P/E là gì? Trong đầu tư và kinh doanh, có rất nhiều con số quan trọng nhà đầu tư cần quan tâm. Một trong những con số đó phải nhắc đến chỉ số P/E. Đây là một chỉ số tài chính cơ bản và được sử dụng trong việc định giá cổ phiếu.

Nếu bạn đang quan tâm đến thị trường chứng khoán nhưng chưa rõ P/E là gì? Cách tính nó ra sao? Và quan trọng nhất, có phải bạn đang muốn đọc được ý nghĩa của hệ số P/E để nhận định được đâu là chứng khoán tốt? Thế nào là một chỉ số P/E tốt? Vậy thì bạn yên tâm nhé, Totvadep.com sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay dưới đây.

1. P/E là gì?

Chỉ số P/E là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Price to Earning Ratio”, còn được gọi là chỉ số PE hay tỷ số P/E. Đây là một  chỉ số quan trọng được sử dụng trong việc định giá cổ phiếu. Nó được dùng để đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Hệ số PE là gì

Hình ảnh minh họa chỉ số PE là gì? (Nguồn : Internet)

Được biết, nhà đầu tư nổi tiếng John Neff là người đánh giá cao chỉ số P/E này.

2. Cách tính chỉ số P/E như thế nào?

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS.

Cách tính chỉ số PE

Hình ảnh minh họa công thức tính PE (Nguồn: Internet)

Công thức tính P/E được diễn giải như sau:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Ta thấy, 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số P/E đó là: Price và EPS.

  • Price là giá thị trường của cổ phiếu.
  • EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu.

Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất.

EPS là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Nó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành.

>>> Xem thêm: EPS là gì? Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt tại đây

3. Ý nghĩa của hệ số P/E là gì?

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi ra cho một đồng lợi nhuận được thu về từ cổ phiếu. Hay nói cách khác, nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp để có được 1 đồng lợi nhuận.

3.1 Chỉ số P/E thấp nói lên điều gì?

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
  • Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)

3.2 Ngược lại, chỉ số P/E cao nói lên điều gì?

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
  • Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.

4. Khi nào được xem là một P/E tốt?

Thật không dễ để đưa ra nhận định rằng chỉ số P/E nào đó là tốt và hay không tốt. Và nếu nó tốt thì tốt như thế nào. 

Về bản chất, Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu bạn chỉ xét mỗi chỉ số này của một doanh nghiệp. Bạn cần đem nó ra so sánh với P/E toàn ngành, với thu nhập dự kiến của công ty hoặc với cả tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

ý nghĩa của chỉ số PE

Hình ảnh minh họa về chỉ số PE (Nguồn: Internet)

Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.

Ngược lại, có rất nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp ở một thời điểm:

  • Có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.
  • Tuy nhiên, P/E thấp có thể do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng rõ ràng là khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và không lặp lại trong tương lai.
  • Hoặc do các cổ đông hiện hữu, họ không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời → Khiến giá cổ phiếu giảm → Dẫn tới P/E thấp.

Phân tích chỉ số PE

Hình ảnh minh họa về đánh giá chỉ số PE như thế nào cho tốt? (Nguồn: Internet)

Do đó, việc đánh giá chỉ P/E bao nhiêu là tốt cần nhiều công sức hơn. Chúng không phải những con số khô cứng, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Lời khuyên của chúng tôi vẫn là:

  • Bạn nên so sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành và PE của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại đang “đắt giá” hay “rẻ”.
  • Bạn cũng không nên coi chỉ số PE là nhân tố duy nhất để quyết định mua hay bán cổ phiếu.

5. Phương pháp định giá cổ phiếu bằng P/E

Theo thông tin từ CophieuX.com cho rằng: Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến PE như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

Về cơ bản, chỉ số P/E thấp sẽ tốt hơn ( trong điều kiện kinh doanh, tài chính và vĩ mô như nhau).

phuong phap dinh gia co phieu PE e1592627857825

Phương pháp định giá cổ phiếu bằng chỉ số PE (Hình ảnh minh họa)

Như đã phân tích ở trên, việc đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt hay hợp lý là điều thực sự không đơn giản. Tuy nhiên, vẫn có một vài cơ sở cốt lõi để đánh giá chỉ số này như sau:

  • Thông thường, P/E dao động từ 5-12
  • Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/E,  nhà đầu tư có thể cân nhắc và chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có  P/E < (1 / Lãi suất ngân hàng).

Ví dụ: Lãi suất ngân hàng hiện tại là 7,2 %, thì khi đó P/E nên < 13,89 . Tuy nhiên để an toàn, bạn có thể hạ xuống mức thấp hơn nữa, ví dụ PE < 10 chẳng hạn.

  • Trong trường hợp bạn mua cổ phiếu có chỉ số PE cao (với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện tại) PE> 15, bạn phải đảm bảo đây là công ty chất lượng tốt, hoặc bạn định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác.
  • Thông thường thì PE cao thường mang tính rủi ro hơn so với PE thấp (tất nhiên nếu bạn hiểu rõ về phương pháp định giá cổ phiếu bằng PE và đưa ra quyết định tốt, song đôi khi PE thấp vẫn không tốt hẳn hoàn toàn). PE cao cũng thường gắn liền với những công ty tăng trưởng, PE thấp là đặc tính thường thấy của cổ phiếu giá trị.
  • Thông tin từ CophieuX cũng cho rằng, quỹ Happy-Fund có nắm cả những cổ phiếu có chỉ số PE rất cao PE >20, và cả cổ phiếu cổ phiếu PE khá thấp PE < 7.0 để minh chứng về tính đa dạng của PE.

Phương pháp phân tích giá cổ phiếu bằng PE

Hỉnh ảnh minh họa về phân tích chỉ số PE (Nguồn: Internet)

Để phân tích về chỉ số P/E bạn cũng cần phải cân nhắc những vấn đề sau:

  • Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà PE vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao);
  • Chỉ số PEcủa ngành ra sao (so sánh PEcủa một công ty điện lực với PE của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa);
  • Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? → Chỉ số PE thường sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này;
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp. Có 2 loại rủi ro bạn cần lưu ý: rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
  • Bạn cũng cần tìm hiểu xem đây có phải là công ty theo chu kỳ không?

Thông thường chỉ sổ PE thấp sẽ ít rủi ro hơn nhưng rõ ràng, chỉ dựa vào PE để nhận định được đâu là chứng khoán tốt thì không phải là điều dễ dàng. Bạn cần kết hợp thêm nhiều yếu tố tài chính khác nữa.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về cách tính PE tại đây

Lời kết

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu chỉ số P/E là gì? Cách tính nó ra sao? Và quan trọng nhất, ý nghĩa của hệ số PE là gì?Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Nếu có thông tin gì cần trao đổi thêm, mời bạn để lại comment trong phần bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Chúc bạn thành công và đầu tư hiệu quả!

Đề xuất một số bài viết liên quan:

Previous articleSlack là gì? Cách dùng Slack chuyên nghiệp hơn
Next articleSurname là gì? Cách viết Surname sao cho chuẩn
Xin chào! Tên tôi là Hana, một cô gái đam mê làm đẹp, thích tìm hiểu các lĩnh vực về tài chính, doanh nghiệp, và các kiến thức về kỹ năng, xã hội. Đặc biệt là tôi yêu thích viết lách và muốn chia sẻ các trải nghiệm và những kiến thức và kinh nghiệm của mình với tất cả mọi người. Rất mong những bài viết của tôi có thể giúp ích tới các anh chị em và các bạn. Cảm ơn đọc bài của tôi! Trong quá trình viết bài, nếu tôi có sai sót thì tôi rất mong được các bạn nhận xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn! Thân ái!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here