Outsource là gì? Bức tranh tổng quát – Phần 1

Outsource từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Thuê Ngoài. Nhưng Ý nghĩa kinh tế của Outsource là gì?

Đây một thuật ngữ phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy sự khác biệt giữa doanh nghiệp Outsource và Doanh nghiệp Product là gì? Outsource có những lợi ích cũng như bất lợi là gì? Đâu là những ưu thế và bất lợi đối với doanh nghiệp Outsource?

Doanh nghiệp startup có nên lựa chọn mô hình Outsource hay không? Những lĩnh vực/ ngành nghề kinh doanh có thể áp dụng mô hình Outsource là gì? Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ hết về Outsource, bài viết này sẽ là một bức tranh thông tin tổng hợp, giúp bạn giải đáp được tất cả những thắc mắc trên. 

1. Khái niệm Outsource là gì?

Outsource là một động từ trong tiếng Anh và có nghĩa tiếng Việt là Thuê Ngoài, nguồn lực từ bên ngoài, chuyển ra ngoài. Thuê ngoài Outsourcing là hình thức chuyển một phần nhiệm vụ, chức năng mà doanh nghiệp đảm nhận ra gia công bên ngoài.

2. Trong kinh doanh Outsource là gì ?

Trong kinh tế và các hoạt động kinh doanh, Outsource là một thuật ngữ chuyên ngành thể hiện hoạt động Thuê ngoài của doanh nghiệp. Thuê ngoài (Outsource) có nghĩa là doanh nghiệp thuê nguồn nhân lực bên ngoài để thực hiện quá trình sản xuất, quản lý chức năng của doanh nghiệp thay vì sử dụng nguồn nhân lực, nhân viên chính thức của công ty.

Hiểu theo cách khác, Outsource hay “thuê outsource” là một hình thức chuyển nhiệm vụ, công việc của công ty cho một bên cung cấp dịch vụ giải quyết. Đây là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề về chi phí bỏ ra ban đầu.

Kinh nghiệm làm Outsource (Nguồn: Internet)

Khi nhắc đến Outsource có thể nói đây là hình thức doanh nghiệp thuê nguồn nhân lực bên ngoài để thực hiện các công việc nhất định của công ty. Thay vì các nhân viên chính thức của công ty phải làm việc, khi doanh nghiệp tiến hành thuê ngoài sẽ có những người cung cấp dịch vụ Outsource, đó lag những người đủ trình độ chuyên môn hoặc đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sẽ thực hiện công việc đó.

Trước đây, các doanh nghiệp tiến hành Thuê ngoài để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiện nay việc thuê nhân công bên ngoài còn là một giải pháp giúp công ty giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân viên. Từ đó, Outsource trở thành giải pháp tối ưu cả về chi phí và công tác nhân sự dẫn đến Thuê ngoài được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng khi có nhiều đơn hàng mà nhân lực hiện tại không đủ đáp ứng hợp đồng ký kết.

Các hình thức Outsourcing (Nguồn ảnh minh họa: Internet)

Trên thực tế, hoạt động Outsource (Thuê ngoài) đã phát triển trên khắp thế giới, đặc biệt tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở nước ngoài. Tại Việt Nam, xu hướng thuê ngoài cũng ngày càng nở rộ và phát triển để phù hợp với xu hướng của thị trường.

Không ít những doanh nghiệp đã phát triển tốt nhờ thực hiện việc Thuê ngoài do giảm được chi phí đầu tư nguồn nhân lực mà vẫn tăng được năng suất lao động. Outsource giúp doanh nghiệp tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh trên thương trường nhờ những ưu điểm mà nó mang lại.

3. Phân biệt giữa doanh nghiệp Outsource với doanh nghiệp Product 

Thực tế thì Outsource được áp dụng trong một số lĩnh vực kinh tế nhất định. Song, Outsource trong ngành công nghệ thông tin có nhiều điều đặc biệt cần nói đến nhất. Trong lĩnh vực IT, doanh nghiệp có 2 hướng phát triển là làm Product và làm Outsource.

 3.1 Môi trường Product

Các công ty Product tự mình tạo ra sản phẩm, các chương trình, nền tảng mạng xã hội, phần mềm công nghệ,… Họ tự phát hành, quảng bá và kinh doanh phần mềm đó và nhận về doanh thu từ chính người dùng của mình.

Cong ty Outsource san pham
Doanh nghiệp Product ( Nguồn ảnh: Internet)

Đối với việc làm Product, mục tiêu chính của công ty là làm hài lòng chính khách hàng (người trực tiếp sử dụng sản phẩm, phần mềm) của công ty.

3.2 Môi trường Outsource là gì?

Các công ty Outsource là các công ty dịch vụ bên ngoài, làm outsource chính là gia công sản phẩm, phần mềm cho các đơn vị doanh nghiệp khác. Đây là hình thức làm thuê, phát triển phần mềm cho công ty khác và được trả tiền theo số giờ làm việc hoặc theo dự án.

Họ không sở hữu, quảng bá hay trực tiếp kinh doanh sản phẩm họ làm ra. Mục tiêu chính của những công ty Outsource là làm cho khách hàng (Những công ty trực tiếp thuê họ gia công phần mềm) hài lòng.

Moi truong Outsourcing
Hình ảnh minh họa việc làm Outsource (Nguồn: Internet)

Từ cách phân tích một lĩnh vực IT làm điển hình, chúng ta có thể suy rộng ra cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực kinh tế chung cũng tồn tại 2 dạng doanh nghiệp như vậy.

Trên thực tế có thể nói, cả hai môi trường Product và Outsource đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Dưới đây, Totvadep.com sẽ tiến hành làm rõ hơn vấn đề này nhé. 

4. Ưu điểm và nhược điểm của Outsource là gì?

Rõ ràng ta thấy, khi có doanh nghiệp muốn Thuê ngoài thì sẽ có doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê ngoài. Do đó, sẽ xuất hiện 2 dạng môi trường làm việc trên thị trường: Doanh nghiệp Product và Doanh nghiệp Outsource.

Totvadep.com không chỉ đứng trên góc độ của một dạng doanh nghiệp nào để phân tích ưu nhược điểm mà sẽ tiến hành đưa ra ưu nhược khi sử dụng Outsource của cả 2 dạng doanh nghiệp này. 

4.1 Đối với doanh nghiệp Product

Lợi ích của Doanh nghiệp khi sử dụng Outsource

  • Tiết kiệm chi phí:

Đây là lợi ích hàng đầu phải được đề cập. Chi phí mà doanh nghiệp dành

cho thuê ngoài thường thấp hơn so với việc phải xây dựng cả một đội ngũ nhân viên chính thức trong doanh nghiệp. Giống như việc câu “ thêm bát thêm đũa”, Khi thuê thêm nhân viên, ngoài việc trả thêm lương thì doanh nghiệp phải chi trả các khoản thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên, khoản tiền bảo hiểm, trợ cấp trong khi thuê ngoài thì không cần. Khoản tiền dư ra khi thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn vào những mục đích khác.

  • Tăng tính chuyên môn hóa cao 

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều có một điểm mạnh riêng và cần tập trung điểm mạnh đó để phát triển. Chính vì vậy, hoạt động Thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chuyên môn, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc cho các hoạt động không chuyên khác.

  • Nâng cao hiệu suất công việc

Thông thường, doanh nghiệp không thể hoàn thành được tất cả các hoạt động, chức năng của mình mà cần đến sự hỗ trợ của nguồn nhân lực bên ngoài. Khi đó, đội ngũ nhân viên chính thức của doanh nghiệp sẽ tập trung làm các nhiệm vụ, công việc mà mình được giao. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cũng như nhân viên trong công ty nâng cao được hiệu quả công việc.

  • Kiểm soát chất lượng công việc tốt hơn một cách rõ ràng và chất lượng theo yêu cầu
  • Tiếp cận với các công nghệ tiên tiến nhanh chóng

Để phát triển doanh nghiệp phải luôn cập nhật các xu hướng, công nghệ hiện đại trên thị trường, đặc biệt là hoạt động đầu tư vào công nghệ phần mềm.

Tuy nhiên, việc đầu tư này cần rất nhiều vốn và thị trường thì luôn biến động nên để tiếp cận được với cái mới doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn. Việc thuê ngoài sẽ giúp công ty giải quyết được vấn đề này mà chỉ cần bỏ ra một chi phí khiêm tốn.

Nhược điểm khi sử dụng Outsource

  • Tính rủi ro về thời gian và chi phí

Rủi ro về thời gian: Nếu công ty outsource mà bạn đang thuê lại rơi vào trạng thái bị động như bị phá sản đột ngột hay không còn khả năng chi trả cho nhân viên. Cuối cùng, công ty lại phải vất vả kiếm một công ty khác và làm lại từ đầu. Điều đó rất tốn thời gian.

Rủi ro về chi phí: Một thông tin đáng buồn là không phải lúc nào sử dụng outsource cũng tiết kiệm được chi phí. Một hợp đồng Outsourcing không chặt chẽ sẽ gây ra những phát sinh chi phí lớn cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro này.

  • Sự bảo mật

Đây là vấn đề nhiều doanh nghiệp lo ngại nhất khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài (Outsource). Nhiều công ty lo lắng nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ thuê ngoài (Outsource) sẽ tiết lộ thông tin ra ngoài thị trường, tồi tệ nhất là cho đối thủ cạnh tranh gây bất lợi trầm trọng cho công ty.

  • Chất lượng công việc không đảm bảo

Chất lượng công việc không đảm bảo cũng là một điều cần lưu ý. Vấn đề này thường xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp từ nội bộ sang nguồn Outsourcing bên ngoài. Có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để các nhân viên outsourcing mới nắm rõ được hệ thống doanh nghiệp.

Cảm ơn các bạn đã đọc hết phần I. Trong phần này chúng ta đã tìm hiểu rõ ý nghĩa của Outsouce, Phân biệt giữa doanh nghiệp Outsource với doanh nghiệp Product và phân tích được ưu nhược điểm khi sử dụng Outsource đối với Doanh nghiệp Product. 

Chắc chắn bạn vẫn còn thắc mắc, vậy thì rốt cuộc Doanh nghiệp cho thuê ngoài Outsourcing có thuận lợi và khó khăn gì ? Trăn trở của một IT Developer có 10 năm kinh nghiệm nói về Outsource như thế nào? Một start up có nên sử dụng Outsource không? Những lĩnh vực có thể sử dụng Outsource là gì? Mời bạn đọc tiếp phần II nhé. 

TO BE CONTINUED ( Còn nữa ) Xem tiếp phần 2  tại đây!

>>>Xem thêm: Thuê ngoài công nghệ IT Outsource LA là gì? tại đây nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *