Sinh hoạt điều độ khi mang thai tháng thứ tám
Mang thai tháng thứ tám, bụng thai phụ nhô ra càng rõ hơn, mang lại rất nhiều bất tiện cho cuộc sống của thai phụ. Thêm vào đó, việc sắp phải đối mặt với sinh nở khiến tâm trạng có nhiều biến đổi lớn, do đó, thai phụ phải giảm nhẹ gánh nặng tâm lý, giữ trạng thái tâm lý tốt, bình tĩnh đối diện với việc sinh nở.
Thời kỳ này phải đặc biệt chú ý chế độ ăn uống của thai phụ, ăn quá nhiều rất dễ phát phì, sẽ gây sinh khó; ăn quá ít thì không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy có chế độ ăn hợp lý, ít về lượng phong phú, đa dạng về chất.
Thai phụ mang thai tháng thứ tám tuyệt đối không được ngừng tập thể dục vì cơ thể nặng nề. Duy trì lượng vận động phù hợp vẫn rất có lợi.
Cơ thể trở nên nặng nề, khi đi bộ thai phụ phải đặc biệt chú ý để không trượt chân, vấp ngã. Giai đoạn này nên thai phụ rất dễ mệt mỏi, vì vậy phải bảo đảm hai mẹ con được ngủ đủ giấc, bởi một giấc ngủ đầy đủ có thể thúc đẩy tuyến yên tạo ra hoóc-môn cần thiết cho sự lớn lên của thai nhi.
Bắt đầu từ tháng này nên chuẩn bị cho việc sinh con, tránh vội vàng khi việc xảy đến. Phải tiến hành khám thai định kỳ, dự phòng phát sinh chứng cao huyết áp thai nghén. Ngoài ra, đây là thời kỳ dễ xảy ra hiện tượng sinh non, cần chú ý tránh các nhân tố dẫn đến sinh non.
Nội dung thai giáo của tháng này chủ yếu gồm: thai giáo âm nhạc, thai giáo đối thoại, thai giáo ý niệm, thai giáo thị giác, thai giáo vận động… Tiến hành thai giáo trong thời kỳ này, thai nhi sẽ tích cực phối hợp, nếu thai nhi phản ứng chậm với các hoạt động thai giáo thì nên chú ý, khi thấy nghiêm trọng nên dừng, kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.
Cần chú ý không nên áp dụng phương pháp thai giáo quá mạnh để tránh gây tổn thương cho thai nhi hoặc dẫn đến sinh non.
Tư vấn của chuyên gia khi mang thai tháng thứ tám
Mang thai tháng thứ tám đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, bụng quá to làm gì cũng bất tiện vì vậy thai phụ trở nên uể oải, không thích vận động, cả ngày ngồi trong nhà ăn uống không ngừng, không chú ý trang điểm, chải chuốt cho mình. Bạn không thể để mình trong trạng thái đó.
Lúc này, vận động một cách hợp lý có lợi cho cả thai phụ và thai nhi, hỗ trợ thai phụ lâm bồn thuận lợi, giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh, do đó thai phụ phải làm một số công việc lao động vừa sức một cách quy luật và có mục đích.
Cũng nên chú ý trang điểm ăn mặc cho bản thân, mua một vài bộ đồ bầu vừa vặn với khi mang thai tháng thứ tám, thay đổi kiểu dáng trang phục… để cải thiện tâm trạng.
Thai phụ phải hạn chế hấp thu thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột để thai không quá to gây khó khăn khi sinh việc lâm bồn, nên ăn nhiều protein có giá trị dinh dưỡng cao cùng thực phẩm chứa khoáng chất và vitamin.
Thường xuyên lau rửa núm vú, sau đó bôi dầu dưỡng để phòng ngừa núm vú bị nứt nẻ khi cho con bú. Có thể dùng vitamin E dạng lỏng hoặc dầu dưỡng xoa lên bụng để tăng tính đàn hồi của da bụng và giảm vết rạn.
Thai phụ phải kiên trì đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để phòng ngừa bệnh cao huyết áp thai nghén. Có thể thực hiện giám hộ tại gia dựa vào cử động của thai nhi, hàng ngày sáng trưa chiều đo trong một tiếng, ba số này cộng lại nhân bốn tức là số lần cử động của thai nhi trong 12 tiếng, bình thường vào khoảng 30 – 100 lần, nếu số lần cử động trong một giờ nhỏ hơn ba hoặc hạ một nửa so với ngày hôm trước thì chứng tỏ thai nhi trong tử cung thiếu oxi, nên đến bệnh viện cấp cứu.
Trong giai đoạn này thai phụ có thể xuất hiện những hiện tượng như chảy máu âm đạo, sinh non, nhau tiền đạo…. lúc đó nên lập tức đến bệnh viện, dù chỉ ra một lượng máu nhỏ cũng nên sớm được bác sĩ khám và chữa trị để phòng tránh sinh non.
Ngoài ra, lúc này thai phụ bụng to, lười cử động, ham muốn tình dục giảm, tử cung rất dễ bị kích thích cơ học mạnh dẫn đến co thắt từ đó gây ra sinh non, do đó thời kỳ này tốt nhất nên tránh quan hệ. Dù quan hệ trong thời kỳ mang thai tháng thứ tám cũng phải áp dụng tư thế bên cạnh phía sau, chồng ôm vợ từ phía sau, như vậy sẽ không ép lên bụng cũng có thể giảm lượng vận động của thai phụ, thời gian quan hệ cũng phải rút ngắn.