bên ngoài thị trường.
Inventory của doanh nghiệp cũng bao gồm các sản phẩm/ vật liệu/ chi phí sau:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
- Chi phí dịch vụ dở dang.
4. Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp của Inventory là gì?
Với việc quản trị được tốt lượng hàng hóa tồn kho (Inventory) mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau đây:
Lợi ích của Inventory là gì?
- Hàng tồn kho giúp cho mặt hàng của doanh nghiệp luôn trong trạng thái “sẵn sàng”. Điều này giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng, tăng uy tín và khả năng giao hàng đúng hạn.
- Khi doanh nghiệp quản trị tốt được các mặt hàng có trong kho thì khả năng trùng lặp khi đặt hàng bị loại bỏ.
- Đây là lợi ích đáng kể của Inventory, nó giúp dây chuyền sản xuất được vận hành một cách liên tục và không gặp gián đoạn.
- Giảm thiểu tổn thất và tối ưu hóa nguồn vốn lưu động.
5. Lưu trữ hàng tồn kho thì doanh nghiệp cần tốn chi phí gì?
Trong điều kiện nhất định, tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư vào tồn kho, tồn kho thấp sẽ tốn kém chi phí trong việc đặt hàng, chuyển đổi lô sản xuất, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.
Khi gia tăng lượng hàng tồn kho sẽ có hai khuynh hướng Chi phí tồn kho tăng khi hàng tồn kho tăng và Chi phí tồn kho giảm khi hàng tồn kho tăng. Cụ thể các chi phí này như sau:
5.1 Hàng tồn tăng thì chi phí lưu trữ tăng
- Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như chi phí về vốn, chi phí kho, thuế và bảo hiểm, hao hụt, hư hỏng.
- Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi.
- Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Hàng tồn nhiều quá sẽ dẫn đến sự tắc nghẽn trong dây chuyền sản xuất
- Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm. Nếu kích thước lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất.
Chi phí hàng tồn kho Inventory là gì?
5.2 Chi phí lưu trữ giảm khi tồn kho tăng
Nhóm chi phí này có thể bao gồm: Chi phí đặt hàng và mua hàng, chi phí thiếu hụt tồn kho và chi phí chất lượng khởi động. Tức là khi bạn nhập nguyên vật liệu số lượng lớn sẽ nhận được giảm giá từ nhà cung cấp chẳng hạn.
Hình ảnh minh họa về số lượng Hàng tồn kho đủ chuẩn
Nhìn chung, doanh nghiệp sẽ cần tốn những chi phí lưu kho nhất định. Khi tồn kho tăng sẽ có các chi phí tăng lên và có các khoản chi phí khác giảm đi. Mức tồn kho hợp lý sẽ làm cực tiểu tổng chi phí liên quan đến tồn kho.
6. Tại sao các doanh nghiệp đều lưu trữ hàng tồn kho – Inventory?
6.1 Đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm
Để tránh việc tắc nghẽn trong quá trình sản xuất và bán hàng, thì các doanh nghiệp sẽ duy trì một lượng hàng hóa tồn kho. Điều này, giúp những giao dịch của doanh nghiệp luôn được sẵn sàng.
Việc làm này sẽ khiến việc giao dịch hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, không gặp phải trường hợp bị tăng hay kéo giá sản phẩm xuống một cách đột ngột.
6.2 Dự trữ nguyên vật liệu và hàng hóa
Với mục đích là phương án an toàn đối với những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán. Trong khoảng thời gian nào đó thì thị trường sẽ có những đột biến về nhu cầu sử dụng sản phẩm. Hoặc trong trường hợp nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp bị thiếu hụt. Chính vì thế cần cần có một lượng hàng tồn kho để dự trữ.
Ví dụ: Các cửa hàng bán sữa chua mít sẽ dự trữ mít trong thời gian mùa hè để bán vào mùa đông.
Lý do các doanh nghiệp có Inventory là gì?
6.3 Đầu cơ sản phẩm
Để tránh trường hợp xảy ra biến động về giá cả thì doanh nghiệp sẽ giữ một lượng lớn hàng hóa tồn kho. Với lượng hàng hóa tồn kho này doanh nghiệp sẽ phục vụ mục đích đầu cơ bằng cách:
- Hạn chế những khoản thua lỗ trong kinh doanh khi không có sẵn nguồn hàng tại thời điểm đó nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
- Cắt giảm một khoản chi phí liên quan đến hệ thống, đặt hàng, phê duyệt đối với những đơn hàng nhỏ lẻ.
- Ngăn ngừa sự thiếu hụt về nguyên vật liệu ở những thời điểm có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
7. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho – Inventory là gì?
- Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
- Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kì hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Cách tính Inventory là gì?
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kì là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp tính Inventory là gì?
- Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kì là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kì hoặc gần đầu kì còn tồn kho.
Kết luận
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Inventory là gì? Việc lưu trữ hàng tồn kho là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Totvadep.com hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích về Hàng tồn kho trong bài viết này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi. Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo phương pháp tính hàng tồn kho Inventory: Giáo trình Tài chính -doanh nghiệp, NXB Tài chính; Chuẩn mực kế toán 02, theo Vietnambiz.vn)