Phân tích phong cách nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

Đề bài: Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.

Mở bài: Phân tích phong cách nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

Sáng tác văn học là một hoạt động nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó luân đòi hỏi nhà văn phải khám phá, tìm tòi và sáng tạo không ngừng. Giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song một trong những yếu tố quan trọng nhất là tác phẩm ấy phải mới lạ, độc đáo, mang đậm cá tính, phong trách của nhà văn. Đọc văn Nguyễn Tuân người ta mới thấy thấm thía thế nào là ý nghĩa của hai chữ “khổ hạnh” mà ông thường nói đến trong sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời đọc văn ông, người ta cảm thấy như được tiếp súc với những áng văn chương đầy tài hoa, uyên bác, một lối văn chương lịch lãm từ việc chọn đề tài, xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu tác phẩm để hành văn, cách dùng từ, đặc câu… tất cả đều mang đậm phong cách của tác giả. Tùy bút Người lái đò sông Đà là một tác phẩm như thế.

phan tich phong cach nghe thuat trong nguoi lai do song da 44

Thân bài: Phân tích phong cách nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

Nguyễn Tuân là người không chịu nổi những cái gì đơn điệu, nhạt nhẽo, tầm thường, lặp đi lặp lại. Ông hay nhắc đến câu nói mang ý tưởng nghệ thuật của Go-rơ-ki: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nói đến “chủ nghĩa xê dịch”. Đối với ông “xê dịch” là một nhu cầu, đó là một cách để ông “thay đổi thực đơn” cho giác quan của mình. Vì thế, ông thường được xem là nhà văn giang hồ xê dịch. Ông thường viết về những chuyến đi, về sông nước, tàu xe, đường sá và những kẻ có máu giang hồ.

Nguyễn Tuân có cảm hứng đặc biệt với những gì gây cảm giác mãnh liệt. Dữ dội phải dữ dội đến mức khủng khiếp, đã đẹp phải đẹp tuyệt tời, đã tài thì phải đạt đến trình độ nghệ thuật siêu phàm, không ai sánh kịp. Những trang viết hay nhất của Nguyễn Tuân là những trang tả cảnh dữ dội của thác nước, tả đèo cao, vực sâu, gió bão… Là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp”, Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ thuật. Mỗi trang viết, mỗi đoạn văn của ông đều thể hiện sự tài hoa, uyên bác. Ông quan sát và miêu tả sự vật bằng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật, văn hóa khác nhau như: địa lí, lịch sử, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh. Nguyễn Tuân là người yêu thiên nhiên tha thiết, nhất là những công trình mĩ thuật thiên tạo tuyệt vời. Nhà văn say mê phát hiện vẻ đẹp và sự giàu có của núi sông, rừng biển đất nước mình với một tấm lòng yêu mến sâu nặng. Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn có kho từ vựng hết sức phong phú và một lối văn mang đậm phong cách nghệ thuật của riêng ông. Những điều đó được thể hiện qua tùy bút Người lái đò Sông Đà – kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn.

Trong văn học Việt Nam đã có biết bao con sông trở thành cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhưng có lẽ chưa có một con sông nào hiện lên như trong những trang viết của Nguyễn Tuân: sống động, như cuộn trào lên nhau sau mỗi từ ngũ. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà là một sinh thể mang những nét cá tính độc đáo, vừa hung bạo, dữ tợn, vừa thơ mộng trữ tình. Là nhà văn chuyên săn tìm “những cảm xúc mạnh”, những hơi thở nồng (Nguyễn Đăng Mạnh), Nguyễn Tuân đã tìm đến cái dòng chảy vĩ đạo của núi rừng Tây Bắc, có lẽ cũng bởi sông Đà mang những nét đối lập ấy. Điều đó có thể lí giả vì sao trong bài tùy bút, Nguyễn Tuân đã có đôi dòng đề từ: “Chúng thủy gian đông tẩu. Đà giang độc bắc lưu”. Cái sự độc đáo của con sông Đà không giống một con sông nào là chảy về hướng Bắc. Đó cũng là sự độc đáo của văn phong Nguyễn Tuân, không chịu bắt chước, tập khuôn, hay nói theo những điều ai đó đang nói, mà phải là những điều chưa ai nghĩ đến, thậm chí là nói ngược để tạo ra niềm vui mới lạ. Cái nét tính cách hung bạo, dữ tợn của sông Đà được Nguyễn Tuân sáng lên bao ước mơ và vẫn vang lên bao khúc trữ tình êm ái. Với Nguyễn Tuân, lúc hung bạo, sông Đà hiện lên như một “kẻ thù số một của con người”. Đó là những cảnh “đá bờ sông dựng thành vách”, “vách đá trên lòng sông Đà như một cái yết hầu”, “mặt sông lúc ấy chỉ đúng nhọ mới có mặt trời”. Những cái hút nước ở đây cũng không bình thường “nước ở đây thở và kêu như cái cống bị sặc”, nó sẵn sàng dìm xuống và đập tan xác bất cứ một cái thuyền bè nào vòng đi qua nó. Đặc biệt, đá ở sông Đà thì đúng là một loài thủy quái khôn ngoan, lắm mưu nhiều kế, chúng mang những bộ mặt dữ tợn, bố trí thành những cạm bẫy, những vòng vây tieu diệt đối phương. Cái chất ngông, tài hoa rất đáng khâm phục của Nguyễn Tuân khi tả vẻ dữ tợn của sông Đà đã cho người đọc thưởng thức những câu văn không gì dễ quên được: “Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng hô tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào gần”. Đấy đâu phải là những hòn, những tảng vô tri vô giác nữa, cái dáng đá hất hàm ấy trông nó xấc xược, hỗn lái, du côn một cách rất hiện đại. Dường như khi đặt bít viết những câu như thế, Nguyễn Tuân đã đặt tất cả những rung động của trái tim mình, đã thồi linh hồn, tình cảm của mình làm cho những hòn đá mang dáng vóc con người. Những trang viết như thế thật lá hiếm thấy.

Đối lập với cá tính hung bạo, dữ tợn là vẻ đẹp thơ mộng của sông Đà. Nhà văn đã nhìn ngắm, đã chụp sông Đà ở những góc độ, những thời điểm khác nhau để thể hện cho được vẻ đẹp tuyệt mĩ của con sông vùng hạ lưu. Với tình yêu mến đắm say trước vẻ đẹp của đất nước để hạ bút viết mấy câu về sắc nước Đà gianh, Nguyễn Tuân đã phải kì công mấy lần bay ngang trên triền sông ấy để rồi khẳng định như đinh đóng cột rằng nước sông Đà không hề đen như thằng giặc Tây đã “đè ngửa con sông ra ta đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây lếu láo rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”. Nhà văn đã say sưa nhìn làn mây mùa xuân bay trên sông Đà và xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống lòng sông. Mùa thu nào dòng nước sông Đà cũng đẹp đến tận độ của nó “mùa xuân nước sông Đà xanh màu ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâ, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt trời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn hay bực bội khi mỗi độ thu về”. Có lúc, sông Đà hiện lên như một người đàn bàn kiều diễm: “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu có, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi người Mèo đốt nương xuân”. Sông Đà có lúc lại hiện lên như một cố nhân. Sau một chuyến đi rừng dài ngày thấy thêm chỗ thoáng bất ngờ đổ ra sông, nhà văn tả: “một mau nắng tháng ba Đường thi”, “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Niềm vui như theo lời nhà văn mà ùa ra xoắn xít: “bò sông Đà, bãi sông Đà chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà”. Nhà văn như không kìm nổi lòng mình mà thốt lên: “Chao ôi! Trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Khó có thể nói hết được cái hay của những hình ảnh so sánh tuyệt vời kia, chỉ biết nó sâu xa, chính xác vô cùng, không có một từ ngữ nào thay thế nổi. Và cứ thế cái đầm đầm ấm ấm của nắng mùa xuân trên dòng sông xuân lâu ngày không gặp lại, “nó dư sức làm thấm thía thêm niềm hạnh phúc được sống trên mặt đất này” (Đỗ Kim Hồi).

Với cái nhìn nghệ sĩ, thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng là những con người tài hoa. Trước Cách mạng tháng Tám, đó là những nho sĩ của một thời vang bóng, lấy việc chơi hoa, uống trà bình thơ làm thú vui. Sau Cách mạng, những nhân vật tài hoa, tài từ ấy là những người lao động bình thường. Người lái đò sông Đà hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân như một người lao động đầy trí dũng, một nghệ sĩ siêu phàm trong nghệ thuật vượt thác, leo ghềnh. Ông đò “không chỉ là người chèo đò trên sông mà cuộc sống của ông là hàng ngày phải chiến đấu, vật lộn với những dòng thác hùm beo, hồng hộc tế mạnh trên sông đầy thác ghềnh, thạch trận: Ông đò sẽ chìm lấp đi giữa hình ảnh của những ông ngư, ông chài khác nếu ông chỉ chèo thuyền trên những khúc sông êm ả. Chính cái dữ dội của thác nước quỷ quyệt của đá sông đã đưa ông đò trở thành một anh hùng nghệ sĩ. Đoạn văn tả cảnh ông đò vượt thác thực sự là một khúng tráng ca giữa những “trùng vi thạch trận” đầy biến hóa khôn lường. Và những cú đánh độc hiểm của thác nước đá sông, ông đò hiện lên như một người tài ba trí dũng “khi cưỡi lên luồng nước dữ”, “nắm chắc lấy làn sóng”, “khi thì ghì cương lại lái miết một đường chéo”, lúc lại “đè sấn len mà chặt đôi ra mở đường”… Thế rồi thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép… Vút… vút cửa ngoài cửa trong, lại cửa trong cùng thuyền như mũi trên tre xuyên qua hơi nước vừa xuyên, vừa tự động lái được, lượn được. Có thể nói, đoạn văn miêu tả cuộc vượt thác của ông đò là một trong nhữn đoạn văn đặc sắc của tác phẩm. Đây là dịp có điều kiện thể hiện hết sức sắc sảo những góc cạnh và sự phong phú, giàu có, tài ba của ngòi bút mình. Nhà văn miêu tả cuộc vượt thác bằng nhiều trận đánh, với tri thức từ ngữ dùng trong quân sự: mai phục, đánh úp, vu hồi, pháo đài nổi… Có lúc cuộc đấu của ông lái đò với thác nước lại được diễn tả như một trận đấu võ, những kiến thức võ thuật được nhà văn ném ra đúng chỗ: đá trái, thúc gối vào bụng, hông thuyền “đội cả thuyền lên, túm lấy thắt lưng ông đò rồi ra đòn tỉa, đòn âm”.

Sự giàu có, tài hoa của ngôn ngữ trong tùy bút được biểu hiện qua nhiều giọng điệu, nhiều cảnh khác nhau. Cảnh vượt thác được miêu tả tỉ mỉ, lôi cuốn như một trận đấu võ, một trận đánh địch, ở chỗ khác thì lại là giọng trầm tư, lịch lãm đầy chất thơ. Miêu tả cảnh thác dữ của sông Đà, như người nhạc trưởng đang điều khiển một dàn nhạc giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác sông Đà. Ban đầu là khúc nhạc dạo với những âm thanh nỉ non, dòng nước thác nghe như oán trách van xin”, “lúc lại nhiều khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo” rồi bất thình lình âm thanh như được phóng to hết cỡ. Khi miêu tả sức mạnh cuồng loạn, man dại ở đỉnh điểm của nó, “nó rống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu mộng da cháy bùng bùng”.

Tùy búy Người lái đò Sông Đà bộc lộ vốn kiến thức uyên bác của Nguyễn Tuân. Ông quả là một nhà văn quảng đại của ngôn từ, có biệt tài dùng “đôi đũa thần của sáng tạo để huy động, phù phép cho một đội quân chữ nghĩa đi vào trật tự của một áng văn” (Văn Giá). Ông thường dùng cách nhìn, cách tiếp cận của nhiều ngành nghệ thuật để miêu tả và phát hiện, bắt đối tượng phải nổi hẳn lên thành những hình khối và màu sắc mới lạ. Miêu tả cái nguy hiểm khủng khiếp của những hút nước trên song, ông vận dụng đến cả kĩ thuật điện ảnh. Ông hình dung ra một người quay khim dũng cảm nào đó ngồi vào cái thuyền thúng trong vành cho cả thuyền, cả mình, cả máy quay xuống đáy cái hút nước sông Đà. Từ cái đáy hút nhìn ngược lên vách thành hút, mặt sông chênh nhau tới một cột nước ta, cao vài sải; thế rồi thu ảnh và những thước phim ấy theo nhà văn sẽ “truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy dân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rèng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ, vừa rút lên cái gậy đánh phèn”. Để nói cho hết cái thơ mộng, trữ tình của dòng nước sông Đà, Nguyễn Tuân còn dãn cả thơ Đường, thơ Tản Đà, đến truyền thuyết Sơn Tinh  – Thủy Tinh mà dấu ấn của nó vẫn còn trong câu hát: “Vùi cao sông hãy còn dài. Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Ông còn truy tìm về lịch sử, nguồn gốc sông Đà, về nơi có khai sinh… Điều đó khiến người đọc thực sự thán phục, kinh ngạc trước sự hiểu biết sâu rộng của Nguyễn Tuân. Bất cứ lĩnh vực nào ông cũng tở ra là một nhà ăn uyên bác.

Kết luận: Phân tích phong cách nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

Trong văn chương, người ta hay nói đến cái “tâm” và cái “tài”, nếu thiếu đi một thì tác phẩm khó mà tỏa sáng. Ở đây, bài tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết hợp tuyệt vời của hai yếu tố ấy. Nếu không có cái “tâm”, “cái tấm lòng yêu mến non sông đất nước, chắc Nguyễn Tuân cũng chẳng nhọc công đến thế khi truy tìm đến tận “ngọn nguồn lạch sóng” con sông Đà. Và nếu không có “tài”, có lẽ Nguyễn Tuân cũng không cần đưa ra những kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đến thế khi lật xoay nhìn ngắm con sông Đà từ mọi phương vị, mọi góc chiều. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi vật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ, thể hiện trong tác phẩm của minh”, quan điểm ấy rất đúng với nhà văn Nguyễn Tuân.

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *