Lưu ý quan trọng khi mang thai tháng thứ bảy

0
497

Sắp xếp sinh hoạt khi mang thai tháng thứ bảy

Khi bước vào mang thai tháng thứ bảy, bụng của thai phụ to lên rõ ràng, hoàn toàn biểu hiện thể trạng của một phụ nữ đang mang thai. Bộ não thai nhi lúc này đã có thể cảm nhận những biến đổi phát sinh ở bên ngoài thông qua các kích thích của mẹ, nâng cao khả năng phân biệt âm thanh.

Thời kỳ này do sức ép lên tử cung gia tăng, rất nhiều thai phụ dễ mắc các chứng táo bón, phù nề thân dưới, giãn tĩnh mạch… vì vậy phải chú ý dự phòng các chứng bệnh này thông qua dinh dưỡng.

Tuy thể trạng thai phụ trở nên nặng nề, nhưng vẫn phải vận động, môn vận động phù hợp nhất trong thời gian này là thể dục dành cho thai phụ. Mang thai tháng thứ bảy, thai phụ rất dễ mệt mỏi, do đó cần bảo đảm ngủ đủ thời gian. Khám thai cũng rất quan trọng, chủ yếu là kiểm tra ngôi thai, nếu ngôi thai bị lệch phải chỉnh lại ngay.

thai giao thang thu bay

Để thai nhi phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn, thai phụ phải giữ tâm lý bản thân luôn ở trạng thái tốt nhất, ố thể lần lượt sử dụng các phương pháp thai giáo như thai giáo cảm xúc, thai giáo âm nhạc, thai giáo đối thoại, thai giáo kể chuyện, thai giáo thính giác, thai giáo ý niệm, thai giáo môi trường, thai giáo vận động.

Xin tư vấn của chuyên gia khi mang thai tháng thứ bảy

Như đã nói ở trên, sau khi mang thai tháng thứ bảy, cơ thể thai phụ ngày càng nặng nề, điều quan trọng trong thời gian này là phải phòng ngừa sinh non. Do đó, thai phụ cần chú ý tránh những vận động quá mạnh, giảm tối đa số lần lên xuống cầu thang, tránh bê vật nặng, với tay lên cao, đột ngột đứng lên…

Thai phụ bị chuột rút và giãn tĩnh mạch không nên đứng lâu, có thể dùng tất ngắn hoặc đồ bó bảo vệ đoạn tĩnh mạch bị giãn, khi ngủ đặt chân cao một chút để máu luân chuyển trong tĩnh mạch dễ dàng hơn. Để phòng ngừa táo bón nên uống sữa bò và nước mỗi sáng, ăn nhiều hoa quả và thực phẩm nhiều chất xơ. Bảo vệ bộ ngực, khám thai đều là những việc cần thực sự chú ý.

kiem tra ngoi thai khi mang thai thang thu bay

Khám thai trong thời kỳ này rất quan trọng, chủ yếu kiểm tra ngôi thai, nếu thai lệch, cần phải chỉnh lại từ lúc này để quá trình sinh được thuận lợi. Ngôi thai chỉ vị trí của thai nhi trong tử cung được xác định trong thai kỳ. Ngôi thai bình thường là vị trí ngôi đầu xoay trước, chiếm hơn 90% trường hợp, vị trí của thai nhi là cong gối ngôi ngược, phần đầu ở dưới, mông ở trên, đầu cúi xuống, cằm áp sát ngực, lưng ở phía trước, xương chẩm ở vị trí thấp nhất. Ngôi thai có bình thường hay không ảnh hưởng tới sinh khó hay dễ và quyết định phương thức sinh.

Nguyên nhân chủ yếu gây ngôi thai lệch là do xương chậu hẹp, đầu thai nhi không chui vào được, hình dáng tử cung dị thường, thành bụng quá nhão hoặc nước ối quá nhiều, thai nhi trong tử cung không cố định… Trong các ngôi thai không bình thường, ngôi ngang là nguy hiểm nhất.

Ngôi thai nằm ngang trong tử cung, đầu thai nhi ở một bên cơ thể thai phụ, có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả thai phụ và thai nhi, khi sắp sinh phải kịp thời làm phẫu thuật mổ tử cung. Tiếp đó là ngôi mông, đầu thai nhi ở trên, mông ở dưới, chiếm từ 3% – 4% ngôi thai trong khi sinh, ngôi mông có thể làm thai nhi chết ngạt trong tử cung; ngôi trán, đầu thai nhi ở dưới, ngửa ra sau thông thường cũng phải làm phẫu thuật tử cung; còn ngôi chẩm sau là đầu thai nhi ở dưới, đầu thai cúi xuống, xương chẩm và lưng thai ở phía sau.

chu y ngoi thai khi mang thai thang thu bay

Ngôi thai lệch sẽ gây nguy hại rất lớn cho thai nhi hoặc thai phụ, do đó, khi mang thai tháng thứ bảy phải tiến hành kiểm tra ngôi thai, kịp thời phát hiện và điều chỉnh ngôi thai bất thường. Trong các ngôi thai bất thường, ngôi mông và ngôi ngang có thể chẩn đoán được khi khám thai, còn ngôi chẩm sau, ngôi trán và ngôi mặt thường phải đợi đến khi sinh, cửa tử cung mở rộng mới có thể phát hiện.

Nếu khi khám thai phát hiện ngôi mông và ngôi ngang phải áp dụng biện pháp điều chỉnh cho đúng với hy vọng trước khi lâm bồn có thể xoay thành ngôi đầu trước. Khi mang thai từ sáu đến bảy tháng thường thấy ngôi mông, do đó các thai phụ không cần hoảng sợ, cũng không cần điều chỉnh, ngôi thai sẽ tự xoay thuận, nhưng nếu sau đó vẫn là ngôi mông thì phải áp dụng các biện pháp xoay ngôi.

Trước tiên, tìm nguyên nhân phát sinh ngôi mông, bác sĩ kiểm tra có phải tử cung dị hình hoặc thai nhi dị tật hay không, xương chậu có quá hẹp, có vật phình lên chắn ngang âm đạo… có thể điều chỉnh ngôi thai dựa vào nguyên nhân phát sinh.

mang thai thang thu 7

Tập thể dục có thể giúp xoay về sang ngôi thai bình thường. Nên tập trên giường cùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nới lỏng thắt lưng quần, quỳ trên giường, đùi duỗi thẳng, ngực áp sát mặt giường, hàng ngày làm hai lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 10, liên tục trong bảy ngày.

Cũng có thể điều chỉnh ngôi thai bằng tay, bác sĩ sẽ chạm vào đầu thai nhi ở đáy tử cung, xoay chuyển phương hướng cúi nằm của thai nhi, đẩy đầu thai nhi xuống, đẩy mông lên. Nếu xử lý như trên, ngôi thai vẫn là ngôi mông thì phải tìm kiếm nguyên nhân sâu hơn. Ngôi mông dễ xảy ra vỡ ối sớm hơn ngôi đầu, do đó, thai phụ nên nhập viện và quyết định phương thức sinh sớm.

Mang thai tháng thứ bảy nếu phát hiện ngôi thai là ngôi ngang, bác sĩ sẽ chạm vào đầu thai nhi trong bụng thai phụ và đẩy đầu xuống dưới, nếu khi sắp sinh vẫn là ngôi ngang thì phải mổ đẻ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here