
Vậy M&A là gì? Lợi ích và rủi ro của nó ra sao? Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng có đôi lần được biết tới thuật ngữ M&A trong những tạp chí kinh tế, kinh doanh, những bài viết, bài báo trên Internet,..Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp hay một người bắt đầu Startup thì cần phải nắm rõ về vấn đề này. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu.
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Khái niệm M&A là gì?
M&A là thuật ngữ viết tắt của Mergers and Acquisitions (Tạm dịch theo nghĩa tiếng Việt là sáp nhập và thôn tính). Là một khái niệm thường có trong lĩnh vực kinh doanh để chỉ sự mua lại hoặc sáp nhập giữa hai cá thể kinh doanh thành một cá thể độc lập duy nhất. Mục tiêu của sự kết hợp này chính là để phát huy thế mạnh của cả hai bên.
Khi hai doanh nghiệp kết hợp với nhau thì tất nhiên sức mạnh sẽ tăng lên rất nhiều so với việc họ phát triển độc lập và cạnh tranh lẫn nhau.
M&A là gì? (nguồn Internet)
Nguyên tắc hoạt động M&A là gì?
M&A – sáp nhập diễn ra khi cả hai công ty đồng quyết định kết hợp lại với nhau, cùng nhau hoạt động dưới một thực thể kinh doanh. Sự chuyển giao và sáp nhập này chỉ diễn ra khi mỗi công ty tham gia sáp nhập có quy mô hoạt động tương đương nhau, nhận thấy được điểm mạnh của nhau khi sáp nhập sẽ làm gia tăng và thúc đẩy nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh chung như: Hoạt động sales, quy mô và đạt hiệu quả hoạt động chung.
Mergers- Sáp nhập
Sự sáp nhập này giữa các công ty nhìn chung là khá “thân thiện”, dưới sự đồng thuận của cả hai bên. Kết quả cuối cùng của sự sáp nhập là hai công ty bình đẳng về nguồn vốn trong thực thể kinh doanh mới. ( vốn là kết quả sự sáp nhập của cả hai bên)
Acquisitions- Thôn tính
Thôn tính ở một mặt khác còn là sự mua lại một thực thể kinh doanh của một công ty. Đôi khi sự mua lại diễn ra trong hòa bình, nhưng cũng có khi chúng lại gặp rất nhiều sóng gió và trở thành chủ đề bàn cãi của dư luận.
Sự thù địch hay hòa bình phần lớn phụ thuộc vào việc: Các bộ phận là việc của công ty mua lại sẽ được tiếp tục hoạt động trong thực thể kinh doanh mới, hay sẽ bị xóa sổ sau đó.
Thường thì kết quả của cả hai quá trình này là như nhau: Hai thực thể kinh doanh độc lập kết hợp trở thành một thực thể kinh doanh mới duy nhất. Chỉ mối quan hệ giữa hai bên công ty là khác nhau, và phụ thuộc rất nhiều vào những câu chuyện tiếp sau đó.
Sáp nhập và thôn tính ( nguồn Internet)
2. Vì sao người chủ doanh nghiệp lại bán đi doanh nghiệp của mình
2.1 Họ cảm thấy mệt mỏi sau một thời gian đã nỗ lực hết sức mình và đang cố gắng tìm kiếm đường rút lui. Những trường hợp này thường bán doanh nghiệp với giá thấp.
2.2 (Phổ biến) tái cấp vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phần. Chủ sở hữu giữ lại số cổ phần cũ chiếm tỉ lệ nhỏ trong doanh nghiệp của mình. Họ sẽ giảm dần việc can thiệp vào việc kinh doanh sau đó tách hẳn ra.
2.3 Bất đồng giữa các thành viên sáng lập không còn chung định hướng phát triển.
2.4 Chủ sở hữu muốn bán cổ phần lấy tiền để làm công việc khác.
2.5 Thu hút người tài, chuyên gia, đối tác,… chia sẻ bằng cổ tức.
3. Lợi ích của M&A là gì đối với doanh nghiệp
Lợi ích của hoạt động M&A về việc mở rộng quy mô và nâng cao tính hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia là không thể bàn cãi. Ví dụ như:
Nâng cao economies of scale ( Quy mô của doanh nghiệp)
Cụ thể với một doanh nghiệp có quy mô lớn, họ có thể mua nguyên vật liệu với số lượng lớn hơn so với trước. Kết quả, chi phí mua nguyên vật liệu sẽ được giảm xuống ( do doanh nghiệp có quyền điều tiết giá tốt hơn khi mua số lượng nguyên vật liệu nhiều hơn)
Nâng cao thị phần
Nếu hai doanh nghiệp M&A cùng hoạt động trong một lĩnh vực, nguồn lực của cả hai công ty kết hợp với nhau sẽ giúp họ có được thị phần lớn hơn trên thị trường.
Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa sản phẩm
Bằng việc gia tăng tầm ảnh hưởng địa lý, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể mở rộng mạng lưới phân phối của mình, tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Tối ưu hóa nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp
Sự mở rộng về quy mô tài chính của doanh nghiệp giúp cho họ có nhiều cơ hội đầu tư vào dự án lớn hơn.
Giảm chi phí nhân lực
bằng việc cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể giảm được chi phí về nhân lực, vốn chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu chi phí toàn doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng nguồn lực trong công ty
Với sự kết hợp của cả hai doanh nghiệp, kết tụ lại được những tinh hoa và nhân tài vào doanh nghiệp mới.
Tận dụng công nghệ được chuyển giao
Sự kết hợp này quả thực đem lại những lợi ích không hề nhỏ cho các doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó hoạt động M&A cũng tiềm ẩn trong mình những rủi ro không đáng có.
Lợi ích hoạt động M&A (nguồn Internet)
>>Xem thêm:FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì?
4. Rủi ro tiềm ẩn của hoạt động M&A
Không ai muốn điều “ chẳng may” xảy ra, nhưng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu nhưng khả năng về rủi ro để khắc phục chúng một cách hoàn hảo nhất.
4.1: Việc mua một doanh nghiệp khác đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn ngân sách cực lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp không muốn phải “ trao thân gửi phận”.
4.2: Các vấn đề tư pháp doanh nghiệp có thể gặp phải, nhất là những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường.
4.3: Chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ lỡ, thay vì bỏ tiền ra mua một doanh nghiệp khác thì họ hoàn toàn có thể đầu tư vào những dự án hấp dẫn hơn.
4.4: Phản ứng tiêu cực của thị trường sau thương vụ sáp nhập/ mua lại, có thể là sự sụt giảm về giá cổ phiếu, hoặc sự không đồng tình của công chúng.
Hoạt động M&A càng ngày càng thể hiện là một chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu của của các doanh nghiệp. Nó mang lại nhiều cơ hội, lợi ích cũng như thách thức, rủi ro. Song, đó vẫn là lựa chọn mà nhiều doanh nghiệp thực hiện và đạt hiệu quả như mong đợi.
5. Các phi vụ M&A nổi tiếng trong và ngoài nước
Trong 10 năm gần đây, cùng với sự phát triển của hoạt động M&A, những phi vụ chuyển giao đình đám liên tục xuất hiện với giá chuyển giao bạc tỷ. Thương vụ M&A với giá cao nhất trong 10 năm qua tại Việt Nam thuộc về ngành bia, với giá trị thương vụ gần 5 tỷ USD. Kế đến mới là lĩnh vực bất động sản với cái tên sáng giá là Vinhomes.
5.1 Thai Beverage mua lại 53,9% CTCP Nước giải khát Sài Gòn Sabeco với giá 4,8 tỷ USD. Sự kiện này đã gây chấn động tới toàn ngành bia của Châu Á.
5.2 GIC Private Limited và Vinhomes.
5.3 Central Group thâu tóm Big C với giá 1,14 tỷ USD.
5.4 Singha-Masan Consumers và Masan Brewery.
5.5 Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ – Vietinbank
5.6 Vinmart sáp nhập vào Masan.
5.7 VNM mua lại 75% vốn của GTNFoods, đồng nghĩa với việc Vinamilk đã thâu tóm toàn bộ sữa Mộc Châu.
Về các thương vụ đình đám nước ngoài nổi tiếng như: Disney và Fox cũng tốn nhiều giấy mực của các nhà báo. Ngân hàng ABN Amro sáp nhập với Liên minh Ngân hàng hoàng gia Scotland RBS, Santander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ- Hà Lan. Thương vụ này có tổng trị giá lên đến 101 tỷ USD. Bên cạnh ngành ngân hàng các lĩnh vực khác cũng không hề chịu đứng yên , ví dụ như sự hợp tác giữa hai thương hiệu Apple và HP- sự kết hợp ngược đời gây nên nhiều làn sóng dư luận. Và còn nhiều các thương vụ nổi tiếng khác.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp được bạn đọc trong việc tìm hiểu về hoạt động M&A để đưa ra được những quyết định phù hợp cho mình cũng như doanh nghiệp của mình.