Môi trường thai giáo quan trọng như thế nào

0
494

Môi trường thai giáo tốt cho con

Các nhà di truyền học hành vi nước ngoài đã thực hiện một cuộc thí nghiệm “môi trường sung túc” về vấn đề thai giáo có lợi cho sinh tốt hay không. Các nhà khoa học sắp xếp hai môi trường thai giáo khác nhau bằng cách tách nuôi riêng hai nhóm chuột.

Nhóm chuột nuôi trong “lồng sung túc” được cung cấp đầy đủ thức ăn ngon, hang ở rộng, thang gấp, xe quay, bập bênh, dây đu, gỗ mà chúng thích gặm, đồ vật để mài răng…; nhóm chuột trong lồng còn lại chỉ được cung cấp đủ thức ăn và nước, không có bất cứ điều kiện vui chơi nào khác. Sau một thời gian nuôi dưỡng, qua so sánh người ta phát hiện, tỷ lệ về trọng lượng não và enzyme liên quan đến thần kinh, hình thái giải phẫu thần kinh của hai loại chuột này có sự khác biệt rõ rệt.

Năm 1970, sau khi các nhà khoa học nghiên cứu trọng lượng não bình quân của 544 con chuột được nuôi từ “lồng sung túc” còn phát hiện, trọng lượng não chuột tăng lên theo điều kiện sống tốt hơn của chuột mẹ. Qua đó có thể thấy, tính phức tạp của môi trường không chỉ làm tăng trọng lượng não chuột mà còn làm khả năng thích nghi sinh tồn của chúng mạnh lên.

moi truong thai giao

Với kết quả thí nghiệm này, các chuyên gia nhận định, gen quyết định hành vi di truyền. Ví dụ, “con của chuột biết đào hang”, nhưng gen này được ưu đãi trong quá trình chọn 1ọc tự nhiên, từ đó không ngừng làm hành vi mang tính thích nghi của tổ tiên chúng mạnh lên. Cũng giống như vậy, gen di truyền thích nghi với môi trường của chuột sống trong “lồng sung túc” mạnh lên, vì vậy thế hệ sau đó chúng sinh ra thông minh hơn thế hệ sau của chuột sống trong lồng bình thường. Điều này thể hiện rõ tác dụng quan trọng của môi trường thai giáo đối với sự ưu hóa của gen.

Những yếu tố hình thành môi trường thai giáo tốt

Một nhóm các nhà khoa học khác làm thực nghiệm về thai giáo. Trong phòng nuôi trẻ của một bệnh viện, cho 120 trẻ sơ sinh bình thường thuộc nhóm thực nghiệm liên tục nghe tiếng tim đập được phục chế với cường độ 82dB, 72 lần một phút, trừ cách bốn tiếng được đưa đến chỗ mẹ bú sữa một thời gian ngắn ra, tất cả thời gian của trẻ đều ở trong phòng nuôi trẻ; 120 trẻ sơ sinh bình thường của nhóm đối chiếu ở trong một phòng nuôi trẻ khác không có tiếng tim đập. Bốn ngày sau, 70% trẻ nghe tiếng tim đập tăng cân, chi có 33% trẻ trong nhóm đối chiếu tăng cân.

Các nhà khoa học còn tính thời gian quất khóc của trẻ sơ sinh trong hai phòng, kết quả cho thất, thời gian quấy khóc của trẻ được nghe tim đập là 38%, nhóm còn lại là 60%. Do chế độ ăn của hai nhóm không có khác biệt lớn, nên có thể tin rằng, có lẽ trẻ sơ sinh được nghe tiếng tim đập nghỉ ngơi nhiều hơn bởi thời gian quấy khóc của chúng ít.

moi truong thai giao 1

Nhìn bề ngoài, mục đích của cuộc thực nghiệm này là xác định phản ứng của trẻ sơ  sinh đối với tiếng tim đập, nhưng trên thực tế, nó mô phỏng môi trường thai giáo trong cơ’ thể mẹ trước khi sinh để tìm hiểu cảm giác của thai nhi với môi trường sống khi chưa chào đời… Chắc chắn, tiếng tim đập đều đặn của mẹ luôn ở bên thai nhi cho đến giây phút chúng chào đời.. âm thanh thân thuộc này đã để lại trong thai nhi ấn tượng nhất đinh.

Kết quả thực nghiệm chứng minh, thai nhi có ký ức và phản ứng với môi trường trong cơ thể mẹ, điều này đã giúp tìm ra căn cứ khoa học cho thai giáo; đồng thời cũng cho thấy, tiếng tim đập có tiết tấu đều và thanh âm mềm mại do tâm trạng bình yên của thai phụ mang lại có tác dụng giúp thai nhi yên ổn và tĩnh dưỡng.

Vậy hiệu quả học tập lâu dài của những thai nhi lớn lên trong môi trường thai giáo yên bình ra  sao? Các nhà khoa học tiến hành thực nghiệm với 26 trẻ em từ một tuổi rưỡi đến bốn tuổi đang chờ được nhận nuôi tại các trại trẻ mồ côi và chia chúng thành bốn nhóm:

  • Một nhóm ngủ trong phòng có tiếng đập nhịp đôi của nhịp tim bình thường 72 lần một phút.
  • Một nhóm ngủ trong phòng có tiếng đập đơn phát ra từ máy đập nhịp 72 lần một phút
  • Một nhóm ngủ trong một căn phòng phát những bài hát thôi miên.
  • Một nhóm ngủ trong phòng không có âm thanh.

moi truong thai giao co loi cho con

Lần lượt 26 trẻ được ngủ trong bốn căn phòng kể trên, mỗi phòng ngủ bốn đêm, thực nghiệm viên ghi chép lại thời gian để mỗi đứa trẻ đi vào giấc ngủ. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ ngủ trong phòng có tiếng tim đập, cần khoảng một nửa thời gian khi ngủ ở các điều kiện còn lại. Trong ba điều kiện không có tiếng tim đập còn lại, thời gian chúng cần để đi vào giấc ngủ thường là mấy tiếng hoặc nhiều hơn. Có thể thấy, tiếng tim đập có hiệu quả mà những âm thanh khác không thể sánh bằng.

Kết quả thực nghiệm nhiều lần đã giúp các nhà khoa học đi tới kết luận: thai nhi trong cơ thể thai phụ có khả năng học tập có ghi nhớ.

Về điều này, chúng ta có thể xem một thực nghiệm thú vị: Ibuka Masaru – nhà giáo dục trẻ em Nhật Bản nhờ phát thanh viên ghi âm một bài thơ haiku của Kobayashi Issa: “Gió thu thổi lay cành, lá bay vào mặt đất, mèo con nhảy lên bắt.” Sau đó, ông đưa băng ghi âm cho các thai phụ nghe mỗi ngày hai lần, mỗi lần ba phút.

Từ hai đến sáu ngày sau khi sinh, nhân viên thực nghiệm tiến hành trắc nghiệm riêng biệt hai nhóm trẻ sơ sinh, một nhóm đã được nghe bài thơ này, một nhóm chưa từng nghe, cho chúng nghe ba loại băng ghi âm là bài thơ haiku kể trên, một bài thơ haiku khác và tiếng nói chuyện thông thường, xem hai nhóm có phản ứng như thế nào, chỉ tiêu quan sát là nhịp tim của trẻ sau khi nghe băng.

moi truong thai giao 2

Kết quả cho thấy: trẻ sơ sinh chưa được nghe bài thơ Haiku trong thời kỳ thai nhi có chung một phản ứng khi nghe ba loại băng ghi âm, còn trẻ sơ sinh thường nghe bài thơ này nhiều lần trong thời kỳ thai nhi có phản ứng tương đối ổn định khi được nghe lại bài thơ, nhưng phản ứng rất mạnh khi nghe các băng ghi âm khác. Điều đó chứng tỏ, trẻ sơ sinh có thể phân biệt chính xác thơ haiku được nghe trong bụng mẹ và những câu thơ haiku khác.

Đối với kết quả thực nghiệm này, ông Ibuka Masaru – người đã nghiên cứu về giáo dục trẻ em hơn 20 năm cho rằng: “Sau khi nghe bài thơ “Thu phong” trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh luôn lưu giữ ký ức về nó, khi được nghe bài thơ Haiku có âm luật tương đồng những nội dung khác biệt liền đặt câu hỏi “đây là cái gì?”

Tóm lại, những thực nghiệm kể trên đều chứng minh trong môi trường thai giáo tốt, con bạn có khả năng ghi nhớ các kích thích lặp đi lặp lại về âm thanh, ngôn ngữ. Nó cho thấy tính khoa học và tính khả thi cho thai giáo cùng tác dụng và ý nghĩa thiết thực của nó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here