Nội dung chính
- 1 1. Thiếu máu
- 2 2. Cao huyết áp
- 3 3. Viêm thận mạn tính
- 4 4. Lao phổi
- 5 5. Bệnh tiểu đường
- 6 Một số lưu ý nếu sản phụ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai
- 7 6. Bệnh tim
- 8 7. Viêm gan vi-rút
- 9 8. U xơ tử cung
- 10 9. Bệnh giang mai
- 11 Một số lưu ý đối với bệnh Giang Mai:
- 12 10. Viêm bàng quang
- 13 11. Viêm âm đạo
- 14 Chế độ ăn uống và dùng thuốc trước khi mang thai
1. Thiếu máu
Phụ nữ thiếu máu thường có các triệu chứng như chóng mặt hoặc khi đứng lên váng đầu, đau đầu, khó thở, vì thế bắt buộc phải kiểm tra máu trước khi quyết định mang thai. Nếu mắc chứng thiếu máu, nên chữa khỏi trước rồi mới nghĩ tới việc mang thai. Phương pháp trị liệu chủ yếu là điều trị bằng dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein và chất sắt như gan, thịt nạc, các loại hải tảo, lòng đỏ trứng, lạc, vừng… Nên ăn nhiều các chế phẩm từ đỗ, chúng là nguồn protein thực vật và sắt tốt nhất, lại rất kinh tế và thiết thực.
Thiếu máu nhẹ không phải là bệnh, không cần lo lắng, nếu trong đời sống hàng ngày chú ý một chút, có thể hồi phục rất nhanh. Những thai phụ thiếu máu do mang thai, phải giảm khối lượng công việc. Nếu lượng hemoglobin ở mức 7g/100ml thì phải nghỉ ngơi hoàn toàn để giảm mức tiêu hao oxy của cơ thể và tránh những sự cố ngoài ý muốn do váng đầu, mệt mỏi dẫn đến ngất xỉu.
2. Cao huyết áp
Thanh niên mắc chứng cao huyết áp gọi là “chứng cao huyết áp thanh niên”. Tỷ lệ bệnh nhân trẻ tương đối thấp. Huyết áp của bệnh nhân cao huyết áp thường tăng khi mang thai, rất dễ gây ra chứng nhiễm độc thai nghén vô cùng nguy hiểm đối với thai phụ.
Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nếu hay gặp phải các triệu chứng như đau đầu nặng, mỏi vai, mất ngủ, chóng mặt, phù nề … nhưng không rõ chỉ số huyết áp của mình, thì nên đi kiểm tra đo huyết áp trước khi mang thai. Nếu phát hiện huyết áp cao phải chú ý chế độ ăn uống, thức ngủ, tăng cường rèn luyện thân thể, tốt nhất nên giữ chỉ số huyết áp bình thường trước khi có thai.
Thai phụ mắc chứng cao huyết áp nên tránh mệt mỏi quá độ, bảo đảm ngủ đủ thời gian, giữ tâm trạng ổn định, chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày khống chế lượng muối trong vòng 2g, ăn ít thức ăn chứa nhiều calo và mỡ.
Dựa vào tình trạng bệnh, có thể dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ…
3. Viêm thận mạn tính
Viêm thận mạn tính khiến chức năng thận của thai phụ xấu đi, gây ra chứng nhiễm độc thai nghén ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Thai phụ nhiễm bệnh làm cho sự tuần hoàn máu qua nhau thai thay đổi, không cung cấp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, sau khi sinh thai phụ sẽ có di chứng. Do đó, bệnh nhân viêm thận mạn tính không thể mang thai, nếu nôn nóng muốn có con nên tích cực điều tri, mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bác sĩ cho phép mang thai, phải liên hệ chặt chẽ với bác sĩ sản khoa và nội khoa để đảm bảo mang thai và sinh con an toàn.
Triệu chứng chủ yếu của viêm thận mạn tính là toàn thân hay mệt mỏi, phù thũng, một số người có triệu chứng tăng tiểu đạm (protein trong nước tiểu) và huyết áp. Trước khi mang thai phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời đề phòng chuyển thành bệnh mãn tính.
Trong thời gian mang thai, hàng ngày, thai phụ bi viêm thận nên nghỉ ngơi nhiều, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung thức ăn có hàm lượng protein cao, hấp thụ đủ lượng vitamin, nên ăn nhạt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh các loại bệnh tật. Bệnh nhân viêm thận mãn tính phải hạn chế sinh đẻ một cách nghiêm ngặt, tốt nhất nên làm phẫu thuật triệt sản sau khi sinh con đầu lòng, vì mỗi lần sinh con là một lần mạo hiểm với tính mạng.
4. Lao phổi
Phụ nữ từng mắc bệnh lao phổi, khi mang thai rất dễ tái phát bệnh. Vì vậy, những phụ nữ đã chữa khỏi lao phổi trước khi quyết định mang thai nên đến bệnh viện kiểm tra, sau đó bác sĩ sẽ quyết định có nên mang thai hay không. Nếu khối hạch đã có xu hướng ổn định hoặc đã vôi hóa thì có thể mang thai. Nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng bệnh cũ tái phát trong thời gian mang thai và sau sinh. Bệnh nhân lao phổi cần chú trọng sinh đẻ có kế hoạch, ít nhất hai năm sau khi khỏi bệnh mới sinh tiếp.
Vi khuẩn lao thông thường sẽ không xâm nhập vào cơ thể thai nhi qua nhau thai, tức là cơ thể mẹ sẽ không truyền bệnh lao cho thai nhi trong bụng. Nếu thai phụ nhiễm lao phổi có khả năng lây lan, cách ly không nghiêm ngặt, sẽ rất dễ truyền bệnh cho trẻ sơ sinh. Do đó trong vòng 24 tiếng sau khi sinh trẻ sơ sinh phải được tiêm vắc xin phòng lao đồng thời nghiêm cấm bú mẹ.
Bệnh lao giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Nếu xuất hiện các triệu chứng như liên tục sốt nhẹ nhiều ngày, mệt mỏi, ho, ho có đờm, ra mồ hôi trộm, nên đến bệnh viện chữa trị.
Bệnh nhân lao tiếp nhận điều trị bằng thuốc kháng vi khuẩn lao đồng thời phải chú ý tăng cường dinh dưỡng, giữ phòng ở yên tĩnh, thông thoáng. Đi bộ ngoài trời, phơi nắng nhiều giúp hấp thụ canxi tốt hơn. Thai phụ nhiễm bệnh phải đo nhiệt độ cơ thể hàng ngày vào một giờ nhất định, kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu và chụp X-quang ngực, để nắm chắc hiện trạng bệnh. Bệnh nhân nặng phải làm phẫu thuật.
5. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh có tính di truyền khá mạnh. Dù cơ thể mẹ trước khi mang thai không biểu hiện triệu chứng bệnh, nhưng trên thực tế người mẹ đã mang gen gây bệnh ngay lúc mới chào đời, dưới tác động của nhiều nguyên nhân, gen gây bệnh sẽ biểu hiện thành bệnh. Mang thai là một trong các nguyên nhân đó. Trước khi mang thai phải tìm hiểu trong số người thân trực hệ có người mắc bệnh tiểu đường không.
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thường bị sảy thai, sinh non, nhiễm độc thai nghén, chứng đa ối và thai to… Do đó, phụ nữ trong các gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai nên đi khám, căn cứ kết quả kiểm tra xác định tình trạng thai nghén. Đối với những phụ nữ không nên mang thai nhưng đã có thai nên nhanh chóng dừng lại.
Một số lưu ý nếu sản phụ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm khắc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, hàng ngày nên hấp thụ khoảng 8,12 kilocalo, món chính 350 – 400, protein 1,5 – 2g/1kg cân nặng, đồng thời chú ý bổ sung vitamin, canxi và sắt… Nên uống nhiều sữa bò, ăn nhiều rau xanh và chế phẩm từ đỗ, hạn chế ăn các loại củ, hoa quả, kẹo chứa nhiều đường.
Sản phụ mắc bệnh phải vào viện ba, bốn tuần trước khi sinh, sau khi sinh phải chú ý phòng tránh lây nhiễm. Mỗi ngày đo nhiệt độ bốn lần. Bệnh nhân nặng không nên cho con bú, bệnh nhẹ có thể cho bú nhưng phải tăng cường chăm sóc vùng ngực, giữ vệ sinh sạch sẽ, phòng tránh lây nhiễm.
Để sớm phát hiện bệnh tiểu đường, phụ nữ hoặc thai phụ gia đình có tiền sử tiểu đường phải làm xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu vào nhiều thời điểm khác nhau. Điều đáng chú ý là người có kết quả xét nghiệm dương tính không nhất định là người mắc bệnh tiểu đường. Vì mang thai có thể dẫn đến tiểu đường lành tính (Benign glycosuria), sau khi sinh chức năng tuyến sữa được kích thích, sẽ xuất hiện chứng tiểu đục (trong nước tiểu có đường lactoza), những bệnh này đều thuộc loại tiểu đường sinh lý.
6. Bệnh tim
Sau khi mang thai, tim phải chịu trách nhiệm vận chuyển tới tử cung một lượng máu lớn, cùng với đó lượng oxy tiêu hao tăng lên, nước và natri tích tụ nhiều hơn trong cơ thể sẽ làm cho gánh nặng của tim trở nên quá lớn. Khi sắp sinh và từ một đến ba ngày sau sinh, sức ép lên tim càng lớn, rất dễ gây suy tim. Bệnh nhân tim mạch trong thời gian mang thai tình trạng bệnh sẽ xấu đi, do tim không gánh vác nổi trách nhiệm cung cấp máu, sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non. Ngoài ra, bệnh tim còn là nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén.
Phụ nữ nếu có các triệu chứng khó thở, cơ thể dễ mệt mỏi, tim đập nhanh… phải kiểm tra tim mạch trước khi mang thai. Mắc bệnh tim độ ba và độ bốn không được mang thai. Nếu tránh thai thất bại phải nhanh chóng phá thai. Không nên mạo hiểm tính mạng để sinh con.
Bệnh nhân tim mạch độ một và độ hai có thể sinh con, sau khi mang thai nên cố gắng mời bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ khoa sản tiến hành hội chẩn định kỳ, phải thường xuyên quan sát, chú ý tình trạng chức năng của tim, phòng tránh xảy ra suy tim, nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con.
Thai phụ mắc bệnh tim phải vào viện vài tuần trước khi sinh, hơn nữa phải chọn một bệnh viện có điều kiện tốt để sinh con. Khi sắp sinh, cố gắng nghỉ ngơi thật tốt, mỗi ngày phải ngủ ít nhất mười tiếng, ăn những thực phẩm giàu protein và vitamin. Sau khi sinh không nên xuất viện quá sớm, nằm viện thêm một thời gian vừa để dễ dàng quan sát và tĩnh dưỡng vừa để dự phòng lây nhiễm, tránh phát sinh chứng viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn. Không nên cho con bú. Phải tiến hành cách ly nghiêm ngặt. Tốt nhất nên làm phẫu thuật triệt sản.
7. Viêm gan vi-rút
Bệnh nhân viêm gan sau khi mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi lẽ, viêm gan do vi-rút có thể truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai, gây sảy thai, sinh non, chết trong khi sinh và thai bi di tật. Đứa trẻ may mắn được sinh ra có khả năng tử vong cao do bi viêm gan. Vì thế, bệnh nhân mắc viêm gan vi-rút nên tích cực điều trị, chỉ nên mang thai khi chức năng gan đã hồi phục.
Nếu có triệu chứng toàn thân mệt mỏi, đau hai bên sườn, sốt, thậm chí xuất hiện chứng vàng da đến bệnh viện khám chữa bệnh sớm nhất có thể. Phụ nữ từng mắc bệnh viêm gan, trước khi mang thai hoặc giai đoạn đầu của thai kỳ phải kịp thời báo với bác sĩ, đồng thời làm xét nghiệm máu và kiểm tra nước tiểu.
Thai phụ mắc bệnh viêm gan vi-rút cần được áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng theo sự hội chẩn giữa khoa nội và khoa sản.
(1) Giai đoạn đầu của thai kỳ có thể xem xét phương pháp phá thai trị bệnh. Nếu bệnh tình nghiêm trọng, bước đầu nên khống chế tình trạng bệnh, chờ bệnh tình thuyên giảm mới phá thai trị bệnh; (2) Đến giai đoạn giữa và cuối thai kỳ không nên phá thai, cần dự phòng chứng nhiễm độc thai nghén, tăng cường bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn trước và sau sinh; (3) Khi sinh phải xét nghiệm nhóm máu sản phụ, phần lớn những người mắc bệnh này cần truyền máu sau sinh; (4) Sau sinh phải đặc biệt chú ý dự phòng lây nhiễm, kiểm tra định kỳ chức năng gan. Trẻ sơ sinh phải cách ly với sản phụ, đồng thời tiêm huyết thanh kháng viêm gan vi-rút. Sản phụ không được cho con bú.
8. U xơ tử cung
Thai phụ bị u xơ tử cung bản thân không có cảm giác đặc biệt, phần lớn có thể sinh con tự nhiên. Những khối u dưới niêm mạc cản trở hợp tử làm tổ, nhiều lần dẫn đến sảy thai, vì thế cần làm phẫu thuật loại bỏ khối u trước rồi mới mang thai.
Nếu khối u trong tử cung không ảnh hưởng đến thai nhi thì không cần xử lý, nhưng phải quan sát nghiêm ngặt tình trạng thay đổi của khối u. Nếu phần sinh ra từ khối u gây trở ngại đến việc sinh con, cản trở đầu của thai nhi chui ra, phải mổ đẻ đồng thời loại bỏ khối u.
9. Bệnh giang mai
Giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi qua nhau thai gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật và dẫn đến viêm màng não trẻ sơ sinh… Triệu chứng chủ yếu của bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là: mũi tẹt, chảy máu mũi, trên da xuất hiện mụn giang mai, tủy xương dị thường…
Một số lưu ý đối với bệnh Giang Mai:
Triệu chứng chủ yếu của bệnh giang mai là: khi mới lây nhiễm, chỉ loét bộ phận sinh dục, tức tổn thương âm hộ, vài ngày sau vết thương sẽ tự động liền miệng. Nhưng trên thực tế, vẫn chưa chữa tận gốc bệnh, khoảng 12 tuần sau sẽ phát bệnh lần nữa, đi kèm các triệu chứng như đau đầu, sốt cao, trên da xuất hiện các đốm đỏ… Vì vậy, nếu bản thân hoặc chồng đã từng bị loét bộ phận sinh dục, nên sớm đến bệnh viện kiểm tra cơ thể toàn diện.
Những phụ nữ nghi ngờ mắc bệnh giang mai, trước khi mang thai phải kiểm tra máu, vì loại bệnh này gây tác hại vô cùng lớn. Người nhiễm bệnh chỉ được mang thai sau khi đã chữa khỏi bệnh.
Thai phụ mắc bệnh giang mai nếu có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời, chữa khỏi trước khi nhau thai hình thành thì sẽ không truyền bệnh cho thai nhi, nếu không bắt buộc phải phá thai.
10. Viêm bàng quang
Phụ nữ có niệu đạo ngắn, 1ỗ thoát tiểu nằm rất gần âm đạo và hậu môn, do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập bàng quang, dẫn đến viêm bàng quang. Nếu không khống chế được bệnh tình, sẽ lây lan đến bể thận, gây viêm thận – bể thận.
Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm bàng quang là tiểu nhiều, tiểu gấp, đau khi đi tiểu, 1ỗ thoát tiểu có cảm giác bỏng rát… Người bệnh có thể làm những triệu chứng này thuyên giảm bằng cách uống nhiều nước. Nếu có các triệu chứng kể trên, nên sớm điều trị.
Viêm bàng quang rất dễ tái phát, đặc biệt là trong thời gian mang thai, dịch trong âm đạo tiết ra nhiều, không chú ý giữ vệ sinh một chút đã khiến bệnh tái phát. Vì vậy, phụ nữ từng mắc bệnh viêm bàng quang phải chữa trị triệt để, dù các triệu chứng thông thường biến mất, xét nghiệm nước tiểu bình thường, cũng cần phải tiếp tục uống thuốc thêm khoảng một tuần để phòng tái phát.
Thai phụ phải dự phòng bệnh viêm bàng quang, cần thường xuyên tắm rửa, thay quần áo lót, giữ vệ sinh âm hộ. Uống nhiều nước, cấm ăn các loại gia vị cay, tránh mệt nhọc quá độ, không được nhiễm lạnh. Nếu phát hiện đã mắc bệnh viêm bàng quang phải kịp thời chữa trị. Nếu triệu chứng xuất hiện trước tuần thứ 36 của thai kỳ hoặc một tuần sau khi sinh, có thể tắm ngồi với nước nóng để giảm nhẹ triệu chứng.
11. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo đa số do nhiễm vi khuẩn Candida gây ra. Vi khuẩn Candida là một loại thực khuẩn. Nếu chưa chữa khỏi bệnh viêm âm đạo, lúc sinh có thể truyền nhiễm cho thai nhi trong tuyến dẫn thai nhi, dẫn đến trẻ sơ sinh mắc bệnh tưa miệng.
Người mắc bệnh này tốt nhất nên chữa khỏi rồi mới sinh con, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị và thai nghén. Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm âm đạo do nhiễm khuẩn Candida là ngứa bộ phận sinh dục, lúc nặng ngứa không chịu nổi, chất âm đạo tiết ra ở dạng bã đậu, xung quanh lối vào âm đạo đỏ lên như bị chàm bội nhiễm. Nếu phát hiện có triệu chứng kể trên, nên kịp thời đến bệnh viện điều trị.
Mấu chốt khi dự phòng viêm âm đạo do nhiễm khuẩn Candida là ở vệ sinh âm hộ và cách ly tiêu độc. Phụ nữ bị tiểu đường phải đặc biệt chú ý phòng tránh.
Chế độ ăn uống và dùng thuốc trước khi mang thai
Một chế độ ăn uống hợp lý trước khi mang thai giúp nâng cao tố chất cơ thể và tố chất trí tuệ của thai nhi. Bởi thế, chế độ ăn uống trước khi mang thai đầu tiên phải phục vụ vấn đề cung cấp tinh trùng và trứng đủ tiêu chuẩn của nam và nữ, thứ đến là dự trữ dinh dưỡng cho thời gian mang thai của phụ nữ.
Đã có nhiều trường hợp thất bại do tinh trùng và trứng của đôi bên nam nữ không đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và loại trừ những nhân tố không có lợi ảnh hưởng đến tinh trùng và trứng, chú ý vấn đề ăn uống, tăng cường dinh dưỡng có thể thay đổi một số khiếm khuyết nào đó của trứng và tinh trùng.
Các món ăn trước khi không quá cầu kỳ, ăn ngũ cốc và lương thực phụ (ngô, khoai, sắn…) là tốt nhất. Thêm vào lạc, vừng… những thực phẩm giàu kẽm – nguyên tố vi lượng thúc đẩy sinh sản và các loại vitamin, một lượng thích hợp gan lợn, thịt nạc có hàm lượng protein động vật khá lớn, rau tươi và các loại hoa quả, sẽ có tác dụng thúc đẩy sự sản sinh tinh dịch ở đàn ông, không ăn thức ăn quá mặn, hấp thụ quá nhiều muối không có lợi cho thai phụ, dẫn đến cao huyết áp và phù nề, để lại mầm họa cho một cơ quan nào đó của thai nhi, ví dụ nhir sự phát triển của hệ tim mạch.
Ngoài mục đích nâng cao chất lượng tinh trùng và trứng, ăn uống hợp lý còn là cơ hội cho những phụ nữ chuẩn bị mang thai tích lũy một lượng dưỡng chất nhất định. Vì trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dưỡng chất mà phôi thai cần vẫn chỉ dựa vào nguồn thực phẩm thai phụ ăn hàng ngày và chuyển đến cơ thể thai nhi qua nhau thai, chủ yếu lấy từ dưỡng chất trong niêm mạc tử cung. Nếu trước khi mang thai không đủ dinh dưỡng, không thể dự trữ, sau khi có thai vì phản ứng tương đối lớn, thường xuyên nôn mửa, chán ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi (đầu tiên phôi thai phát triển não bộ, từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 16 tức là sau hai tháng rưỡi đến trước bốn tháng, là một đỉnh cao phát triển não bộ của thai nhi).
Trước khi có thai uống thuốc vì bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác cũng phải đặc biệt chú ý, vì một số thuốc có tác dụng và thời gian lưu lại trong cơ thể tương đối dài, có lúc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Một số phụ nữ sau khi có thai cơ thể không có thay đổi rõ rệt, cũng không xuất hiện phản ứng thai nghén, tự cho là chưa mang thai, hoàn toàn không xem xét các loại thuốc mình sử dụng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, vô tình làm hại thai nhi còn vô cùng yếu ớt, hối hận suốt đời. Để tránh xảy ra tình trạng trên, ba tháng trước khi mang thai theo kế hoạch nên thận trọng trong việc dùng thuốc.
Sau khi đã suy xét cẩn trọng và quyết định mang thai, đầu tiên nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai sáu tháng trước ngày thụ thai, bởi thuốc tránh thai có chứa hoóc-môn ảnh hưởng đến tinh trùng và trứng, để đảm bảo sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng đạt chất lượng cao, cần phải loại trừ các nhân tố bất lợi.
Thuốc kháng histamine, thuốc aspirin có tác dụng hạ sốt giảm đau… không nên sử dụng trong thời gian dài. Khi dùng viên sắt để chữa bệnh thiếu máu, trước khi chuẩn bị mang thai phải hỏi ý kiến bác sĩ, tìm hiểu xem có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Lưu ý với một số trường hợp dị tật ở thai nhi:
Một số trường hợp dị tật ở thai nhi là do dùng thuốc khi chưa phát hiện đã mang thai. Bởi vậy, trước lúc mang thai, phải đặc biệt thận trọng trong việc dùng thuốc. Trước khi sử dụng phải tìm hiểu ảnh hưởng và thời gian lưu lại trong cơ thể của một số loại thuốc và xem xét nó có ảnh hưởng đến sự thụ thai vào tháng sau đó cũng như quá trình hình thành và phát triển của thai nhi hay không. Tốt nhất hãy cẩn thận hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia.