Nội dung chính
Tắm đúng cách thời gian mang thai tháng thứ tám
Bước vào thời kì mang thai tháng thứ tám, các tổ chức, bộ phận trên cơ thể thai phụ sinh ra hàng loạt biến đổi sinh lý, tuyến mồ hôi và tuyến mỡ dưới da hoạt động mạnh, nên thai phụ cần chú ý giữ vệ sinh, thường xuyên tắm rửa.
Chú ý chọn cách tắm phù hợp, vẫn phải tắm vòi hoa sen để phòng ngừa nước bẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm. Do cơ thể thai phụ nặng nề, nên phải thận trọng không để trơn trượt, tránh va đập bụng mỗi khi ra vào phòng tắm.
Nhiệt độ nước tắm gần với nhiệt độ cơ thể, phù hợp nhất là khoảng 35°C, kích thích lên da của nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phân bổ máu toàn cơ thể thai phụ, không có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.
Không nên tắm khi đang đói hoặc trong vòng một tiếng sau khi ăn no. Mùa hè nóng bức mỗi ngày ít nhất phải tắm một lần; mùa xuân và mùa thu khí hậu dễ chịu tắm từ một đến hai lần một tuần là được; mùa đông hai tuần tắm một lần là đủ.
Đồng thời phải chú ý vệ sinh núm vú, thường xuyên rửa sạch bằng nước ấm, rửa xong bôi dầu dưỡng, giúp da có đủ độ ẩm, mịn màng và săn chắc, có thể chịu được sự nhay mút của em bé sau khi sinh, nếu không núm vú dễ nứt nẻ.
Vùng kín của thai phụ biến đổi rất rõ rệt, do ảnh hưởng của hoóc-môn, tính thẩm thấu của tế bào biểu mô âm đạo tăng cao, màng cổ tử cung bài tiết nhiều hơn làm chất bài tiết từ âm đạo tăng lên rõ rệt nên thai phụ phải thường xuyên rửa vùng kín, đảm bảo khô ráo sạch sẽ. Tốt nhất nên rửa bằng nước ấm có pha dung dịch chuyên dụng, cũng có thể bằng nước trắng, nhưng nhất định không được rửa bằng nước xà bông hay dung dijch nước tím (kali pecmanganat).
Đảm bảo giấc ngủ khi mang thai tháng thứ tám
Mang thai tháng thứ tám do cử động đi lại bất tiện nên thai phụ rất dễ mệt mỏi, cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngủ ít nhất tám tiếng mỗi ngày, buổi trưa tốt nhất nên ngủ một đến hai tiếng.
Nên nằm nghiêng về bên trái vì khi nằm ngửa, tử cung đang lớn dần từng ngày sẽ đè lên cột sống tạo sức ép lên tĩnh mạch chủ và động mạch chủ hai bên cột sống, làm máu trong tĩnh mạch chủ không thể chảy thông suốt tới tim, khiến lưu lượng máu về tim và từ tim đi khắp cơ thể từ tim giảm, xuất hiện triệu chứng váng đầu, tim đập nhanh, phát rét, ra mồ hôi, tụt huyết áp… thậm chí thần trí không tỉnh táo, hô hấp khô khan, đây chính là hội chứng nằm ngửa.
Hội chứng nằm ngửa gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tim không vận chuyển đủ máu và động mạch chủ bị ép đếu làm giảm lượng máu cung cấp cho tử cung, sự cung ứng máu trong nhau thai vì vậy cũng giảm, khiến thai nhi thiếu oxi, nhanh chóng xuất hiện hiện tượng tim thai đập nhanh hoặc chậm, hoặc không có quy luật, dẫn đến thai nhi tắc thở và tử vong. Do đó, thai phụ mang thai tháng thứ 8 phải tránh nằm ngửa quá lâu.
Khi tới những cơ sở y tế như các phòng khám nha khoa, thẩm mỹ viện và khoa sản… đều phải nằm ngửa, do đó, cần đề phòng hội chứng nằm ngửa phát sinh. Nếu bị tụt huyết áp do nằm ngửa, thai phụ nên nhanh chóng thay đổi tư thế, tức là từ tư thế nằm ngửa đổi thành nằm nghiêng bên trái hoặc nửa nằm ngửa, triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Phần lớn hoạt động của thai phụ sẽ truyền đến thai nhi trong bụng, vì thế để bé yêu có thể ngủ ngon giấc trong bụng mẹ, trong thời gian mang thai thai phụ nên bảo đảm ngủ đủ giúp bé yêu có những giấc mơ ngọt ngào.
Khám thai định kỳ khi mang thai tháng thứ tám
Trước khi mang thai 28 tuần, mỗi tháng thai phụ chi cần khám thai một lần, bắt đầu từ tuần thứ 28 phải kiểm tra hai tuần một lần, sau 36 tuần phải đổi thành mỗi tuần một lần để sớm phát hiện các bệnh thai phụ có thể mắc phải trong giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt là “bệnh cao huyết áp thai nghén” trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh cao huyết áp thai nghén là căn bệnh đặc biệt trong thai kỳ. Theo điều tra ước tính có 9,4% thai phụ có thể mắc chứng này ở nhiều mức độ. Cao huyết áp thai nghén thường phát sinh sau khi mang thai 20 tuần, biểu hiện lâm sàng là huyết áp cao, protein niệu (tiểu đạm), phù nề, có thể gây ra các cơn co giật, hôn mê thậm chí dẫn đến tử vong cả mẹ và con, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong ở thai nhi, trẻ sơ sinh và sản phụ.
Ở thai phụ mang thai tháng thứ tám, bệnh cao huyết áp thai nghén có thể gây ra co giật động mạch nhỏ ở não, tim, thận và gan, làm các tổ chức cơ quan thiếu máu và oxy, từ đó dẫn đến một loạt biến đổi. Đồng thời thai nhi cũng bị tổn thương nghiêm trọng, co giật huyết quản, hẹp khoang huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi từ cơ thể mẹ, làm thai nhi trong tử cung chậm phát triển, có thể gây nghẽn động mạch, hoại tử, phát sinh chứng nhau thai bong sớm.
Huyết áp cao là triệu chứng đầu tiên của bệnh cao huyết áp thai nghén. Trước khi mang thai hoặc mang thai 20 tuần, huyết áp gốc không cao, sau khi mang thai 20 tuần huyết áp có thể tăng cao đạt 140/90mmHg, hoặc khi huyết áp tâm thu (huyết áp trên) vượt quá huyết áp gốc 30mmHg, huyết áp tâm trương (huyết áp dưới) vượt quá huyết áp gốc 15mmHg phải đặc biệt chú ý.
Protein niệu thường xuất hiện chậm hơn huyết áp cao một chút, có thể phát hiện trong các lần xét nghiệm nước tiểu thông thường.
Giai đoạn nửa cuối thai kỳ nếu cân nặng của thai phụ tăng 500g mỗi tuần, hai tuần tăng dưới 1000g thì đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu mỗi tuần cân nặng tăng quá 500g thì đây là căn cứ chứng tỏ chức năng thận không tốt gây ra phù nề, thường bắt đầu từ bàn chân, dần dần lan đến bắp chân, đùi, vùng kín, bụng, khi ấn có thể có vết lõm.
Đa số các thai phụ đều có hiện tượng phù nề trong thời gian mang thai. Phù nề xuất hiện lúc hoàng hôn, sáng hôm sau tự biến mất là hiện tượng bình thường, nhưng nếu nó xuất hiện vào buổi sáng phải nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện kiểm tra. Người bị nặng có thể phù nề toàn thân hoặc kèm theo sưng cổ trướng.
Ngoài ra, thai phụ còn phải chú ý dinh dưỡng và nghỉ ngơi, giảm hấp thu chất béo và muối, tăng cường thực phẩm giàu protein, vitamin, sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng khác đồng thời duy trì tâm trạng tốt. Những việc làm này có tác dụng dự phòng bệnh cao huyết áp thai nghén ở một mức độ nhất định.
Thai phụ mắc bệnh cao huyết áp thai nghén nặng có thể dẫn đến các chứng bội phát như bệnh tim, nhau thai bong sớm, phù phổi, trở ngại chức năng đông máu, xuất huyết não, suy thận cấp tính, xuất huyết sau sinh… có thể gây tử vong cho thai phụ.
Đối với thai nhi, nhau thai cung cấp không đủ máu do co giật huyết quản tử cung làm giảm chức năng của nhau thai, có thể gây suy thai, khiến thai nhi phát triển chậm, thai chết lưu, thai chết trong khi sinh hoặc trẻ sơ sinh tử vong.
Do đó, về sức khỏe của thai phụ và thai nhi nên thai phụ phải đến bệnh viện khám thai định kỳ, làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ, kịp thời phát hiện bất thường để điều trị và xử lý, từ đó giảm thiểu phát sinh và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này.
Chồng cần làm gì khi vợ mang thai tháng thứ tám
Mang thai tháng thứ tám, thai phụ phải chịu nhiều gánh nặng về cơ thể và tâm lý rất 16n nên người chồng lúc này phải quan tâm đến vợ cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm nhẹ gánh nặng cho vợ. Phải cùng vợ học những kiến thức liên quan đến việc lâm bồn để biết cách bảo vệ sự an toàn của thai phụ và thai nhi. Giúp vợ giải tỏa áp lực tư tưởng, khoan dung, thông cảm nhiều hơn với sự bực bội bất an của vợ đồng thời giúp vợ luyện tập các động tác trợ sinh và kỹ thuật thở, hỗ trợ vợ khi lâm bồn.
Phải bảo đảm dinh dưỡng và sự nghỉ ngơi đầy đủ của vợ để tích lũy năng lượng cho việc sinh nở, chủ động gánh vác việc nhà, chú ý bảo vệ sự an toàn cho vợ.
Tử cung lúc này trở nên vô cùng yếu ớt, cực kỳ dễ bị thương hoặc viêm nhiễm, quan hệ tình dục làm tử cung co thắt dẫn đến vỡ ối sớm, vì vậy vợ chồng nên kiêng quan hệ.
Phải cùng vợ tiến hành thai giáo cho thai nhi. Khi các cơ quan cảm giác của thai nhi cơ bản hình thành, nên trò chuyện nhiều với thai nhi, tốt nhất tiến hành ba cuộc đối thoại có tính quy luật. Khi xúc giác của thai nhi cơ bản hình thành người chồng nên mát-xa bụng vợ nhiều hơn, khi tiến hành đối thoại dùng ngon tay gõ nhẹ lên bụng có thể cảm thấy chân thai nhi đang đạp. Đồng thời phải làm tốt việc giám hộ thai nghén trong gia đình đề phòng sinh non.
Thời gian mang thai tháng thứ tám đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, do vậy việc chuẩn bị đầy đủ cho việc lâm bồn về tài chính, vật chất, môi trường sinh nở của vợ, đặc biệt là về kiến thức để chào đón sự ra đời của sinh mệnh mới cơ bản cần được hoàn thành. Người chồng phải cùng vợ học các kiến thức cho con bú, nuôi dưỡng trẻ nhỏ; kiểm tra xem đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau khi con ra đời chưa, nếu chưa đủ phải chủ động bổ sung.