
Là phụ nữ, trứng khỏe mạnh là nền tảng giúp cho chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn, làm tăng khả năng sinh sản và thụ thai. Vậy làm thế nào để bạn đảm bảo trứng của bạn được khỏe mạnh? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trứng. Bằng cách thực hiện một số thay đổi qua thực phẩm, lối sống đơn giản, bạn có thể cải thiện chất lượng trứng và tăng cơ hội mang thai. Vậy ăn gì để trứng khỏe mạnh và dễ thụ thai cũng như thay đổi lối sống như thế nào để dễ thụ thai? Để trả lời cho hai câu hỏi này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
NỘI DUNG TÓM TẮT
Trứng được hình thành trong thời gian bao lâu?
Phải mất 90 ngày để một quả trứng hình thành đầy đủ, đó là lý do tại sao bạn phải tuân thủ thay đổi chế độ ăn uống và lối sống trong ít nhất 3 tháng để cải thiện chất lượng trứng. Khi trứng của bạn thay đổi để chuẩn bị rụng trứng, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi sức khỏe và không lành mạnh.
Buồng trứng có sản xuất ra trứng mới trong suốt tuổi trưởng thành không?
Trước đây người ta tin rằng phụ nữ được sinh ra với tất cả trứng và cơ thể không tiếp tục sản xuất nhiều hơn. Trong vài năm qua, nghiên cứu đã tìm thấy các tế bào gốc trong buồng trứng có khả năng tạo ra trứng mới trong những năm sinh sản của bạn. Tuổi tác vẫn là một yếu tố quan trọng bởi vì mặc dù cơ thể bạn tạo ra những quả trứng mới ngay cả khi bạn già đi, nhưng trứng của bạn dần kém đi theo tuổi tác.
Nếu bạn đi khám và được bác sĩ thông báo về khả năng mang thai của bạn thấp vì trứng của bạn đã già (cũ), thì vẫn còn hy vọng miễn là cơ thể bạn sản xuất ra được trứng mới.
Ăn gì để trứng khỏe mạnh và dễ thụ thai?
Điều quan trọng để giúp buồng trứng tiếp tục sản sinh ra trứng mới đó là thực hiện chế độ ăn uống và thay đổi lối sống phù hợp giúp tạo điều kiện cho trứng phát triển khỏe mạnh và dễ thụ thai.
Thực phẩm giúp thúc đẩy trứng phát triển khỏe mạnh: Bơ, hạt vừng, rau lá xanh, gừng, quế.
Đậu đen: Bổ sung estrogen, điều tiết nội tiết tố. Sau khi kết thúc chu kì kinh nguyệt nên ăn liên tục trong 6 ngày, mỗi ngày khoảng 50 hạt hoặc trực tiếp uống sữa đậu nành, nước đậu đen ăn liên tục trong 6 ngày.
Quả kỉ tử, táo đỏ: Thúc đẩy quá trình phát dục của trứng, có thể dùng kỉ tử, táo đỏ pha trà uốc hoặc nấu thành canh, mỗi ngày 10 quả kỉ tử, 3-5 quả táo đỏ.
Ngoài ra, Tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng trứng như: chất béo, Soda, Caffe, rượu, thuốc lá, đường.
Chia sẻ kinh nghiệm:Những chị em có sức khỏe tốt và không có thói quen xấu, đừng ngại mỗi tuần ăn một bữa hải sản, một bữa nội tạng động vật, 1-2 bữa thịt bò và các loại đậu, đồng thời ăn nhiều loại rau quả mỗi ngày, như vậy mới đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, tăng chất lượng của trứng, chuẩn bị cho bé ” một quả trứng” tốt.
Lưu ý:Một số trường hợp gây ức chế rụng trứng: Kinh nguyệt không đều, tinh thần căng thẳng quá độ, thường xuyên lo lắng, nhiều áp lực, mệt mỏi gây ức chế rụng trứng. Quá béo, đột ngột giảm béo quá mức, hoặc cơ thể thiếu nghiêm trọng một loại vitamin nào đó cũng gây ức chế rụng trứng.
Những thứ gây hại cho trứng cần tránh
- Làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống không đúng giờ: Làm giảm chất lượng trứng lẫn khả năng thụ thai.
- Uống rượu, hút thuốc: Độc tính của thuốc lá và rượu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trứng. Đặc biệt là thuốc lá, hút thuốc lá làm tổn thương toàn bộ hệ thống hormone của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục trong thời kì kinh nguyệt sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể chống lại tinh trùng gây viêm nhiễm âm đạo, lạc niêm mạc tử cung… giảm sức sống của trứng.
- Nạo phá thai: Sai khi nạo phá thai, cơ thể đột nhiên ngừng việc mang thai, lượng hormone trong cơ thể giảm đột ngột, ảnh hưởng đến môi trường sống của trứng, giảm chất lượng cũng như sức sống của trứng.
- Phụ nữ quá 35 tuổi: Lối sống, môi trường, độ tuổi đều có ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Xét trên góc độ sinh lí của phụ nữ, chức năng sinh dục mạnh nhất vào tuổi 25, sau 30 tuổi bắt đầu yếu dần, sau 35 tuổi thì giảm rất nhanh chóng.
- Bệnh lấy truyền qua đường sinh dục: Đa số những người mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục dều mắc chứng viêm nhiễm phần phụ, làm hỏng chức năng vòi trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trứng.