
Đề bài: Có người cho rằng: Những bi kịch của đời Tnú (nhân vật chính trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) thể hiện rõ chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm mà nhà văn đã ngầm nêu qua lời nói của nhân vật cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Rừng xà nu”, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên
NỘI DUNG TÓM TẮT
Mở bài: Phân tích bi kịch cuộc đời Tnú trong “Rừng xà nu”
Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyện Rừng xà nu của ông được viết vào năm 1965 là một truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ này. Tác phẩm như một bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong kháng chiến mà ở đây là những người con làng Xô Man của vùng đất Tây Nguyên rộng lớn. Đó là cụ Mết, Dít, Mai, bé Heng, Tnú… Trong số họ, tiêu biểu nhất là Tnú – một con người giàu tình cảm yêu thương, trung thành với cách mạng. Anh như một cây xà nu cường tráng nhất trong đại ngàn xà nu Tây Nguyên. Nhưng ở đây cũng là một cây xà nu chịu nhiều vết đạn nhất nhì cuộc đời của anh thật nhiều bi kịch. Về nhân vật Tnú, có người nhận xét: “Những bi kịch của cuộc đời Tnú thể hiện rõ chủ đề ý nghĩa của tác phẩm mà nhà văn đã ngầm nêu qua lời nói của nhân vật cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Vấn đề được đặt ra thật thú vị và khá sâu sắc.
Thân bài: Phân tích bi kịch cuộc đời Tnú trong “Rừng xà nu”
Thật vậy, cuộc đời của Tnú đã trải qua rất nhiều bi kịch. Tuổi ấu thơ, bố mẹ của Tnú chết sớm. Cụ Mết khi kể chuyện về Tnú đã nói rằng: “Đời nó rất khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta…”. Còn nhỏ, nhưng Tnú rất gan dạ, dám đi tiếp tế cho cán bộ. Anh đã có những tính cách mạnh mẽ ngay từ ngày đó. Khi thua Mai học chữ, anh đã tự lấy đá đập vào đầu mình. Điều không may đã xảy đến với Tnú, trong một lần Tnú đang trên đường chuyển thư của anh Quyết gửi cho huyện, anh đã bị giặc bắt khi Tnú vừa kịp nhét lá thư vào mồm nuốt. Chúng giải Tnú về làng, bắt anh khai người nào là cộng sản. Tnú đã gan góc đặt tay lên bụng mình nói: “ở đây này”. Lần bị bắt đó, giặc tra tấn anh thật dã man, lưng của anh dọc ngang những vết chém của kẻ thù. Ba năm sau khi Tnú trở về làng, lúc mà Mai đợi anh ở xây xà nu đầu làng giàn giụa nước mắt làm cho lòng anh bối rối. Dưới ánh lửa xà nu, anh đọc lên những lời trong tờ giấy mà lúc anh Quyết hy sinh để lại: “Những người còn sống phải chuẩn bị giáo mác, dụ, rựa, tên, ná”. Chính những dòng chữ để lại này đã khiến Tnú đi bao ngày lên núi Ngọc Linh để mang đá về mài giáo mác. Phải chăng đây chính là bước khởi đầu, một bước chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với lại kẻ thù khi cần thiết: Nó báo hiệu một sự quật khởi mạnh mẽ bắt nguồn từ chân lý cách mạng, một chân lý của những người nô lệ vùng lên để bảo vệ chính mình và bảo vệ mảnh đất quê hương thiêng liêng. Nhưng đó cũng là lúc bi kịch đến với cuộc đời anh. Nghe tin dân làng Xô Man mài giáo mác, bọn giặc ở đồn Bắc Hà lồng lộn kéo về làng. Giặc điên cuồng khẳng định đó là Tnú. Khi ấy Tnú và Mai đã kết vợ chồng và đứa con tình yêu ruột thịt của họ vừa chào đời. Sau khi giở chiêu bài bắt Dít – em Mai để hành hạ mà không có hiệu quả, chúng đã giở đến những thủ đoạn bỉ ổi cuối cùng: “Bắt được con cọp cái và cọp con, tất nhiên sẽ dụ được cọp đực trở về”. Chúng bắt Mai và đứa con mang ra tra khảo ngay chỗ Tnú, cụ Mết và thanh niên trong làng nấp không xa. Chúng đập cây sắt lần thứ hai vào ngực Mai và tiếp sau đó là hàng loạt những đòn mưa roi sắt xuống ngực hai mẹ con, lúc mà đứa bé khóc ré lên rồi im bặt, Mai cũng không thét nữa. Lúc đó, Tnú đứng cạnh một gốc cây vả. Anh đã bứt hàng chục trái mà không hay. Lòng căm thù đã dâng lên trong anh cực độ. Vì vậy mà Tnú đã chồm dậy, lao ra. Đó là sự phản kháng mạnh mẽ trong con người khi mà sự chịu đựng đã dâng đến cực điểm. Lửa trong lòng Tnú như dâng bỏng rát trong lòng anh, trong mắt anh. “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Bằng tất cả tình thương dành cho Mai và con, bằng lòng căm thù đến cực độ, Tnú hét lên và xông vào bọn lính ôm chặt lấy vợ con. Anh không cứu được vợ con và bị giặc bắt. Kho bị bắt, Tnú đã suy nghĩ thật bình thản…, Tnú cũng sắp chết. Ai sẽ làm cán bộ? Đến khi có lệnh của Đảng cho đánh, ai sẽ làm cán bộ… Chỉ tiếc cho Tnú, Tnú không sống được tới ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng….”.
Đó là suy nghĩ của một con người dạt dào tình thương dành cho vợ con, một ý thức rõ ràng về cái chết mà kẻ thù sẽ dành cho anh. Đó cũng là suy nghĩ của một người khao khát làm cách mạng. Nhưng Tnú đã không chết. Bi kịch xảy đến với anh đã trở thành một sức mạnh phát động sự quật khởi của dân làng Xô Man. Anh thét lên một tiếng: “Giết!” và sau đó là “Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào… Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”. Dân làng Xô Man đã quật khởi. Họ đã biết dùng giáo, mác, rựa để chống lại súng đạn của bọn giặc. Sự kiện này là một hồi trống đầu tiên vang lên báo hiệu dân làng Xô Man từ đây bắt đầu cuộc chiến của mình. Tiếng cụ Mết vang lên như một bản hùng ca kêu gọi và khẳng định một chân lý hết sức đúng đắn: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù. “Thế là bắt đầu rồi… Ai không có chông thì vót chông…”.
Nguyễn Trung Thành đã phản ánh thật sinh động hiện thực cách mạng vùng Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là cuộc đấu tranh sinh tử quật khởi, kiên cường của nhân dân Tây Nguyên chống lại sự đàn áp, tào bạn của Mỹ – Diệm vào thời kỳ này. Bi kịch cuộc đời của Tnú cũng là một hiện thực sinh động phản ánh sự hy sinh to lớn của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh máu lửa. Chân lý cách mạng mà Nguyễn Trung Thành thể hiện thật rõ ràng.
Đọc các tác phẩm cùng thời kỳ này, ta cũng bắt gặp được hiện thực vùng lên đấu tranh của nhân dân. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, nhân vật chính là Việt, Chiến cũng đã trải qua những đau đớn, mất máy như ba bị chặt đầu, mẹ bị giặc bắn chết. Họ đã xung phong nhập ngũ với ý nghĩ rõ ràng là “trả thù cho ba mẹ”, tống cổ bọn giặc dã man ra khỏi đất nước này. Đồng thời, truyện Rừng xà nu còn giúp ta hiểu rõ thêm về một phong cách mới của Nguyễn Trung Thành. Truyện có được những hiện thực sinh động như thế chính là do ông đã từng công tác ở Tây Nguyên. Vốn sống đã giúp ông xây dựng thành công câu chuyện và xây dựng được những nhân vật mang tính cách tiêu biểu cho nhân dân, mang đậm tính sử thi.
Kết luận: Phân tích bi kịch cuộc đời Tnú trong “Rừng xà nu”
Câu chuyện đã khép lại nhưng người đọc vẫn còn nghe thấy lời của cụ Mết văng vẳng đâu đây: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Những con người dũng cảm như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít sẽ mãi là những cây xà nu hiên ngang, bất khuất bất diệt của Việt Nam mà giặc không thể nào hạ gục nổi. Đáng lưu đến ngàn năm sau.