PHẦN II

ĐẶC TRƯNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BENCHMARK BẠN CẦN BIẾT

Bạn đã tìm hiểu những nội dung cơ bản về Benchmark trong phần I bao gồm Benmark là gì? Các bên liên quan cũng như các cấp độ áp dụng của Benchmark. 

Chào mừng bạn đến với phần II của bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn phân tích sâu hơn những vấn đề xung quanh thuật ngữ Benchmark. Những nội dung và đặc trưng của Benchmark là gì? Tầm quan trọng trong thị trường tài chính của Benchmark là gì? Những lĩnh vực nào sử dụng điểm chuẩn Benchmark? Đây sẽ là những vấn đề đang đợi bạn khám phá trong bài viết dưới đây.

Nội dung và đặc trưng của Benchmark là gì?

Nội dung của Benchmark là gì?

Thông thường, những doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra Benchmark (Chuẩn đối sánh) trên 4 mảng sau đây:

  1. Chất lượng sản phẩm hoặc tính năng
  2. Chất lượng của các dịch vụ cung cấp
  3. Hiệu quả của quá trình hoạt động
  4. Đo lường hiệu quả hoạt động và hiệu quả tài chính

noi dung cua Benchmark la gi

Nội dung của Benchmark là gì? (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Phân tích cụ thể

Mỗi công ty đều có Benchmark (chuẩn đối sánh) bao gồm các đặc điểm kinh doanh riêng của mình, dùng để so sánh với các đặc điểm kinh doanh của những công ty khác.

Những đặc điểm thường được so sánh trong Benchmarking bao gồm: 

  • Hiệu quả tài chính như doanh thu thuần và thu nhập ròng,… 
  • Hiệu quả hoạt động như chu kỳ giao hàng và tỷ lệ phần trăm của việc giao sản phẩm đúng giờ, 
  • Đặc điểm tổ chức như tỉ lệ bồi thường ở mức nhất định 
  • Tính năng sản phẩm như chất lượng 
  • Chi phí sản xuất của những sản phẩm cụ thể.

phan tich cu the ve Benchmark

Phân tích Benchmark (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

Đặc trưng của Benchmark là gì?

Benchmark có những đặc trưng sau đây:

  1. Benchmark (Chuẩn đối sánh) đòi hỏi đo lường chi phí của các hoạt động chuỗi giá trị trong một ngành để xác định “trường hợp tốt nhất” trong các công ty cạnh tranh vì mục đích sao chép hoặc cải thiện theo trường hợp tốt nhất.
  2.  Benchmarking cho phép một công ty cải thiện khả năng cạnh tranh thông qua việc xác định và cải thiện dựa trên các hoạt động chuỗi giá trị mà những công ty đối thủ trội hơn khi so sánh về chi phí, dịch vụ, uy tín, hoặc vận hành.

dac trung cua benchmark

Đặc trưng của Benchmark là gì? (Ảnh minh họa Internet)

  1.  Phần khó nhất của chuẩn đổi sánh là tiếp cận được các hoạt động chuỗi giá trị có liên quan đến chi phí của công ty khác.
  2.  Tuy vậy, các nguồn thông tin tiêu biểu cho benchmarking bao gồm các báo cáo đã được công bố, ấn phẩm thương mại, các nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, đối tác, chủ nợ, cổ đông, người vận động hành lang, và từ những công ty đối thủ.
  3. Một số công ty đối thủ chia sẻ dữ liệu về Benchmarking. Tuy nhiên, International Benchmarking Clearinghouse cung cấp hướng dẫn để giúp bảo đảm rằng các hạn chế thương mại, chuyển giá, gian lận thầu, hối lộ và các hành vi kinh doanh không đúng không diễn ra giữa các công ty tham gia.
  4.  Do sự phổ biến của Benchmarking ngày nay, nhiều công ty tư vấn như Accenture, AT Kearney, Best Practices Benchmarking & Consulting, cũng như Strategic Planning Institute’s Council on Benchmarking, thu thập dữ liệu, thực hiện các nghiên cứu về benchmarking, và phân phối các thông tin về benchmarking nhưng không đề cập đến nguồn của các thông tin này.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị chiến lược, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Benchmarking, The Strategic CFO)

Dưới góc độ đầu tư, Benmark là gì?

Theo định nghĩa đã được đề cập ở phần I, Benchmark là một kỹ thuật quản trị nhằm cải thiện hoạt động của kinh doanh. Kỹ thuật này sẽ được dùng để so sánh tình hình hoạt động giữa các tổ chức khác nhau nhưng cùng hoạt động trong những lĩnh vực tương tự nhau, hoặc giữa những bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp.

Duoi goc do dau tu benchmark la gi

Dưới góc độ đầu tư Benchmark là gì?

Theo định nghĩa trên có thể thấy Benchmark được dùng để tính toán, đo lường các con số đại diện bên trong tổng thị trường. Khi bạn muốn đánh giá bất cứ hiệu suất nào của thị trường thì bạn có thể sử dụng các con số đó rồi so với các Benchmark chuẩn.

Với thị trường tài chính điểm chuẩn Benchmark bao gồm rất nhiều loại chỉ số dùng để đại diện cho một số khía cạnh nào đó của thị trường như chỉ số S & P 500 và Dow Jones Industrial Average chẳng hạn.

Với các dạng chứng khoán thu nhập cố định (fixed income) các điểm chuẩn Benchmark hàng đầu chính là Chỉ số trái phiếu tổng hợp, Chỉ số trái phiếu kho bạc thuộc Barclays Capital.

Ngoài ra, các nhà đầu tư quỹ tương hỗ có thể sử dụng các chỉ số Lipper chứa 30 quỹ tương hỗ lớn nhất làm cơ sở để so sánh. Với các nhà đầu tư quốc tế có thể sử dụng Chỉ số MSCI. Wilshire 5000 cũng là một Benchmark chuẩn đại diện cho tất cả các cổ phiếu được giao dịch công khai ở Hoa Kỳ.

Benchmark la nhu the nao

Hình ảnh minh họa khi nghiên cứu Benmark 

Xác định và thiết lập một Benchmark chuẩn là điều rất quan trọng trong đầu tư đặc biệt là với những nhà đầu tư cá nhân. Ngoài các điểm Benchmark  truyền thống như vốn hóa lớn (vốn trên 10 tỷ USD), vốn hóa trung bình (vốn trên 2 tỷ USD), vốn hóa nhỏ (vốn từ 300 triệu USD), mức độ tăng trưởng và giá trị. Các nhà đầu tư cũng phải quan tâm đến các chỉ số dựa trên các đặc điểm cơ bản, lĩnh vực, cổ tức, xu hướng thị trường,…

Tất cả những điều trên sẽ giúp nhà nhà đầu tư xác định các quỹ đầu tư phù hợp, cũng như có thể trao đổi các mục tiêu và kỳ vọng đầu tư này cho một cố vấn tài chính hay một quỹ nào đó mà họ muốn tham gia.

Ngoài ra, khi tìm hiểu điểm chuẩn Benchmark còn giúp xem xét mức độ phản ánh rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

Những đặc điểm chính của điểm chuẩn Benchmark là gì?

Theo kienthucforex.com, điểm chuẩn Benchmark có 4 đặc điểm cơ bản sau:

  • Điểm chuẩn Benchmark là thước đo tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất.
  • Trong đầu tư, các chỉ số thị trường có thể được sử dụng làm chuẩn mực để đánh giá hiệu suất cho danh mục đầu tư.
  • Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư cụ thể sẽ có các mức điểm chuẩn Benchmark khác nhau.
  • Chọn điểm chuẩn Benchmark phù hợp rất quan trọng, vì chỉ số sai có thể dẫn đến lỗi điểm chuẩn.

Những lĩnh vực sử dụng điểm chuẩn Benchmark là gì?

Quản lý quỹ đầu tư công nghiệp

Điểm chuẩn Benchmark thường được sử dụng làm yếu tố trung tâm để quản lý danh mục đầu tư. Chiến lược quỹ đầu tư thụ động và chiến lược Smart Beta là hai chiến lược được bắt nguồn từ đầu tư theo điểm chuẩn Benchmark.

Chiến lược nhân rộng theo điểm chuẩn tùy chỉnh cũng dần trở nên phổ biến. Các nhà quản lý triển khai chiến lược bằng cách sử dụng các chỉ mục ở dạng truyền thống như các loại điểm chuẩn Benchmark mà họ muốn tìm cách đánh bại.

Các quỹ đầu tư thụ động

Quỹ đầu tư thụ động được tạo ra để cung cấp thông tin về điểm chuẩn Benchmark cho các nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư vào các chỉ số chứng khoán. Trong các quỹ thụ động, người quản lý đầu tư sử dụng chiến lược sao chép để phù hợp với tỷ lệ nắm giữ và lợi nhuận của chỉ số Benchmark cung cấp cùng mức chi phí khá thấp.

 Ví dụ như các quỹ đầu tư vàng SPDR S & P 500 ETF (SPY) với mức phí sao chép Chỉ số S & P 500 và phí quản lý 0,09%. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan đến vốn hóa, tăng trưởng và giá trị quỹ tương hỗ hay các quỹ ETF.

Chiến lược Beta thông minh (Smart Beta)

Chiến lược Beta thông minh được phát triển như một sự tăng cường cho các quỹ chỉ số thụ động. Họ tìm cách nâng cao lợi nhuận mà một nhà đầu tư có thể đạt được bằng cách chọn cổ phiếu dựa trên các biến số nhất định hoặc thực hiện lệnh mua và bán từ các quỹ đầu tư thụ động này.

benchmark thanh cong la gi

Chìa khóa dẫn đến thành công về Benchmark là gì? 

Lỗi điểm chuẩn Benchmark là như thế nào?

Trường hợp mà điểm chuẩn được chọn trong mô hình tài chính bị sai lệch, không thể hiện đúng số liệu chuẩn mực được gọi là lỗi điểm chuẩn.

Để tránh lỗi điểm chuẩn, bạn phải sử dụng loại điểm chuẩn hoặc thị trường phù hợp nhất trong tính toán của bạn, khi tạo 1 danh mục thị trường theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). 

Benchmark la gi hinh anh minh hoa

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ví dụ, nếu bạn muốn tạo một danh mục đầu tư chứng khoán Mỹ bằng cách sử dụng CAPM, bạn không nên sử dụng Nikkei – chỉ số của Nhật Bản – làm điểm chuẩn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một điểm chuẩn Benchmark có chứa các cổ phiếu tương tự nhau. Ví dụ: nếu danh mục đầu tư của bạn thiên về công nghệ, bạn nên sử dụng Nasdaq làm điểm chuẩn, thay vì S & P 500.

KẾT LUẬN

Lời khuyên của chúng tôi trong phần II này là bạn nên tìm kiếm những kinh nghiệm thực tế phù hợp nhất với tổ chức của bạn.

Các nguồn tài liệu đắt giá về những kinh nghiệm thực tiễn đã được công bố chính thức là một trong những nguồn tài liệu có giá trị giúp bạn phát triển tối ưu trong nội bộ tổ chức của bạn, giúp tổ chức của bạn hoàn thiện hơn thông qua những kinh nghiệm bạn học được từ những tổ chức khác.Ví dụ, đánh giá về việc mua các dịch vụ giá trị thấp của N.A.O xác định những lợi ích và chi phí phù hợp của quá trình cung cấp dịch vụ đã được cải tiến. 

Lưu ý rằng, những tiêu chuẩn đánh giá cơ bản về sự cải thiện là những tiêu chuẩn đánh giá về kinh doanh. Bạn nên áp dụng những ý tưởng về Mục tiêu/Câu hỏi/… để đánh giá liệu phạm vi cải tiến của tổ chức khác có phù hợp với tổ chức của bạn không – tổ chức đó có những mục tiêu giống tổ chức của bạn và có thể so sánh tương đương không? Nếu có, quá trình cải thiện của họ đáng để bạn quan tâm đến.

Bài viết này đã cung cấp thông tin để giải đáp những câu hỏi nội dung và đặc trưng của Benchmark là gì? Tầm quan trọng trong thị trường tài chính của Benchmark là gì? Những lĩnh vực nào sử dụng điểm chuẩn Benchmark? Totvadep.com cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc bài viết này.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe ý kiến của các bạn để bài viết hoàn thiện hơn, nếu có bất cứ góp ý gì bạn cứ liên hệ với chúng tôi nhé! 

>>> Xem lại: Nếu bạn chưa xem hoặc cần đọc lại thì mời bạn xem lại Phần I – Benchmark là gì? Bức tranh tổng quát về “Chuẩn đối sánh” tại đây.

>>> XEM THÊM: R&D là gì? Hoạt động D&D tại các công ty hiện nay tại đây nhé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here