Mang thai tháng thứ tám và những điều cần biết

0
502

1. Điều chỉnh tâm trạng khi mang thai tháng thứ tám

Tháng thứ tám của thai kỳ, do gánh nặng lên cơ thể và tâm lý ngày một nặng nề hơn nên tâm sinh lý của thai phụ có nhiều biến đổi lớn. Chỉ một việc nhỏ cũng khiến thai phụ lo lắng không yên, vì vậy, điều quan trọng là phải giữ gìn tâm lý khỏe mạnh cho thai phụ.

Thời gian này do ngực căng trướng, tiểu nhiều, táo bón, buồn nôn, nôn ọe, kén ăn… nên thai phụ thường cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Thêm vào đó, nỗi sợ sinh con làm tâm trạng của thai phụ hay biến động. Để đảm bảo có thể cho con bú sau khi sinh, thai phụ phải giữ được trạng thái tâm lý tốt, tự tin với việc làm mẹ.

dieu chinh tam trang khi mang thai thang thu 8

Vai trò của người chồng lúc này lại càng trở nên quan trọng, chồng phải tạo điều kiện tốt cho vợ trong sinh hoạt, khuyên giải vợ về mặt tâm lý, giúp vợ xua tan nỗi sợ sinh con, vượt qua thời kỳ này trong trạng thái tâm lý tốt đẹp.

2. Hấp thụ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ tám

Mang thai tháng thứ tám trở đi, thai nhi lớn rất nhanh, đây là thời kỳ tăng cân chính của bé. Đặc điểm chủ yếu là não bộ, khung xương, mạch, cơ đều hoàn toàn hình thành trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng phát triển hoàn thiện, da dần trở nên chắc chắn, lượng mỡ dưới da tăng lên. Nếu thai phụ hấp thu dinh dưỡng không hợp lý hoặc hấp thu quá nhiều sẽ làm thai nhi quá lớn, gây sinh khó. Vì vậy, cần sắp xếp hợp lý chế độ ăn uống cho thai phụ trong thời kỳ này.

Điểm quan trọng trong chế độ ăn uống thời kỳ mang thai tháng thứ tám là ít về lượng nhưng phong phú, đa dạng về chất. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn vừa phải, đặc biệt, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein và chất béo khiến thể trọng của thai nhi quá lớn, gây khó khăn nhất định cho việc lâm bồn.

dinh duong khi mang thai thang thu 8

Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong thực phẩm béo khá cao, quá nhiều cholesterol tích tụ trong máu sẽ làm độ đông của máu tăng lên nhanh chóng, thêm vào đó là tác dụng của chất độc thai nghén làm huyết áp tăng cao, nghiêm trọng có thể gây xuất huyết não. Vì thức ăn nên thanh đạm một chút, hạn chế ăn quá mặn, lượng muối trong bữa ăn hàng ngày nên khống chế trong khoảng 6g, không nên uống quá nhiều nước.

Thai phụ nên chọn thực phẩm có thể tích nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao như thực phẩm động vật, tránh ăn thực phẩm thể tích lớn, giá trị dinh dưỡng thấp như khoai tây, khoai lang để giảm cảm giác đầy bụng.

Đặc biệt, cần hấp thu đủ lượng canxi và vitamin D, nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như gan động vật, dầu gan cá, trứng gia cầm… Thai phụ khi sử dụng thuốc bào chế từ vitamin D phải chú ý không dùng quá liều để tránh ngộ độc. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm chứa đủ lượng vitamin B1.

dinh duong mang thai thang thu 8

Lúc này, cân nặng của thai phụ không nên tăng quá 500g một tuần. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về loại và lượng thực phẩm hàng ngày trong thời kỳ này như sau: món chính (gạo tẻ, bột mì, kê, ngô và lương thực phụ) 370 – 420g, trứng (trứng gà, vịt, trứng cút) 50g, sữa bò 500g, thịt và cá 150g, gan động vật 150g (mỗi tuần một lần), đỗ 60g, rau 500g, hoa quả 100g, dầu ăn 20g.

Cần chú ý là giai đoạn cuối thai kỳ rất dễ xuất hiện chứng cao huyết áp thai nghén. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sinh non và gây tử vong cho thai nhi, trẻ sơ sinh cũng như thai phụ. Do biểu hiện chủ yếu là phù nề, cao huyết áp, xuất hiện protein (đạm) trong nước tiểu nên càng cần phải chú ý vấn đề ăn uống.

thuc don mang thai thang thu tam

Thông thường, nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ tám là hấp thu đủ protein chất lượng cao và axit mỡ thiết yếu. Những thai phụ có protein niệu (tiểu đạm) cao nên hạn chế hấp thu protein, nước và muối ăn, ăn nhiều dầu thực vật.

Chú ý cân bằng dinh dưỡng, hạn chế hấp thu muối trong bữa ăn, không nên ăn quá nhiều món chính có lượng calo cao, món ngọt, ngô, gạo, bánh mì; phải ăn nhiều thực phẩm giàu protein chất lượng cao như trứng, sữa bò, thịt và các chế phẩm từ đậu … đồng thời cũng cần xem xét thực phẩm chứa các thành phần dinh dưỡng khác.

3. Vận động hợp lý khi mang thai tháng thứ tám

Mang thai tháng thứ tám bụng thai phụ lúc này to lên rõ rệt, cử động đi lại nặng nề, rất dễ mệt mỏi. Một số thai phụ vì vậy không làm gì, cả ngày nằm trên giường, cách làm này là sai lầm. Trong thời gian này, vận động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giúp thai nhi được hít thở không khí trong lành vừa rèn luyện cơ bụng và cơ xương chậu của thai phụ, hỗ trợ lâm bồn thuận lợi.

Vận động thích hợp nhất với thai phụ trong thời kỳ này là đi bộ, lao động vừa sức, giảm lượng vận động so với mấy tháng trước một cách hợp lý, nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt. Thai phụ có thể bắt đầu học và tập luyện một số động tác hỗ trợ lâm bồn vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối và buổi trưa trước khi đi ngủ để có thể phối hợp với các bác sĩ lúc lâm bồn, giúp bản thân sinh con thuận lợi.

mang thai thang thu tam

Lâm bồn có thuận lợi hay không phần nhiều quyết định ở chỗ thai phụ có biết cách dùng sức, nghỉ ngơi, hít thở hay không, do đó, thai phụ nên tiến hành luyện tập ba phương diện này khi mang thai tháng thứ tám.

Hít thở sâu bằng bụng thích hợp sử dụng khi bắt đầu lâm bồn, tiến hành khi cảm thấy tử cung co thắt, có thể giảm nhẹ đau đớn khi cơn đau đẻ xuất hiện.

Phương pháp cụ thể là: thai phụ đặt bằng hai vai, nằm ngửa, nhẹ nhàng đặt tay lên bụng, không ngừng hít thở sâu, đầu tiên thở toàn bộ hơi ra ngoài, sau đó chầm chậm hít vào làm bụng phình lên; sau khi hít đủ hơi, lại nín thở, thả lỏng toàn thân, cuối cùng từ từ thở toàn bộ hơi ra.

Hít thở bằng ngực và hít thở bằng bụng có tác dụng giống nhau, nhưng phải chú ý: khi hít vào, cả hai bên ngực đều phải phồng lên, xương ngực nổi lên; sau khi hít đủ hơi co ngực lại, thở ra.

Ép lên thắt lưng sử dụng khi cơn đau đẻ trong giai đoạn đầu tiên của quá trình lâm bồn, có thể giảm nhẹ đau đớn ở thắt lưng. Phương pháp là nằm ngửa, co gối khoảng 45°, hai tay nắm chặt vòng ra sau lưng đặt ở vị trí eo, mu bàn tay hướng lên trên, dùng lực ép mạnh.

luyen tap khi mang thai thang thu tam

Mát-xa có thể tiến hành song song với thở sâu bằng bụng khi các cơn co thắt tử cung trong giai đoạn lâm bồn đầu tiên ngày càng tăng. Hai tay đặt giữa bụng, khi hít vào hai tay mát-xa kiểu nửa vòng tròn hướng lên trên. Ngoài ra, còn kiểu mát-xa cân bằng bụng dưới, khi hít vào tiến hành mát-xa từ chính giữa bụng sang hai bên trái phải, khi thở ra mát-xa ngược trở lại.

Sau cơn đau bắt đầu lâm bồn, lúc này thai phụ nên dùng lực một cách tự nhiên như khi đi đại tiện. Dùng lực là một vận động mạnh có sự tham gia của toàn bộ các cơ trên cơ thể. Nêu dùng lực thỏa đáng, bụng sẽ chịu một sức ép rất mạnh, từ đó đẩy thai nhi ra ngoài qua đường sinh; nếu dùng lực không chuẩn xác, tất cả lực tập trung ở thân trên sẽ không có hiệu quả, chỉ làm tiêu hao thể lực của thai phụ.

Phương pháp dùng lực chính xác là: nằm ngửa, cong hai gối, hai chân dạng ra, hai tay nắm chặt thành giường, lưng sát mặt giường, cằm hạ xuống, hít hơi thật sâu rồi nín thở, sau đó dùng lực như khi đại tiện. Lúc này quan trọng nhất là không được để lưng và eo nhấc lên, đầu ngoẹo sang một bên hoặc thân trên cong lại.

mang thai thang thu tam 2

Theo tiến trình lâm bồn, khi đầu thai nhi 1ộ ra thai phụ cần sử dụng phương pháp thở ngắn và gấp, cách thở này có thể loại bỏ lực căng của hội âm, không làm âm đạo bị rách khi thai nhi chui ra khỏi đó.

Tư thế giống cách thở bằng bụng, hai tay đan vào nhau đặt trên ngực, miệng mở to, hít vào từng hơi từng hơi, phải nhanh và liên tục, khi thở không có tiếng động, thở sâu hay nông không quan trọng, quan trọng là bản thân thai phụ phải thả lỏng, như vậy sẽ giảm nhẹ đau đớn.

Phương pháp thả lỏng mang lại hiệu quả rất tốt trong giai đoạn tử cung co thắt và mở ra. Nó hoàn toàn ngược lại với phương pháp dùng lực khi lâm bồn, lúc luyện tập, trước tiên bắt đầu từ một bộ phận cơ thể, nắm chặt bàn tay sau đó xòe ra, duỗi và thả lỏng cả bàn tay, lặp lại nhiều lần, làm động tác bẻ cổ tay về phía sau rồi thả lỏng, khi làm lực phải đồng đều. Co rồi giãn những bộ phận chủ yếu trên cơ thể như chân, cơ bụng, đầu… lặp lại nhiều lần.

mang thai thang thu 8

Dưới đây, chúng tôi giới thiệu hai cách loại bỏ lực căng vô ích của cơ bắp khi lâm bồn, để giảm tiêu hao thể lực không tác dụng trong quá trình lâm bồn của thai phụ.

Thở nông: Nằm ngửa như khi sinh, hai tay nắm vào nhau, tập trung thể lực thở ngắn, gấp và liên tiếp để tập trung lực ở bụng làm đầu thai nhi từ từ chui ra.

Phương pháp co giãn cơ: Dùng sức cơ khớp khuỷu và khớp gối rồi duỗi thẳng, sau đó thả lỏng, bài tập này lợi dụng sự khác biệt của cảm giác căng cơ để thả lỏng cơ.

Khi đã mang thai tháng thứ tám, thai phụ nên kiên trì tập luyện động tác hỗ trợ lâm bồn mỗi ngày một chút. Thai phụ đã được bác sĩ chẩn đoán là có khả năng sinh non thì tuyệt đối không thể luyện tập.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here