Khi nào thì bắt đầu cho trẻ ăn dặm

I. Dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm
1. Bé có háo hức khi thấy người lớn ăn? Có khi bé còn mở miệng, hoặc cố gắng chụp lấy cái thìa của mẹ? Mẹ có thấy “áy náy” với thái độ đòi ăn của bé mà mẹ không cho không?

2. Bé có vẻ hay đói hơn bình thường, điều này thể hiện ở chỗ sau cữ sữa bình thường bé có vẻ không thỏa mãn? Hay bé đói sớm hơn dù chưa tới cữ bú? Nếu loại trừ được khả năng mọc răng hay bị bệnh là nguyên nhân (gây cảm giác khó chịu cho bé sau bú), bạn sẽ thấy rằng bé cần thỏa mãn khả năng ăn ngày càng tăng của mình!

3. Bé có thể giữ đầu vững? ðiều này sẽ giúp cho bé nuốt dễ dàng hơn. Ở tuổi này, không phải tất cả trẻ sơ sinh có thể ngồi mà không cần hỗ trợ. Vì vậy, điều quan trọng là ñầu bé có thể tự giữ vững, khi ngồi ăn thì cứ hỗ trợ bé (chêm gối, các loại ghế nhiều cấp ñộ ngữa….). Hình dưới ñây bé (5,5 tháng) ñược chêm khăn 2 bên.
4. Phản xạ bú của trẻ có giảm đi? Mẹ thử cho thìa vào miệng bé mà bé ít dùng động tác mút hơn, tức bé có dấu hiệu có thể ăn dặm.
II. Khi nào thì cho trẻ ăn dặm
Đó là khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, tức tròn ñủ 5 – 6 tháng chứ không phải bước qua tháng thứ 5 hay bước qua tháng thứ 6. Nếu bé sinh thiếu tháng thì có thể dời thời ñiểm ăn dặm lại trễ hơn.
Nếu mẹ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì hãy đợi con đủ 6 tháng tuổi (180 ngày) mới cho ăn dặm nhé! ADMIN cũng khuyên các mẹ nên theo khuyến cáo này của WHO. Ví dụ về thời điểm ăn dặm:
Nếu bé sinh ngày 1/1, thì thời ñiểm ăn dặm lúc tròn đủ năm tháng là 1/6, tròn đủ 6 tháng là 1/7 (180 ngày).Nhưng quan trọng hơn hết là mẹ HÃY HỌC CON, đọc các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm từ bé. Mẹ hãy chú ý những ñiểm sau:

  • HÃY BẮT ĐẦU BẰNG VIỆC KHÔNG ÉP BÉ BÚ…VÌ SỢ CON ĐÓI
  • VÀ CŨNG ĐỪNG ÉP BÉ ĂN KHI ĂN DẶM
  • KHÔNG BỔ SUNG VIỆC BÉ ÍT BÚ BẰNG ĂN DẶM: Mẹ nên bắt đầu ăn dặm xuất phát từ nhu cầu của bé chứ không phải mẹ thấy bé ăn ít quá nên muốn bổ sung cho bé bằng ăn dặm.
  • ĐỪNG BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH ĂN DẶM KHI BÉ BIẾNG BÚ : Ăn dặm là bước ngoặc to lớn của đời bé, nên mẹ hãy bắt đầu khi bé vui vẻ khỏe mạnh và mẹ cũng cần đang ở tâm trạng & sức khỏe tốt. Không nên bắt đầu khi bé đang biếng ăn hoặc đang không khỏe. Nói dễ hiểu là bé sẽ chẳng thích ăn gì mới thậm chí chẳng thích ăn gì khi đang mệt. Tương tự mẹ cũng cần trong phong độ tốt ñể cùng con bắt đầu hành trình.
  • Vì ĂN DẶM CŨNG LÀ CÂU CHUYỆN LÃNG MẠN… mà gương mặt đăm đăm căng thẳng cũng làm bé mất hứng thú ăn.

HÃY BẮT ĐẦU KHI 2 MẸ CON SẴN SÀNG.! Trễ vài tuần cũng chẳng sao.

III. Cân bằng dinh dưỡng

Hầu hết các bé sẽ có lúc biếng ăn, không ăn ñủ các nhóm chất trong 1 bữa ăn mà   mẹchuẩn bị. Vậy thì mẹ có nên lo lắng không?
Câu trả lời: Thật ra, Bữa này bé ăn nhiều ñạm, thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ … Nhất là trong giai đoạn con biếng ăn. Sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày bé nạp vào người ñủ các nhóm chất.Một bữa ăn của bé cần có đủ các nhóm chất:

  • Tinh bột: gạo, bánh mì, mì, bún, nui, phở, các loại khoai như khoai tây …
    Đạm: đậu hũ, cá, trứng, thịt gà, thịt heo, thịt bò, hải sản, các loại đậu, sữa chua, phô mai…
  • Vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả, trái cây… Nếu trong 1 bữa bé không ăn được rau, thì có thể thay bằng bữa trái cây cho bé.
  • Chất béo:

    Sốt mayonaise, dầu ăn, mỡ cá/thịt (hạn chế ở những giai ñoạn ñầu vì khó tiêu, và bé nên ăn mỡ cá)
    Ghi chú: trong tài liệu ăn dặm kiểu Nhật chính thống, các mẹ sẽ không thấy nhắc tới nhóm chất béo. Vấn ñề có thêm chất béo vào thức ăn của con không thật ra còn nhiều bàn cãi, ở mỗi nước mỗi khác. Tuy nhiên thế này: mẹ thêm hay không thêm dầu ăn thì cũng không phải vấn ñề quá trầm trọng, nên ñó là tùy quan ñiểm từng mẹ nhé! Nếu để làm ông bà thoải mái hơn, mẹ có thể cho 1 tí dầu ăn.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *