Pivot Point là gì? Đây là một chỉ số quan trọng được sử dụng trong hoạt động đầu tư, nhất là các giao dịch trong ngày. Nếu bạn đang muốn tham gia đầu tư, thì việc hiểu và có kiến thức đúng về Pivot và Pivot Point là vô cùng cần thiết.
Vậy Pivot Point là gì? Phương pháp đầu tư theo Pivot Point là gì? Làm sao để giúp bạn đầu tư hiệu quả? Đây sẽ là những nội dung chính được trình bày trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về Pivot ngay nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
- 1 1. Khái niệm Pivot là gì?
- 2 2. Pivot Point là gì trong đầu tư?
- 3 3. Cách tính điểm xoay Pivot Point như thế nào?
- 4 4. Ý nghĩa của điểm xoay PP?
- 5 5. Điểm xoay Pivot Point được sử dụng trong những trường hợp nào?
- 6 6. Các nhà giao dịch sử dụng điểm xoay như thế nào?
- 7 7. Cách giao dịch theo các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point
- 8 8. Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?
- 9 Kết luận
1. Khái niệm Pivot là gì?
Danh từ Pivot có nghĩa tiếng Việt là trục đứng hoặc là người quan trọng nhất, nhân vật trung tâm. Thuật ngữ Pivot còn có nghĩa bóng là điểm mấu chốt hay điểm then chốt.
Trong quân đội, người ta thường có một chiến binh làm chốt “Pivot” khi cả đội quân xoay đi hướng khác. Hình ảnh này tương tự với hoạt động đầu tư, thể hiện sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Do đó, thuật ngữ Pivot Point đã ra đời.
2. Pivot Point là gì trong đầu tư?
Trong đầu tư, Pivot Point (PP) có nghĩa là điểm xoay. Đây là một mức giá then chốt làm cơ sở cho các nhà đầu tư (trader) xác định các mức hỗ trợ và kháng cự xoay quanh điểm PP.
Phương pháp giao dịch theo Pivot Point là phương án được sử dụng phổ biến trong phân tích thị trường tài chính. Các trader sẽ đưa ra các phương án giao dịch dựa trên Pivot Point đã xác định. Đặc biệt, đây cũng là một kỹ thuật phân tích phổ biến trong thị trường chứng khoán và Forex.
Trong đầu tư Pivot Point là gì?
Cũng khá giống hình ảnh con chốt trong quân đội, ý tưởng về phương pháp Pivot Point dựa trên sự biến động lên xuống của thị trường (trong trường hợp không có những thông tin biến cố lớn tác động). Người ta dựa trên các giá trị liên quan để làm căn cứ và tính trung bình cộng để ra điểm xoay PP.
3. Cách tính điểm xoay Pivot Point như thế nào?
Theo tìm hiểu, có khá nhiều cách tính mang tính chuyên môn cao về thuật ngữ PP. Tuy nhiên, chúng tôi đã lựa chọn cách tính dễ hiểu và dễ áp dụng nhất để trình bày đến bạn. Giả sử, bạn đang tham gia một sàn giao dịch X, giao dịch được thực hiện mỗi ngày. Cách tính điểm xoay PP như sau:
Cuối ngày khi thị trường đóng cửa, bạn hãy lấy ra 3 mức giá bao gồm: Giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa.
Sau đó, bạn tiến hành tính trung bình cộng của 3 mức giá đó bằng cách cộng chúng lại chia 3. Rồi bạn đánh dấu mức giá vừa tính được trên biểu đồ với kí hiệu PP.
Công thức: PP = (High + Low + Close)/3
Cách tính Pivot Point là gì?
Sau khi đã có điểm xoay PP bạn sẽ có đường PP. Các điểm trên biểu đồ nằm trên điểm PP sẽ được kí hiệu lần lượt là S1, S2, S3,.. và ngược lại các điểm nằm dưới điểm xoay PP sẽ cần được kí hiệu là R1, R2, R3,…
Lưu ý về việc xác định S1 và R1
Hiện nay trong nhiều tài liệu hướng dẫn giao dịch bằng Pivot Point đưa ra rất nhiều các mức hỗ trợ và kháng cự như S1, S2, S3…. rồi R1, R2, R3, v.v… Nhưng thông tin chia sẻ từ các chuyên gia của VnRebates cho rằng, các nhà đầu tư không cần quan tâm và sử dụng đến các mức từ S2 và R2 trở đi.
Lý do là vì họ lập luận: “Bản thân ý tưởng về cách giao dịch theo Pivot Point mang nặng tính cảm tính. Các mức hỗ trợ và kháng cự càng xa nó sẽ càng trở lên mơ hồ và thiếu chính xác hơn. Vì vậy bạn chỉ cần lấy các mức R1 và S1 để giao dịch sẽ hiệu quả hơn.”
4. Ý nghĩa của điểm xoay PP?
Điểm xoay PP có ý nghĩa như một chỉ báo phân tích kỹ thuật trong tài chính, dùng để đánh giá xu hướng chung của thị trường theo các khung thời gian khác nhau.
Như chúng ta đã thấy, điểm xoay là trung bình cộng của ba mức giá (cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa). Do đó, trong các phiên giao dịch sau, nếu bạn thấy giá giao dịch cao hơn điểm xoay PP thì có thể nói xu hướng thị trường đang tăng.
Ngược lại, nếu giá giao dịch dưới điểm xoay Pivot cho thấy tâm lý thị trường đang giảm.
5. Điểm xoay Pivot Point được sử dụng trong những trường hợp nào?
- Điểm xoay là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà giao dịch ngoại hối để giúp xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
- Điểm xoay có thể cực kỳ hữu ích trong ngoại hối vì nhiều cặp tiền tệ thường dao động giữa các cấp này. Hầu hết thời gian, giá dao động giữa R1 và S1.
- Điểm xoay là các chỉ báo trong ngày thường được sử dụng để giao dịch các hợp đồng tương lai, hàng hóa, hàng hóa và cổ phiếu.
- Các nhà giao dịch cũng thường kết hợp các điểm xoay với các chỉ báo xu khác. Điểm xoay thường trùng lặp hoặc hội tụ với MA50 hoặc MA200 sẽ trở thành mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự mạnh hơn.
6. Các nhà giao dịch sử dụng điểm xoay như thế nào?
Điểm Pivot có thể được sử dụng bởi các nhà giao dịch để phân tích phạm vi, đột phá và xu hướng. Cụ thể như sau:
- Đối với các nhà giao dịch ngoại hối giới hạn phạm vi, họ sẽ vào lệnh BUY gần các mức hỗ trợ đã xác định và vào lệnh SELL khi giá gần các mức kháng cự.
- Trong khi đó, điểm xoay Pivot lại cho phép các nhà giao dịch ngoại hối đột phá xác định các mức chính cần được phá vỡ để vào lệnh.
- Còn các nhà giao dịch ngoại hối theo xu hướng sử dụng các điểm xoay để xác định mức tăng hoặc giảm của một cặp tiền tệ.
7. Cách giao dịch theo các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point
Có hai cách giao dịch theo hỗ trợ và kháng cự:
7.1 “Mua tại mức hỗ trợ, bán tại mức kháng cự”
“MUA TẠI MỨC HỖ TRỢ, BÁN TẠI MỨC KHÁNG CỰ” là quan niệm giao dịch của các trader theo trường phái của các nhà giao dịch ngoại hối giới hạn phạm vi.
Khi đặt lệnh mua tại mức hỗ trợ (thường là trên mức hỗ trợ một chút) thì đặt stop loss dưới mức hỗ trợ một chút, đặt mức chốt lời dưới mức kháng cự một chút. Khi đặt lệnh bán tại mức kháng cự (thường là dưới mức kháng cự một chút) thì đặt stop loss trên mức kháng cự một chút và chốt lời trên mức hỗ trợ một chút.
Phân tích Pivot Point là gì?
7.2 Giao dịch phá vỡ
Theo các nhà giao dịch ngoại hối đột phá, cách giao dịch thứ hai nghĩa là “GIAO DỊCH KHI GIÁ ĐÃ PHÁ VỠ CÁC MỨC HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ”
Theo cách này, khi giá đã vượt qua các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thì thường nó sẽ tiếp tục di chuyển mạnh theo hướng đó. Chúng ta chỉ việc chờ thị trường test một lần nữa xem nó đã chính thức vượt qua chưa để vào lệnh theo hướng đó.
Nếu là thị trường đi lên thì bạn sẽ đặt stop loss ngay dưới mức kháng cự. Nếu là thị trường đi xuống thì bạn sẽ đặt stop loss ngay trên mức hỗ trợ một chút.
8. Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?
Lý do khiến nhiều trader sử dụng Pivot Point cũng được mọi người quan tâm. Mặc dù được cho là phương pháp đầu tư khá cảm tính nhưng hiện nay rất nhiều trader vẫn sử dụng Pivot để giao dịch.
Đối với những người giao dịch trong ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá, Pivot Point cực kỳ có ích để làm cơ sở đưa ra quyết định đầu tư. Hoặc đối với những nhà giao dịch trung hạn cũng có thể làm được điều đó.
Bởi vì với những mức hỗ trợ và kháng cự, người giao dịch sử dụng Pivot Point để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng Pivot Point này, việc này rất được nhiều người sử dụng.
Phân tích xu hướng tăng giảm theo Pivot Point là gì?
Đối với những nhà giao dịch thích giao dịch theo kiểu ngược xu hướng, họ sẽ dùng Pivot Point để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở Pivot Point những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Ví dụ bán xuống khi giá chạm kháng cự, mua vào khi giá chạm hỗ trợ.
Đối với những nhà giao dịch theo trường phái phá vỡ, họ sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh, tức là họ sẽ chờ giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.
>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn cài đặt Pivot trên phần mềm MT4 tại đây
Kết luận
Bạn vừa xem qua bài viết “Pivot là gì? Pivot Point là gì? Cách đầu tư hiệu quả“. Chúng ta chẳng những đã tìm hiểu về Pivot là gì? mà còn biết Pivot Point là gì trong đầu tư? Bên cạnh đó, Cách tính và cách đầu tư bằng phương pháp Pivot Point hiệu quả cũng đã được tình bày đến bạn.
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn luôn thành công và đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt!
>>> Xem thêm:P/E là gì? Thế nào là một P/E tốt? tại đây