Khẩu nghiệp là gì? Tu khẩu nghiệp thành thiện nghiệp

Khẩu nghiệp là gì? Trong xã hội ngày nay, ngày càng có nhiều người nhắc đến 2 từ Khẩu nghiệp. Điều bất ngờ là số lượng bạn trẻ dùng từ này không ít, nhất là trên mạng xã hội hoặc trong lời nói thường ngày. Tuy nhiên, điều đáng để bàn ở đây đó là chúng ta đã thực sự hiểu như thế nào là Khẩu nghiệp hay chưa?

Bản thân admin cũng là một người trẻ đang mong muốn được học hỏi và khám phá nhiều điều. Bởi vì chúng ta quá nhỏ bé giữa thế giới bao la rộng lớn. Theo Phật giáo, Khẩu nghiệp là Nghiệp do miệng của mình sinh ra. Để hiểu sâu, hiểu đúng về Khẩu nghiệp và chuyển hóa bản thân để biến nghiệp thành thiện nghiệp, Totvadep.com xin phép nghiêm túc bàn về chủ đề này và thông tin đến đọc giả trong bài viết bên dưới.

1. Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp được xem là một loại nghiệp xuất phát từ những lời nói của chúng ta. Hiểu một cách đơn giản và dân gian nhất, nghiệp là một hình thức của thói quen, việc chúng ta đã “gieo” trong quá trình sống. Chúng ta có thân này là do nghiệp.

Theo như lời Phật dạy trong đạo Phật, Khẩu nghiệp là một trong 4 loại nghiệp nặng. Lời nói của một người khi đã thốt ra sẽ không thu lại được, ví như một ly nước đã hất đi sẽ không tài này lấy lại được. Mặc dù gần đây, nhiều người thường nói đến “khẩu nghiệp” khi nghe ai đó nói điều gì không phải. Nhưng có lẽ chúng ta đã chưa hiểu hết ngọn ngành và ý nghĩa sâu xa của Khẩu nghiệp. 

2. Theo đạo Phật, khẩu nghiệp là gì?

Theo giáo lý của đạo Phật, Khẩu nghiệp là những nghiệp vô cùng nặng. Rõ ràng, không có con dao nào sắc bén và nguy hiểm như miệng lưỡi con người. Đối với những lời nói giao tiếp hàng ngày và những ngôn từ thông thường thì không sao cả.

Nhưng đối với những lời lẽ ác ý, gọi là ác khẩu gây đau khổ, tổn thương và dẫn đến sự đổ vỡ cho người khác, vv.. thì đây rõ là một tội ác. Pháp luật không trừng trị người nói lời ác, nhưng họ đã gieo đi nghiệp ác thì chắc chắn sẽ nhận lấy quả đắng về sau. 

Hiểu được điều này, trước khi nói ra một lời gì đó, chúng ta nên suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận để không làm tổn thương người khác, tránh để lại hậu quả về sau. 

Totvadep.com xin phép dẫn lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về khẩu nghiệp như sau:

Khẩu nghiệp là nghiệp do miệng của mình sinh ra. Do lời nói của mình sinh ra mà tạo thành nghiệp. Khẩu nghiệp cũng rất nặng. Có khi một lời nói, người ta gọi là “lời nói là đọi máu”, có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của một người, có khi hủy hoại cuộc đời của người luôn.

Và cũng có lời nói thì làm cho người ta nở mày nở mặt, người ta được thành tựu, công thành danh toại. Nên chúng ta thấy, lời nói quan trọng lắm! Đức Phật cũng từ lời nói, mà làm Phật Pháp được lan tỏa; còn chúng ta thì dùng cái miệng này để tạo ác nghiệp”.

3. Làm sao để gieo thiện nghiệp?

Chúng ta nên thực hành lối sống bình an, nhẹ nhàng và để tâm thanh tịnh, làm người hạnh phúc và vô ngã vị tha. Như vậy, chúng ta sẽ mang trong người năng lượng nhẹ nhõm và thanh tao, giúp “gieo” những nghiệp thiện, sẽ được sinh về các cảnh giới thiện lành có cùng tầng năng lượng.

Chúng ta hạn chế không nên tức giận thường xuyên, đừng quát nạt hay ức hiếp người khác từ lời nói đến hành động. Như vậy sẽ tránh tạo những nghiệp không tốt lành. Nếu ta cứ khư khư cho mình sự hung hăng, cảm giác ví như rằng ta sẽ mang trong mình năng lượng nặng trĩu. Sau này, lại có thể sinh về cõi Atula. Ở cõi này có thể hiểu nôm na là chỉ biết sân si hờn giận, ức hiếp đánh nhau, chẳng có gì ngoài trạng thái đó cả.

Tiếp đến, chúng ta không nên tham lam, hung hăng, keo kiệt bủn xỉn để tránh tạo nghiệp ác. Nếu không lại phải sinh về cõi dữ là Ngạ quỷ. Đối với những nghiệp nặng hơn như cướp bóc, giết người, hãm hại người, ngày đêm làm những việc xấu xa, nghiệp ác để lại là rất nặng, sẽ mang năng lượng u ám tối tăm và sinh về địa ngục. 

Một trong các thiện luật gần gũi với con người đó là Luật Nhân Quả – được hiểu là gieo nhân nào gặt quả nấy. Người làm việc tốt sẽ gặp quả thiện lành, người làm việc xấu sẽ phải trả giá. 

Theo kiến thức của tôi, xét về mặt khoa học thực tiễn thì năng lượng của ta như thế nào sẽ ứng với tầng năng lượng tương thích. Năng lượng của ta tốt đẹp sẽ trở về với cõi nhẹ nhõm tiên bồng, năng lượng xấu thì trở về với địa ngục u tối. 

Gieo nhân gặt quả, Nghiệp thì luôn luôn đúng. Quả chẳng trổ hôm nay thì ngày mai sẽ trổ. Quả chưa trổ kiếp này thì sẽ trổ kiếp sau. Tất cả đại đa số đều tin vào Luật nhân quả, tin rằng gieo nhân tốt sẽ gặt quả tốt, gieo nhân xấu phải nhận lãnh hậu quả của mình. Chỉ thiểu số những người quá vô minh mới không hiểu đạo lý này thôi.

4. Có những kiểu khẩu nghiệp nào?

Nếu chỉ đơn thuần nghĩ rằng Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra thì cách hiểu này chưa bao quát. Kỳ thực nghiệp do cả 3 yếu tố là: Thân, Khẩu, Ý gây ra. Nghiệp tạo từ thân là do việc làm, hành động. Nghiệp từ Khẩu là nghiệp từ lời nói của chúng ta. Điều quan trọng là những ý nghĩ, suy nghĩ không thiện lành cũng đã là tạo thành ý nghiệp.

Xét riêng về khẩu nghiệp, tức là nghiệp từ miệng, được chia làm các mức độ khác nhau với nhân quả tương ứng. Phật dạy rằng khẩu nghiệp có 4 loại như sau:

4.1 Vọng ngữ ( tức là khẩu nghiệp do nói dối):

Trong Phật Giáo nói chúng, Sự thật chính là điều đầu tiên được coi trọng. Do đó mà việc nói dối (vọng ngữ) được xem là một trong những nghiệp nặng. Trong đời người, nhiều khi ta cũng đã phạm phải tội này, dù là lời nói dối hữu ý hay vô tình.

Khẩu nghiệp nói dối

Phật cũng dạy rằng, nghiệp nói dối nghiêm trọng nhất là nói dối mà còn không biết chính bản thân mình đang nói dối. Những lời nói dối đó đôi khi không để hại ai, chỉ đơn giản là những lời nói dối cho vui nhưng không. Điều đó cũng đã gieo lại nghiệp xấu.

Những người hay nói dối hay vọng ngữ khiến người khác dè chừng, xa lánh và không còn được tin tưởng.

Nói tóm lại, dù là lời nói dối có tâm ý hay ác ý thì bản thân việc nói dối đã là nghiệp không lành. Điều này sẽ là hình thức gây tổn hại đến danh dự của bạn.

4.2 Nghiệp Hiến ngữ ( Là những lời nói thô thiển, ác khẩu)

Trong quan điểm Phật Giáo, nghiệp Hiến ngữ được giải thích là nghiệp ác nhân. Nghiệp này chỉ những người hay dùng lời nói nặng nề để đả kích, chửi mắng, xúc phạm, làm tổn hại đến thanh danh người khác. Hiến ngữ là nghiệp mà họa từ miệng mà ra. Nghiệp này không chỉ gây tổn hại người khác mà còn mang quả báo vào mình, tự chuốc họa vào thân.

Khẩu nghiệp vì ác khẩu

Phật đã răng dạy rằng mỗi người chúng ta cần biết tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Nói những lời thô thiển chẳng khác nào tự hạ thấp chính mình, gây tổn phước của chính mình nên tuyệt đối không làm.

4.3 Nói hai lưỡi ( tức là nghiệp nói hai lời)

Những người nói hai lưỡi là người hay đâm thọc, kích bác người khác. Bạn tuyệt đối không nên tiếp xúc với những người nham hiểm thế này.

các kiểu khẩu nghiệp

Nói hai lưỡi chẳng những là nói sai sự thật mà còn nói hai lời, lúc nói lời thế này, lúc lại nói lời thế khác. Nói với người này thế này, song lại nói với người kia thế khác, gây ra xích mích, đổ nát cho mọi người. Nghiệp này là một nghiệp ác vô cùng nghiêm trọng.

4.4 Xảo ngữ ( nghiệp tạo từ những lời lẽ thêu dệt, khích bác)

Xảo ngữ được hiểu là nói lời khiêu khích, thêu dệt, đơm đặt để đâm chọc người khác. Xảo ngữ là đang tạo nghiệp từ miệng, trước là dễ bị trả thù, xa lánh, sau là nhận lãnh nghiệp báo của chính mình. 

Tóm lại, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Khẩu có 4 nghiệp: Một là nói dối. Hai là nói hai lưỡi, hai lưỡi là nói đâm thọc, kích bác người này, kích bác người kia để cho họ mâu thuẫn nhau. Thứ ba là nói lời thêu dệt, có ít mình xuýt ra nhiều, dệt gấm thêu hoa, tô đắp sự việc lên, nó không đúng sự thật. Và thứ tư là nói lời ác khẩu, gọi là nói lời ác độc, nguyền rủa, nói những lời cay nghiệt. Đấy là nghiệp của miệng”.

5. Làm sao để chuyển hóa khẩu nghiệp thành thiện nghiệp?

Trước hết là ta phải cẩn thận, nói đúng và nói trúng thời điểm. Chẳng trách mà ông bà ta có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

  • Tập hít thở 

Chúng ta có thể thực tập 1 cách làm rất đơn giản là hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Lúc đó sẽ bớt đi những lời nói vô ích và không hợp lý, thậm chí là xấu.

  • Tránh 4 hạng người sau 

Trong kinh, Đức Phật dạy, có 4 hạng người chúng ta nên tránh trở thành. Đó là những kẻ nói dối hay nói lỗi người khác; những kẻ hay nói chuyện mê tín, tà kiến; những kẻ miệng nói ra những lời tốt nhưng tâm lại xấu người đời bảo là “khẩu phật tâm xà”, những kẻ làm ít kể nhiều, ăn không nói có. 

gieo hạt thiện lành

  • Chú ý đến cách ăn uống để giữ gìn khẩu nghiệp

Nghiệp từ miệng không chỉ là lời nói mà còn là thức ăn của chúng ta. Người có trí thường ăn uống tiết kiệm. Vậy nên để giữ khẩu nghiệp, bạn cũng nên ăn uống lành mạnh, ăn bao nhiêu gọi bấy nhiêu, không để thức ăn thừa. Càng tốt hơn nếu bạn lan tỏa thông điệp này đến người thân và bạn bè xung quanh mình.

  •  Không nên phô trương, khoe khoang hãy biết khiêm tốn.
  • Tuyệt đối đừng bao giờ nói những lời làm tổn thương người khác.
  • Mỉm cười 10 giây mỗi ngày 

Hãy nhớ những bí quyết này và thực hành để gieo thiện nghiệp mỗi ngày bạn nhé!

KẾT LUẬN

Trên đây, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu nghiêm túc và sâu sắc về Khẩu nghiệp. Chúng tôi hy vọng bài viết đã mang được những thông tin tốt lành và hữu ích giúp bạn chẳng những có kiến thức mà còn giúp bạn thực hành vào cuộc sống.“ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Chúc bạn luôn vui khỏe và xin nhớ hãy gieo những điều thiện lành bằng những lời nói thiện lành, giữ gìn thân tâm nhẹ nhàng và mỉm cười 10 giây mỗi ngày bạn nhé. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết này.

>>> Xem thêm: Khẩu nghiệp tại Việt Nam và cách tu dưỡng thân tâm tại đây

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *