Mang thai tháng thứ tư nên sắp xếp sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học
Mang thai tháng thứ tư, bụng của thai phụ bắt đầu nhô lên, phản ứng thai nghén cơ bản đã biến mất, cơ thể và tâm lý thai phụ bắt đầu thoải mái. Thai nhi lúc này đã có đường nét và hình dáng của con người, các cơ quan đã phát triển gần hoàn chỉnh, có thể vận động thoải mái trong nước ối. Vì vậy, bắt đầu từ tháng này thai phụ có thể cảm thấy thai nhi cử động.
Thời điểm này tâm trạng của thai phụ tốt hơn trước, cảm giác thèm ăn tăng lên, thai phụ vẫn phải chú ý hấp thụ các loại dinh dưỡng cân bằng và hợp lý bởi thai nhi cần một lượng lớn chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Thời điểm này, sự phình to của tử cung khiến lượng máu chảy vào nhau thai giảm, do đó, tư thế ngủ tốt nhất nên là nằm nghiêng sang bên trái. Ngoài ra, thai phụ nên vận động vừa sức như đi bộ, tập thể dục, đi du lịch… Bình thường, thai phụ không nên trang điểm đậm để tránh gây tổn hại cho thai nhi, chọn quần áo rộng và giày dép đế bằng, những điều này có lợi cho cả thai phụ và thai nhi.
Nội dung thai giáo chủ yếu khi mang thai tháng thứ tư là mang lại cho thai nhi một số kích thích phù hợp như thai giáo cảm xúc, thai giáo âm nhạc, thai giáo đối thoại, thai giáo động tác và thai giáo môi trường… Bố và mẹ nên lưu ý sắp xếp các bài thai giáo sao cho khoa học, phù hợp
Mang thai tháng thứ tư hãy xin tư vấn của chuyên gia để an toàn cho mẹ và bé
Bước sang tháng thứ tư, phản ứng thai nghén phần lớn đã biến mất, thai phụ có cảm giác ngon miệng hơn trước nhiều nhưng vẫn phải chú ý tăng cường dinh dưỡng. Bởi lẽ, giai đoạn này thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng hơn giai đoạn đầu. Nhu cầu của các thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự hình thành máu, thịt, xương của thai nhi như protein, canxi, sắt… cao hơn bình thường rất nhiều. Do tác dụng của vitamin và canxi, lượng vitamin D cần thiết thúc đẩy sự hình thành xương cao gấp năm lần bình thường, nhiệt năng cũng phải tăng từ 5% -10% so với bình thường. Bởi vậy, phải bảo đảm chất lượng bữa ăn để thai phụ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm.
Phải chú ý ăn ít thực phẩm chứa nhiều muối, bởi hấp thu quá nhiều muối sẽ gây ra phù nề và bệnh cao huyết áp ở giai đoạn sau. Cũng phải tiết chế đồ uống lạnh. Tháng thứ tư là thời kỳ mọc chân răng của thai nhi, phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, chú ý ăn ít thực phẩm chứa đường cát trắng, rất dễ gây béo phì, có thể sử dụng đường vàng. Hàm lượng canxi trong đường vàng nhiều gấp ba lần so với đường trắng, hàm lượng sắt cao gấp đôi đường trắng, cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác, có tác dụng ích khí, bổ trong, tiêu hóa thức ăn và kiện tỳ vị… Sức ăn tăng lên cùng sự phình to của tử cung khiến thai phụ thường hay táo bón, vì vậy nên ăn nhiều lương thực thô và rau xanh nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hoạt động nhiều, uống một ít sữa chua và mật ong để nhuận tràng thông tiện. Nên đến bệnh viện kiểm tra nguyên tố vi lượng một lần để kịp thời bổ sung những nguyên tố còn thiếu.
Sau khi phụ nữ mang thai, hoàng thể ở buồng trứng sẽ tiết ra một lượng lớn hoóc-môn estrogen và progestogen để duy trì hợp tử làm tổ và phát triển. Hoóc-môn estrogen và progestogen luôn ở mức cao làm cho vùng kín và cổ tử cung bài tiết nhiều, làm tăng chứng bạch đới, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, thai phụ chỉ cần tăng cường giữ gìn sạch sẽ vùng kín là được.
Mang thai tháng thứ tư, hàng ngày thai phụ có thể dùng nước ấm rửa sạch vùng kín từ hai đến ba lần, chú ý không được rửa phía trong âm đạo. Để tránh nhiễm khuẩn chéo, nên phải chuẩn bị khăn tắm và chậu tắm chuyên dụng, thay quần lots hàng ngày, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng. Khi bạch đới tăng nhiều và phát sinh những biến đổi về màu sắc, tính chất, có mùi khó chịu thì phải đến bệnh viện kiểm tra.
Thai phụ không nên trang điểm đậm, bởi một số chất kích thích trong mỹ phẩm như oxit nhôm, oxit kẽm, chất peroxit… có thể gây viêm nang lông, dị ứng và phản ứng với ánh sáng của da nếu sử dụng không hợp lý. Phụ nữ sau khi mang thai, hoóc-môn trong cơ thể mất cân bằng, da sẽ mất độ sáng mịn và săn chắc, trở nên sần sùi và mẫn cảm, sử dụng đồ trang điểm quá nhiều dễ gây phát ban. Chỉ cần chú ý giữ da sạch, sau khi mang thai năm tháng làn da tự nhiên sẽ hồi phục bình thường. Lúc này, trên mặt bắt đầu xuất hiện chứng sạm da thai nghén, có thể thấy rõ khi bị ánh nắng chiếu vào. Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein chất lượng cao, vitamin c và vitamin B, hết sức tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp lên mặt mỗi khi ra ngoài. Thành phần chủ yếu của son môi là dầu, chất sáp, tạp liệu và hương liệu, dầu thường là mỡ da dê, nó sẽ hút dính các nguyên tố kim loại và vi sinh vật có hại cho sức khỏe con người như khuẩn E.coli, có tác dụng thẩm thấu nhất định, khi nói chuyện nước bọt có thể khiến các chất có hại dính trên môi xâm nhập vào cơ thể, vì vậy, thai phụ tốt nhất không nên đánh son.
Thuốc làm xoăn lạnh sử dụng khi làm xoăn chứa nhiều chất như muối axit mercaptoacetic có tính kiềm, hydro peroxit, thuốc nhuộm tóc là hợp chất thơm của nhóm nitro và nhóm amin, trong thời gian mang thai chất tóc của thai phụ khá yếu, dễ rụng, nếu dùng thuốc hóa học làm xoăn tóc sẽ làm tóc rụng rất nhiều. Những chất chứa độc tính này sẽ gây ra các bệnh mụn nhọt da và bệnh đường hô hấp, không có lợi cho hai mẹ con. Ngoài ra, trường điện từ sinh ra khi làm xoăn và sấy tóc bằng điện có hại cho sức khỏe thai nhi, do đó, thai phụ không nên làm xoăn hoặc nhuộm tóc. Nhiều loại sơn móng tay chứa “phthalate esters” (PAEs), là một loại chất hóa học hữu cơ có khả năng gây dị tật thai nhi, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan sinh dục của bé trai, dù mẹ đang cho con bú sử dụng cũng có thể làm đứa trẻ sau khi trưởng thành mắc chứng vô sinh hoặc bị liệt dương, bởi thế, thai phụ và sản phụ nên chú ý không đánh móng tay. Thai phụ trang điểm có thể sử dụng đồ trang điểm bình thường quen dùng, nhưng không được trang điểm quá đậm để tránh che lấp vẻ bệnh tật vừa gây kích thích da. Khi đến bệnh viện không nên trang điểm để tránh ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ.
Nếu thai phụ bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, giai đoạn đầu mang thai có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và dị tật, lây nhiễm vào giai đoạn cuối có thể làm thai nhi chậm phát triển hoặc xuất hiện các bất thường có tính đã phát, chủ yếu xâm hại thần kinh trung khu và hai mắt như não tích nước, đầu nhỏ, mắt nhỏ, không có mắt… Vì vậy, thai phụ ngoài tránh tiếp xúc với thú nuôi như chó mèo… ra, còn không nên ăn lẩu. Nếu thai phụ thực sự đã bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma nên kiên quyết phá thai, ngừng mang bầu.
Trong phòng của thai phụ không nên nuôi trồng hoa cỏ. Một số hoa cỏ như vạn niên thanh, hồng tú cầu, phong lữ thảo, tiên nhân chưởng, hoa báo xuân… cũng có thể gây ra các phản ứng không tốt như dị ứng tiếp xúc. Nếu da của thai phụ chạm chất dịch của chúng sẽ phát sinh các triệu chứng dị ứng da cấp tính, đau ngứa, phù niêm mạc da… Ngoài ra, một số loại hoa có hương thơm nồng như hoa nhài, thủy tiên, mộc lan, đinh hương… sẽ làm khứu giác thai phụ kém nhạy cảm, chán ăn, thậm chí xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn ọe… Vì vậy, phòng ngủ của thai phụ nên tránh bài trí hoa cỏ, đặc biệt các chậu hoa có hương thơm nồng.
Ngoài ra, khi mang thai tháng thứ tư, thai phụ nên tránh một số nhân tố bất lợi cho thai như thuốc có thể gây dị tật ở thai nhi, nhất là không được lạm dụng thuốc xổ để tránh làm tử cung co thắt dẫn đến sảy thai, sinh non. Không nên dùng dầu gió, vì long não trong dầu gió có thể vào khoang màng ối qua nhau thai, làm thai phụ buồn nôn và nôn. Mùa hè không nên sử dụng quạt điện quá lâu, cũng không nên ở quá lâu trong phòng điều hòa. Giữ tâm trạng vui vẻ là bước đầu tiên của thai giáo.