MSDS là gì? Tại sao an ninh hàng không luôn yêu cầu MSDS?

MSDS là gì? Tại sao cần Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất 

Có phải bạn đang thắc mắc MSDS là gì? MSDS là các tờ khai hướng dẫn dùng cho các mặt hàng hóa chất, thực phẩm, thuốc … được vận chuyển qua đường hàng không. Các hàng hóa này sẽ phải qua qua quá trình kiểm tra gay gắt của bộ phận an ninh hàng không.

Vậy cụ thể MSDS là gì? Nó có mục đích gì? Tại sao MSDS là yêu cầu bắt buộc của các hàng hóa xuất nhập khẩu? Những thông tin trong bài viết dưới đây của Totvadep.com sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp nhé. 

1. MSDS là gì? 

Trả lời nhanh:Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. 

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bảng chỉ dẫn này được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó. (Theo Wikipedia).

2. Những loại hàng hóa nào cần có MSDS ?

2.1. Mặt hàng nguy hiểm 

MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

2.2. Thực phẩm, dược phẩm có cần MSDS ?

Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột, dạng gel, dạng lỏng,.. không phải là hóa chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển hàng qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

3. Mục đích của MSDS là gì?

MSDS được ban hành không đơn thuần chỉ dùng để đáp ứng đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng hoặc đáp ứng đủ giấy tờ hợp lệ của việc vận chuyển hàng hóa thông qua đường hàng không mà còn phục vụ nhằm mục đích khác. Vậy Mục đích đó là gì? Những thông tin được in ấn trong bảng hướng dẫn an toàn hóa chất còn thể hiện điều gì? Chúng tôi sẽ cung cấp ngay thông tin mục đích của MSDS như sau:

  • Việc dựa vào MSDS sẽ giúp đưa ra được giải pháp, phương thức vận chuyển phù hợp. Điều này giữ vai trò khá quan trọng không chỉ trong khâu di chuyển mà còn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp dễ hàng hóa. Nhất là khi gặp phải những sự cố bất ngờ, việc xử lý cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Cung cấp cảnh bảo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/hóa chất khi bạn không tuân thủ các khuyến nghị, hướng dẫn xử lý trong quá trình thao tác.
  • Cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
  • Giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.
  • Cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và các đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

4. Nội dung chính của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là gì?

4.1. Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thường bao gồm:

  • Tên sản phẩm: Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học cũng như tên khác (nếu có) và các số đăng ký CAS, RTECS, v..v
  • Các thuộc tính hóa học như: Biểu hiện bên ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi hữu cớ, nước, ..v..v
  • Thành phần hóa học: như họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các chất khác như chất Ôxi hóa, axit.
  • Độc tính và các tác động xấu đến sức khỏe con người như: mắt, da, hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư, gây dị biến, đột biến gen. Các triệu chứng ngộ độc mãn tính và cấp tính.
    Hình ảnh minh họa Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất:
    Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

4.2 Một số nội dung khác cần có như:

  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, khả năng tác động lên sức khỏe người lao động
  • Quy trình thao tác khi làm việc với sản phẩm đó
  • Các thiết bị bảo hộ cần phải sử dụng khi làm việc với chúng
  • Phương pháp xử lý y tế trong trường hợp ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng chúng
  • Những điều kiện chuẩn nào cần để lưu giữ, bảo quản ( nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích,…)
  • Các thiết bị, phương tiện, trình tự và quy chuẩn trong phòng cháy chữa cháy
  • Quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển
  • Các tác động xuất lên thủy sinh và môi trường.

5. Ai là người cung cấp MSDS?

Thông thường MSDS sẽ được cung cấp bởi người bán hoặc nhà cung cấp sản phẩm, có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân, … cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

6. Trách nhiệm các bên liên quan như thế nào?

Các bên liên quan có trách nhiệm đến MSDS thường là từ 3 phía: Các nhà cung cấp sản phẩm, tổ chức sử dụng sản phẩm và người lao động. Trách nhiệm cụ thể sẽ được đề cập ngay bên dưới.

6.1 Các nhà cung cấp sản phẩm

Thông thường, giấy chứng nhận MSDS sẽ yêu cầu có dấu của công ty sản xuất hoặc công ty hiện đang phân phối sản phẩm đó. Trong trường hợp thông tin trên giấy chứng nhận không chính xác hoặc giả mạo, công ty sẽ chịu xử phạt theo quy định của Pháp luật. Mức độ nhẹ có thể tịch thu, thu giữ lô hàng hay nặng hơn lô hàng có thể bị tiêu hủy. Ngoài ra, bên nhà cung cấp còn phải có trách nhiệm như sau :

  • Đảm bảo đầy đủ MSDS cho từng sản phẩm được nhập khẩu hoặc bán để sử dụng trong nơi làm việc
  • Đảm bảo MSDS không quá ba năm trước ngày bán hoặc nhập khẩu và có sẵn bằng cả hai ngôn ngữ chính thức
  • Đảm bảo người mua sản phẩm có bản sao MSDS hiện tại tại thời điểm trước khi người mua nhận được sản phẩm.
  • Cung cấp mọi thông tin (kể cả những thông tin được coi là bí mật thương mại ) cho bất kỳ bác sĩ hoặc y tá nào yêu cầu thông tin cho mục đích chẩn đoán, điều trị y tế.

6.2 Tổ chức sử dụng sản phẩm

Đối với đơn ví sử dụng, các trách nhiệm cần có là:

  • Đảm bảo rằng MSDS của nhà cung cấp được lấy từ nhà sản xuất
  • Đánh giá bảng MSDS nhận được để xác định ngày sản xuất.
  • Đảm bảo bảng MSDS được cập nhật không quá 3 năm kể từ ngày hiện tại.
  • Luôn cập nhật MSDS:
  • Không muộn hơn 90 ngày đối với thông tin nguy hiểm mới
  • Đảm bảo tất cả các bảng MSDS cần thiết đều có một bảng sao tại nơi làm việc.
  • Đảm bảo rằng nhân viên làm việc với sản phẩm phải hiểu rõ được nội dung yêu cầu trên MSDS, mục đích và ý nghĩa của thông tin chứa trong đó.
  • Đảm bảo hướng dẫn đầy đủ cho nhân viên về quy trình sử dụng, lưu trữ an toàn, xử lý sản phẩm, các phương án xử lí trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
  • Cung cấp mọi thông tin bao gồm cả những thông tin được coi là bí mật thương mại cho bác sĩ hoặc y tá yêu cầu thông tin cho mục đích chẩn đoán, điều trị y tế
  • Chủ sử dụng lao động có thể tạo các bảng dữ liệu để cung cấp thêm thông tin hoặc thay đổi định dạng MSDS miễn là không ít hơn thông tin được cung cấp bởi MSDS của nhà sản xuất.

6.3 Người lao động 

Về phía người lao động, hộ cần có các trách nhiệm như sau:

  • Phải biết đôi chút về bảng an toàn hóa chất.
  • Theo dõi công việc an toàn hoặc các biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn của chủ lao động
  • Biết vị trí của các bảng MSDS và cách tìm thông tin thích hợp về an toàn trong sử dụng và biện pháp sơ cứu

7. Hình thức áp dụng ra sao?

Tại Mỹ, OSHA yêu cầu rằng MSDS phải báo cho người lao động về các khả năng gây thương tổn tiềm ẩn của mọi hóa chất trong khu vực sản xuất theo luật “Các quyền người lao động được biết”.

Minh họa hình thức của MSDS

Hình ảnh minh họa (nguồn: Internet)

MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại mà không phải là cho các hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, MSDS cho các chất tẩy rửa là không thích hợp lắm cho những người chỉ sử dụng một can hóa chất này trong năm, nhưng nó là cực kỳ cần thiết cho những người làm công việc tẩy rửa trong một khu vực chật hẹp tới 40h trong tuần.

8. Quy định của Việt Nam về MSDS như thế nào?

Tại Việt Nam, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp hiện đại đều bắt buộc phải có MSDS.

Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) quy định tất cả các mặt hàng ngoài hóa chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước,… đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS.

MSDS nghĩa là gì

Hình ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)

Chỉ khi nào Khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế như DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam.

Kết luận

Trên đây, Totvadep.com đã cùng với bạn tìm hiểu MSDS là gì cũng như những nội dung cần biết xung quanh thuật ngữ này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Hy vọng thông tin của chúng tôi hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều niềm vui trong cuộc sống. 

>>> Xem thêm: OECD là gì?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *