Những lưu ý khi mang thai tháng cuối thai kỳ

0
624

Sắp xếp sinh hoạt trong tháng cuối thai kỳ

Trong tháng thứ 10 mang thai, nhiều thai phụ trở nên căng thẳng do sợ hãi sắp phải lâm bồn. Thực ra, bạn không cần phải lo lắng bởi lâm bồn là một việc rất bình thường mà gần như phụ nữ nào cũng phải trải qua. Nên đối diện với nó một cách tích cực, nghĩ đến bé yêu nhiều sẽ giúp bạn thư giãn.

Bước vào tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên học một số kiến thức về lâm bồn, nhận thức đầy đủ các dấu hiệu lâm bồn để chào đón nó với tâm thái ôn hòa, tập luyện một cách hợp lý để lâm bồn thuận lợi. Một số hiện tượng bất thường như nhau tiền đạo, nhau thai bong sớm, nước ối quá nhiều hoặc quá ít, chửa già tháng… có thể xảy ra, nếu phát hiện phải kịp thời đến bệnh viện xử lý.

Vẫn nên thực hiện thai giáo tháng cuối thai kỳ một cách toàn diện theo kế hoạch, có thể ứng dụng tổng hợp thai giáo âm nhạc, thai giáo đối thoại, thai giáo thị giác, thai giáo ý niệm, thai giáo vận động…

mang thai thang cuoi thai ky

Điều chỉnh tâm trạng trong tháng cuối thai kỳ

Những biến động lớn về tâm trạng của phụ nữ mang thai như bồn chồn không yên, giận vui thất thường, ngẩn ngơ, u uất, khóc lóc vô cớ, tinh thần sa sút, âu sầu lo lắng cả ngày… chủ yếu là do các nguyên nhân dưới đây gây ra. Sau khi mang thai, cuộc sống hàng ngày sẽ thay đổi, ví dụ, không thể vận động mạnh, chú ý vấn đề ăn uống, phải kiêng cữ rất nhiều việc… khiến người phụ nữ có cảm giác bị bó buộc.

Vợ mang thai, nỗi vui mừng vì sắp được làm cha của người chồng lấn át cả sự quan tâm chăm sóc dành cho vợ, khiến vợ có cảm giác bị bỏ rơi. Thêm vào đó, đến giai đoạn tháng cuối thai kỳ, do thiếu kinh nghiệm, vô cùng lo sợ lâm bồn, tiếng hét của các sản phụ sắp sinh trong phòng sinh càng làm họ thêm sợ hãi, họ sợ đau đẻ, sợ không thể sinh con thuận lợi, sợ đau đớn và các chứng bội phát sau khi phẫu thuật.

Cùng với đó là nỗi lo lắng cho tương lai của đứa con, cảm giác trách nhiệm khi sắp làm mẹ trở nên nặng nề hơn, suy nghĩ về việc sắp xếp sinh hoạt sau khi sinh mệnh nhỏ ra đời và cách thức giáo dục con, băn khoăn không biết sau khi ra đời liệu bé yêu có thể lớn lên khỏe mạnh không …

mang thai thang cuoi thai ky 1

Tâm lý này không có lợi đối với thai nhi trong bụng và việc lâm bồn sắp tới, do đó thai phụ nhất đinh phải gạt bỏ nó. Hãy giải tỏa và thư giãn bằng cách làm một số việc như đan cho bé yêu sắp ra đời một chiếc quần, áo, hoặc đi dạo giữa thiên nhiên tươi đẹp, đi ngắm ráng mây rực rỡ muôn màu, bầu trời trong sáng, cây cối rậm rạp và những đóa hoa rực rỡ sắc màu…

Người chồng nên cùng vợ đi khám thai, đến lớp học dành cho thai phụ để học kiến thức về lâm bồn, giúp vợ sắp đặt một căn phòng theo sở thích để chào đón bé yêu ra đời. Khi thai phụ cảm thấy trong lòng vô cùng lo lắng căng thẳng, người chồng không được tỏ ra mất kiên nhẫn trước những lời than thở của vợ, để vợ thấy được an ủi và yên tâm.

Có thể nói những câu hài hước để giúp vợ thoát khỏi tâm trạng căng thẳng, như “Em lúc nào cũng nhăn nhó mặt mày, buồn bã không vui, bé yêu của chúng ta cũng thế cho mà xem”; hoặc khi thai phụ cảm thấy đau bụng do tử cung co thắt, có thể nói “Bé yêu đang kiểm tra xem em có phải là bà mẹ xứng đáng không đấy”…

dieu chinh tam trang thang cuoi thai ky

Trước khi sinh, thai phụ nên giảm lượng công việc và lượng hoạt động một cách thỏa đáng, nên bồi bổ tĩnh dưỡng, chuẩn bị dốc hết sức bước vào quá trình lâm bồn. Lâm bồn gần như là một cửa ải mà mỗi người phụ nữ đều phải qua. Y học hiện đại phát triển, hệ số an toàn khi sinh được nâng cao lên nhiều, tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật lâm bồn gần như là 100%, thông thường sẽ không xuất hiện tình huống bất ngờ.

Thai phụ lúc này nên giữ trạng thái tâm lý tích cực, thường xuyên tự cổ vũ bản thân: “Tôi sắp được gặp bé yêu mà mình ngày nhớ đêm mong rồi, thật kỳ diệu và khiến người ta thanh thản nhẹ nhàng biết bao!”. Trạng thái tâm lý tốt hết sức quan trọng trong tháng cuối thai kỳ, nó tác động đến quá trình lâm bồn, do đó, bản thân thai phụ và chồng phải đối diện với sinh nở bằng một tâm thái ôn hòa.

Dinh dưỡng cho tháng cuối thai kỳ

Ở tháng cuối thai kỳ, thai phụ phải bảo đảm dinh dưỡng mang thai đầy đủ để tăng cường thể lực chuẩn bị lâm bồn. Trong thời kỳ này thai phụ cần chú ý một số vấn đề ăn uống sau:

dinh duong cho thang cuoi thai ky

  1. Bảo đảm lượng calo cần thiết hàng ngày, bổ sung protein hoàn thiện, phải phối hợp ăn thực phẩm chứa protein động và thực vật. Đồng thời theo dõi tình trạng kẽm, đồng và iốt trong máu, chú ý hiện tượng giả thiếu kẽm khi lượng canxi trong máu thấp (khi canxi trong máu thấp, canxi trong xương sẽ giảm làm kẽm trong xương cũng giảm theo, tạo hiện tượng giả lượng kẽm trong máu không thấp).
  2. Bổ sung thực phẩm chứa DHA hoặc thực phẩm dinh dưỡng chứa DHA từ cá để thúc đẩy tổng hợp photpholipit ở màng tế bào thần kinh sợi của võng mạc và nơron thần kinh trong não thai nhi. Tốt nhất duy trì hàm lượng DHA trong huyết thanh không thấp hơn 60 microgam/ml.
  3. Giai đoạn cuối thai kỳ chức năng cơ quan tiêu hóa bị thuyên giảm, nên thai phụ rất dễ táo bón. Ăn nhiều khoai, tảo biển và các loại rau chứa nhiều chất xơ có thể phòng ngừa táo bón. Chú ý ăn ít một số loại thực phẩm chứa chất béo và nhiều calo để tránh làm thai nhi quá to gây sinh khó.
  4. Cấm hút thuốc, uống rượu. Vì rượu và thuốc có ảnh hưởng bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi, có thể dễ dẫn đến thai nhi cân nặng thấp khi sinh, sảy thai, sinh non, thai chết lưu…

Thời gian tháng cuối thai kỳ, hoạt động trao đổi chất ở thai phụ tăng rất mạnh đồng thời do thai nhi khá to, tử cung to lên, thai phụ thường có cảm giác khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác đầy bụng, vì vậy có thể ăn nhiều bữa nhỏ. Thai phụ bị phù nề phải khống chế lượng muối hấp thu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here