Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ

0
1667

Đề bài: Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Mở bài: Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài. Tập truyện này từng được giải nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.

phan tich gia tri nhan dao va gia tri hien thuc trong vo chong a phu 4

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi …. trong năm 1952 của nhà văn Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, cùng sống với đồng bào các dân tộc. Qua chuyến đi này, nhà văn càng hiểu biết sâu sắc hơn, càng yêu mến và tự hào về cuộc sống, thiên nhiên và con người miền núi Tây Bắc. Trước Cách mạng, Tô Hoài đã từng viết về đề tài miền núi nhưng chưa thành công, chỉ từ tập Truyện Tây Bắc, và đặc biệt là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài mới khẳng định vị trí của mình trong mảng đề tài miền núi.

Thân bài: Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói về cuộc đời của đôi vợ chồng người Mông “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của cuộc đời mới. Qua số phận Mị và A Phủ, người đọc thấy được bức tranh hiện thực về cuộc sống của những người dân lao động miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng thấy được chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.

Trước hết, Vợ chồng A Phủ là bức tranh hiện thực về xã hội miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài đã đề cập một cách khá toàn diện đời sống của người dân vùng cao trước Cách mạng. Ở đó có cả bộ mặt giai cấp thống trị và hình ảnh những người lao động bị áp bức.

phan tich gia tri nhan dao va gia tri hien thuc trong vo chong a phu 1

Bộ mặt giai cấp thống trị thể hiện tập trung qua hình tượng thống lí Pá Tra và A Sử. Cha con nhà thống lí là hiện thân của tội ác, của những tên chúa đất vùng cao. Chúng duy trì một chế độ vùng cao tàn bạo. Trong chế độ xã hội ấy của những người lao động nghèo. Bước chân vào làm dâu nhà thống lí, thực chất Mị chỉ là tôi tớ, làm việc quần quật suốt ngày, không bằng thân trâu, ngựa: “Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày, cả đêm”. Tàn bạo hơn, bố con thống lí không những tự cho mình cái quyền đánh đập hành hạ người lao động mà còn có quyền trói đứng và giết những người bị chúng biến thành nô lệ.. Chỉ cần nhìn vào cách xử kiện trong nhà thống lí Pá Tra cũng đủ thấy sự tham lam, tàn bạo của giai cấp thống trị. Chỉ cần nhìn vào hành động A Sử trói đứng Mị cũng đủ thấy sự bất nhân đến mất hết tính người của những tên chúa đất. A Sử lạnh lùng trói Mị vào cột. Trói Mị xong hắn dửng dưng vô cảm, thản nhiên thắt dây lưng xanh ra ngoài áo, khóa cửa lại, đi chơi xuân. Ở nhà thống lí Pá Tra cũng từng có người con dâu bị trói đứng đến chết. Điều đó cho thấy, nhà thống lí Pá Tra đã trở thành một địa ngục trần gian đối với những người phụ nữ.

Cuộc sống tăm tối đến nghẹt thở của người dân lao động bị áp bức được phản ánh qua số phận Mị và A Phủ thời gian ở Hồng Ngài trong nhà thống lí. Vì đánh A Sử mà A Phủ bị bắt về đánh phạt vạ. A Phủ phải trả 100 bạc trắng sau khi đã quỳ để nhận những trận đòn. Vì không có tiền nộp phạt, A Phủ phải vay thống lí Pá Tra để rồi trở thành kẻ đi ở không công suốt đời cho nhà thống lí.

A Phủ cũng bị trình ma nhưng thêm vào đó còn có lời nguyền độc địa của thống lí: “Đời mày, đời con mày tao cũng bắt thế, khi nào trả hết nợ mới thôi”. Bi kịch của A Phủ lên đến đỉnh cao khi anh bị trói đứng trở thành vật đền mạng cho con bò đã bị hổ bắt ăn thịt.

phan tich gia tri nhan dao va gia tri hien thuc trong vo chong a phu 3

Còn Mị, từ một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, yêu đời, Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí. Từ đây, Mị bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Làm thân trâu ngựa cho nhà thống lí, đồng thời với việc đánh mất cả tuổi trẻ, tự do và hy vọng. Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị không biết đến hạnh phúc, không có ý thức về thế giới thực tại “cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng”. Nỗi thống khổ của Mị cũng là nỗi thống khổ của những người phụ nữ vùng cao trong xã hội cũ.

Kết luận: Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ

Có thể nói qua số phận Mị và A Phủ, tác giả đã phản ánh sâu sắc cuộc sống tăm tối đau khổ đến cùng cực của người dân miền núi trước Cách mạng. Ngòi bút hiện thực của nhà văn đã tái hiện một bức tranh đen tối về cuộc sống của những người dân lao động nghèo vùng cao.

Tuy nhiên, không dừng lại ở việc mô tả bức tranh hiện thực đen tối, ngòi bút của tác giả còn hướng đến quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của những con người cùng khổ và con đường đến với Cách mạng của họ. Mị và A Phủ đã vùng lên đấu tranh để tự giải thoát. Mị cắt dây trói của A Phủ đồng thời cũng tự cứu mình. Trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa, A Phủ được A Châu giác ngộ cách mạng, sau đó hai người trở thành đội viên đội du kích. Mị và A Phủ không chỉ trở thành vợ chồng mà còn trở thành đồng đội của nhau. Họ chiến đấu có tổ chức, họ ý thức được hành động của mình. Với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã phản ánh được một hiện thực khá cơ bản của xã hội miền núi lúc bấy giờ. Đó là quá trình đấu tranh đến với cách mạng của người dân miền núi.

Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được thể hiện qua thái độ lên án tố cáo, đề cao sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng của họ. Hơn thế, nhà văn còn nhìn thấy con đường đi tới tương lai của họ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here