NỘI DUNG TÓM TẮT
- 1 OECD là gì? Mối quan hệ giữa Việt Nam và OECD như thế nào?
- 1.1 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – OECD là gì?
- 1.2 OECD có bao nhiêu nước thành viên?
- 1.3 Trụ sở của OECD là ở đâu?
- 1.4 Lịch sử phát triển
- 1.5 Bộ máy tổ chức như thế nào?
- 1.6 Tình hình tài chính như thế nào?
- 1.7 Nội dung hoạt động
- 1.8 Mục tiêu hoạt động
- 1.9 Mối quan hệ giữa Việt Nam và OECD như thế nào?
- 1.10 KẾT LUẬN
OECD là gì? Mối quan hệ giữa Việt Nam và OECD như thế nào?
OECD là tổ chức gì? Trụ sở tại đâu và có bao nhiêu nước thành viên? Mục tiêu của tổ chức OECD là gì?
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – OECD là một tổ chức liên chính phủ của các nước tư bản phát triển, thành lập năm 1961 với các quốc gia phát triển là thành viên. Mục đích của OECD là phối hợp các chính sách kinh tế của các nước tư bản phát triển, bao gồm cả những vấn đề giúp đỡ các nước đang phát triển.
Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu sơ lược về Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – OECD là gì?
Theo thông tin từ Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and Development; viết tắt: OECD) có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.
OECD có bao nhiêu nước thành viên?
Thông tin từ Wikipedia cho hay, OECD là một tổ chức dành cho các thành viên hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước không phải là thành viên.
Các nền kinh tế cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. Hiện OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao (Thông tin được cập nhất mới nhất ngày 14 tháng 2 năm 2020).
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Một số nền kinh tế phát triển hiện đang là thành viên của OECD được kể đến như sau: Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na-uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia.
Trụ sở của OECD là ở đâu?
Trụ sở của tổ chức hiện nay cũng như tiền thân OEEC trước đó từ năm 1949 là ở Lâu đài La Muette ở Paris, Pháp.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Lịch sử phát triển
Thông tin từ Wikipedia, lịch sử phát triển của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế có lịch sử hình thành như sau:
- Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC) của 16 nước châu Âu nhằm khôi phục kinh tế và giám sát phân bổ viện trợ.
- Năm 1950, Mỹ và Canada tham gia OEEC với tư cách quan sát viên.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
- Năm 1961, OEEC được chuyển thành OECD. 16 nước châu Âu trong OEEC cùng với Mỹ và Canada trở thành những thành viên sáng lập của OECD (tổng cộng 20 thành viên).
- Trong những năm tiếp theo, OECD tiếp tục kết nạp một số quốc gia, bắt đầu từ Nhật Bản (1964), Phần Lan (1969), Úc (1971), New Zealand (1973), México (1994), Cộng hòa Séc (1995), Hungary, Ba Lan và Hàn Quốc (1996), Slovakia (2000), và mới nhất là Chile, Slovenia, Israel, và Estonia (2010).
Bộ máy tổ chức như thế nào?
Bộ máy tổ chức OECD gồm có Hội đồng là cơ quan lãnh đạo; Ban thư ký do tổng thư ký đứng đầu là cơ quan hành chính và Ủy ban chấp hành là cơ quan chấp hành.
-
Hội đồng OECD
Hội đồng là cơ quan có quyền ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu Âu. Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.
-
Ban Thư ký OECD
Ban thư ký là cơ quan phối hợp các hoạt động của OECD và hỗ trợ cho hoạt động của các Ủy ban, gồm có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký. Hiện nay, Tổng Thư ký là ông Donald J. Johnston (quốc tịch Canada).
-
Ủy ban Chuyên môn chấp hành
OECD có 12 ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực: kinh tế, thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý công và phát triển lãnh thổ, thương mại, tài chính và doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học công nghệ và công nghiệp, việc làm – lao động và xã hội, giáo dục, lương thực – nông nghiệp và ngư nghiệp.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngoài ra OECD còn có 6 cơ quan tương đối độc lập gồm: Cơ quan Năng lượng quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông các nước Châu Âu, Trung tâm Phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục, Câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi.
Tình hình tài chính như thế nào?
Tài chính của OECD do các nước thành viên đóng góp theo quy mô của nền kinh tế. Năm 2003, tổng ngân sách của OECD khoảng 200 triệu USD, trong đó Mỹ góp 25%, Nhật Bản 23%, còn lại là các nước Châu Âu.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của OECD tập trung vào thảo luận và trao đổi giữa các nước về nghiên cứu và phân tích chính sách, chú trọng vào các vấn đề về chính sách kinh tế, kinh tế và phát triển, tiền tệ và hối đoái, chính sách môi trường.
Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế còn hoạt động về các vẫn đề như hóa chất, viện trợ phát triển, quản lý công, thương mại, đầu tư quốc tế và công ty đa quốc gia, lưu chuyển vốn, bảo hiểm, thị trường tài chính, ngân hàng, cạnh tranh, chính sách thông tin, truyền thông, tiêu dùng, công nghiệp, du lịch, việc làm, lao động xã hội, giáo dục, nông nghiệp…
Hình ảnh minh họa về logo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Nguồn: Internet)
Mục tiêu hoạt động
Thông tin từ Vietnambiz cho rằng, Mục tiêu chính thức của OECD được ghi trong Điều 1 Hiệp định thành lập là phối hợp chính sách nhằm:
– Đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở các nước thành viên, trong khi vẫn duy trì được ổn định tài chính, và qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.
– Góp phần vào sự lớn mạnh vững chắc về kinh tế của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế.
– Góp phần vào sự mở rộng thương mại thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối xử phù hợp với các cam kết quốc tế.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và OECD như thế nào?
Trong nhiều năm trở lại đây, thông qua sự tham gia của các đại diện Bộ, Ngành vào một số diễn đàn và chương trình khu vực của OECD, Việt Nam đã có mối quan hệ khá tốt với OECD. Các chương trình mà Việt Nam có tham gia như Diễn đàn toàn cầu về Đầu tư quốc tế (Ấn Độ, 10/2004), Hội nghị bàn tròn Đầu tư Châu Á (Indonesia, 2/2005), Diễn đàn Cạnh tranh toàn cầu (Pháp, 2/2005)…
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
OECD đánh giá cao chính sách và các thành tựu của Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam tạm thời chưa có chương trình tổng thể về hợp tác với OECD. Để thống nhất triển khai hợp tác với OECD, chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối trong quan hệ với OECD và cử điều phối viên quốc gia của Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký OECD.
OECD đã đồng ý chọn Việt Nam là một trong những chủ đề chính của chương trình 2005-2006 của Trung tâm Hợp tác với các nước không thành viên (CCNM).
KẾT LUẬN
Qua bài viết này, bạn đã cùng với Totvadep.com tìm hiểu sơ lược về Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, hiểu được OECD là gì? Như chúng ta đã thấy, OECD hiện là một tổ chức dành cho các chính phủ của những nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới. Song, OECD ra đời với mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.
>>> Xem thêm: FTA ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào? tại đây
Tin khả quan là OECD đánh giá cao các chính sách và thành tựu của Việt Nam. Do vậy, hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có những chương trình tổng thể về việc hợp tác với OECD nhằm tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nước nhà cùng những phúc lợi cho người dân Việt Nam.
Cảm ơn bạn rất nhiều đã dành thời gian đọc bài viết này. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ góp ý gì xin mời bạn để lại comment trong phần bình luận bên dưới. Chúc bạn nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống.