Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân

0
554

Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân liên quan đến hạnh phúc của mỗi gia đình, đến sự thông minh, khỏe mạnh của thế hệ sau, vì thế nó là một công tác quan trọng để nâng cao tố chất dân số.

Từ năm 1963, nhiều quốc gia Âu Mỹ đã đưa kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân vào hệ thống chăm sóc ý tế. Nhật Bản quy định trong luật pháp: ” Khi nam nữ kết hôn, phải trao đổi giấy chứng nhận sức khỏe của mình”

1. Nắm được tình trạng sức khỏe toàn diện của hai bên nam nữ.

Nếu phát hiện một bên mắc bệnh, có thể sớm chữa trị, nếu phát hiện mắc bệnh di truyền gây trở ngại cho việc kết hôn và sinh con, nên khuyên đối phương không nên kết hôn hoặc không nên sinh con. Đối với những người có khiếm khuyết sinh lý, gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục sau khi kết hôn, có thể phẫu thuật hoặc chữa trị bằng thuốc, tránh kết hôn rồi mới phát hiện, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng hoặc gây tranh chấp trong gia đình, làm cả hai đều đau khổ.

Ngoài ra, khi kiểm tra sức khỏe, hai người sẽ được các bác sĩ hướng dẫn một số kiến thức về đời sống tình dục (kiến thức tình dục, sinh đẻ có kể hoạch, …)

loi ich cua viec kiem tra suc khoe tien hon nhan

2. Để có thế hệ sau khỏe mạnh

Tất cả các bậc cha mẹ trên đời này đều muốn sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh, hoạt bát, đáng yêu. Đặc biệt, hiện nay mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con thì họ lại càng mong muốn điều đó. Tuy nhiên, một số vấn đề rất khó nhận biết khi mang thai như vợ hoặc chồng là người mang gen bệnh di truyền, bản thân người đó không phát bệnh, nhưng không loại trừ khả năng đứa trẻ sẽ phát bệnh. Chúng ta có thể phát hiện nguy cơ này khi khám sức khỏe, đồng thời căn cứ vào phương thức và quy luật di truyền của căn bệnh đó, dự đoán tỉ lệ mắc bệnh của con cái. Các bác sĩ sẽ hưỡng dẫn những cặp đôi như vậy cách phòng ngừa. Như vậy, có thể giảm tỷ lệ những đứa trẻ có thể yếu ớt hoặc có vấn đề về trí tuệ, không những giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội mà còn có thể phòng tránh căn bệnh này tiếp diễn trong gia đình. Điều nay thật sự hữu ích cho sự phát triển phồn thịnh của cả một dân tộc.

Nội dung kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân

Thông thường, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử của gia đình hai bên và kiểm tra sức khỏe tổng thể:

  • Bệnh sử của gia đình: Hỏi han về tình hình sức khỏe của họ hàng thân thích trực hệ và chi hệ trong vòng ba đời, đặc biệt là những bệnh như bệnh di truyền, bệnh thần kinh và bệnh truyền nhiễm.
  • Quan hệ huyết thống: Tìm hiểu xem có phải là kết hôn cận huyết không, nêu cận huyết thì không được kết hôn.
  • Tình trạng sức khỏe: Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích… Nếu một trong hai người đang mắc các bệnh về tim, gan, phổi, thận hoặc cao huyết áp cấp tính, chữa trị xong mới nên kết hôn. Những người bị Down bẩm sinh, bị thần kinh nặng, hủi, giang mai và lở da ban đỏ nên cấm kết hôn.
  • Kiểm tra sức khỏe chung: mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…
  • Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viên gan siêu vi B, sùi mào gà, nấm…
  • Cơ quan sinh sản: Xác định có bị dị thường hoặc di tật nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục không. Người bị dị tật cơ quan sinh dục không thể chữa lành không nên kết hôn, vì không thể có đời sống tình dục bình thường sau hôn nhân, sẽ dẫn đến hôn nhân không hòa hợp, thậm chí ly hôn.

tai sao phai kham suc khoe tien hon nhan

Tóm lại: Tiến hành kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân có thể giúp đôi bên nam nữ thực sự hiểu rõ sức khỏe của nhau. Đồng thời, các bác sĩ có thể tư vấn kiến thức sinh lý, tuyên truyền những kiến thức bảo vệ sức khỏe như: giáo dục tốt, sinh lý, an toàn và tính dục. Do đó, những thanh niên muốn kết hôn, nên có thái độ cầu thị và thẳng thắn, nghiêm túc trả lời mọi câu hỏi của bác sĩ, tích cực và khiêm tốn học hỏi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here