
R&D là gì? Các loại hình Nghiên cứu và Phát triển, Hoạt động R&D tại các công ty hiện nay
Xin chào tất cả các bạn, chào mừng bạn đã đến với kênh thông tin Totvadep.com
Trong những năm trở lại đây, thuật ngữ R&D được sử dụng rộng rãi và hẳn bạn đã gặp từ này ít nhất 1 lần đúng không ạ? Tuy nhiên, có thể chúng ta chưa biết R&D là gì mà chỉ hiểu đại khái nghĩa của nó là Nghiên cứu và phát triển thôi.
Bài viết này hôm nay, Totvadep.com sẽ cùng với bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Những vấn đề xoay quanh R&D như các loại hình R&D là gì? Hoạt động R&D của các công ty hiện nay ra sao và một nhân viên R&D cần có những tố chất gì sẽ là những thông tin chủ yếu được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm R&D là gì.
NỘI DUNG TÓM TẮT
R&D ( Research and Development) là gì?
R&D là từ viết tắt của thuật ngữ “Research & Development” – dịch nghĩa tiếng Việt là Nghiên cứu và Phát triển. R&D là một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.
R&D là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
R&D – Research and Development được hiểu là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong sản xuất và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp. Bộ phận R&D có nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, mẫu mã mới và quy trình sản xuất tối ưu… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
R&D – Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành thực hiện hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình và dịch vụ. Sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
Nhiệm vụ của R&D (Nguồn ảnh: Internet)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho hay, R&D – Công tác nghiên cứu cải tiến công nghệ và phát triển quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, tập đoàn đa quốc gia tiên phong, lớn trên thế giới.
R&D – Nghiên cứu & phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Cải tiến nội địa hóa công nghệ sản xuất; Nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trên các sản phẩm; Nghiên cứu nội địa hóa một số vật tư nhằm tăng giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất với chi phí hợp lý để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Các loại hình R&D – Research & Development
Khi công nghệ ngày càng phát triển, thị trường và khách hàng cũng vì thế mà thay đổi không ngừng. Do vậy, có thể nói R&D – Research & Development đang là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay.
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tập đoàn lớn và những công ty “khổng lồ” đều có bộ phận hoặc phòng R&D để đảm nhận việc Nghiên cứu và phát triển.
Đi sâu vào phân tích R&D, 4 trụ cột chính của Research & Development bao gồm: Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm), Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ), Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì), Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình). Sau đây, chúng ta tìm hiểu riêng từng khâu của R&D.
Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)
Mục đích của hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp là nhằm tạo ra những sản phẩm mới về: thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng… hay cải tiến, nâng cao chất lượng những sản phẩm hiện có.
Nghiên cứu sản phẩm mới (Nguồn ảnh: Internet)
Ví dụ như trà ô long TEA+ ra mắt trà Ô Long TEA+ vị chanh, kem đánh răng PS ra đời dòng PS than hoạt tính giúp trắng răng và chắc khỏe răng, Mirinda ra mắt sản phẩm nước uống mirinda vị soda kem, coca-cola vị cà phê…
Hình ảnh sản phẩm TEA+ trà chanh ô long
Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong các công ty thực phẩm và đồ uống là nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng…
Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)
Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra những công nghệ mới để cải tiến những sản phẩm cũ, ứng dụng vào những sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn.
Nghiên cứu phát triển công nghệ lại càng được đặt biệt chú trọng trong ngành công nghệ thông minh, với các dòng sản phẩm smartphone, laptop, máy tính bảng đến các phần mềm công nghệ. Bên cạnh đó, ngành F&B (Food & Beverage) vẫn quan tâm đến R&D về công nghệ.
Hình ảnh: Nghiên cứu công nghệ
Nhiệm vụ này còn bao gồm cả việc “tình báo công nghệ” – nghiên cứu bí quyết công nghệ của các đối thủ để học theo hoặc dựa vào đó phát triển công nghệ mới cho doanh nghiệp mình.
Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)
Trong ngành công nghệ thực phẩm, với những doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm tiêu dùng nhanh như: mì ăn liền, sữa, thức uống đóng chai… thì nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì rất được chú trọng. Bộ phận R&D sẽ đảm nhiệm việc sáng tạo nên những chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hay đưa ra phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất.
Hình ảnh minh họa
Bạn có biết?
Hoạt động Packaging R&D đóng góp rất lớn vào việc tăng lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chất liệu, kiểu dáng bao bì trong khi vẫn giữ nguyên định lượng sản phẩm bên trong thì sản lượng tiêu thụ đã tăng gấp nhiều lần.
Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)
Nhiệm vụ này được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” với mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ (cho ngành dịch vụ)…
Việc cải tiến được một quy trình thành công sẽ góp phần đem lại năng suất – hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì hoạt động Process R&D càng có vai trò quan trọng hơn vì nó quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.
Hình ảnh minh họa: R&D quy trình
Vai trò của R&D đối với doanh nghiệp
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động R&D giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
Hoạt động R&D trong doanh nghiệp có 4 vai trò cơ bản sau:
– Tăng cường năng lực công nghệ cho doanh nghiệp
– Tăng vị thế của doanh nghiệp
– Tăng cường hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp
– Tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp
Hoạt động R&D tại các công ty Việt Nam hiện nay
Trái với trước đây, khi R&D còn là một thuật ngữ khá lạ lẫm thì trong những năm trở lại đây, hoạt động Nghiên cứu và phát triển ngày được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng.
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN (Khoa Kinh tế – Trường Đại học Vinh) và ThS. NGUYỄN THANH HƯƠNG (Công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Tổng hợp – Bộ Công Thương đã khẳng định trong một nghiên cứu gần đây rằng, R&D là một trong những giải pháp hữu ích giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lúc này, các doanh nghiệp đã dần chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhất. Hầu hết các doanh nghiệp và tập đoàn lớn đều có một bộ phận chuyên môn R&D.
Hình ảnh minh họa (Nguồn : Internet)
Có lẽ khái niệm R&D trong tư duy trước đây của các doanh nghiệp còn khá đơn giản, chủ yếu chỉ tập trung để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Lối suy nghĩ này vô tình bỏ qua những khâu khác của R&D giữ vai trò quan trọng không kém như R&D về công nghệ, mẫu mã bao bì và quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ.
Nhìn rõ được hạn chế này là dấu hiệu đáng mừng để các doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta tập trung vào lối tư duy mới, phát huy được những năng lực vốn có của mình, tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên và nguồn lực.
Bộ phận R&D trong các doanh nghiệp hiện nay cần tổng hợp các nhiệm vụ phát triển sản phẩm, phát triển bao bì, phát triển công nghệ và phát triển quy trình sản xuất. Điều này để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt với các công ty nước ngoài.
Các công việc của bộ phận R&D
Phân tích và tổng hợp
Đây là công việc mang tính chất thường xuyên nhất của bộ phận này. Nhân viên phòng R&D phải thường xuyên cập nhật nguồn thông tin liên quan đến các dự án mới, các mảng thị trường cần tiếp cận cùng tất cả các thông tin liên quan trực tiếp đến dự án.
R&D sẽ nhanh chóng xác định nguồn thông tin, chắt lọc và phân tích thông tin theo cách dễ hiểu nhất, tiết kiệm thời gian cho các bộ phận liên quan.
Nghiên cứu khách hàng
Khách hàng luôn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới. R&D phải nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin về khách hàng bao gồm: độ tuổi, khu vực sinh sống, thu nhập, thói quen…. Đây là các yếu tố rất cần thiết để triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Phân tích dữ liệu
Các dự án có khối lượng dữ liệu vô cùng lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm của doanh nghiệp sẽ có tới hàng triệu lượt tương tác với khách hàng.
R&D phải biết ghi chép và quản lý dữ liệu đầy đủ, phân tích sâu các dữ liệu để đưa ra các ý kiến tổng hợp, tường minh nhất cho người sử dụng.
Chia sẻ thông tin
R&D tiếp xúc liên tục với các thông tin, thu thập thông tin từ cả trong nước và nước ngoài để hình thành các báo cáo chuyên sâu. Bộ phận R&D sẽ hưởng đến việc chia sẻ thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng.
Nhân viên R&D cần phải có tố chất gì?
Năng lực ngoại ngữ
Đầu tiên, năng lực ngoại ngữ là một trong những lợi thế của nhân viên R&D. Họ phải thường xuyên tiếp xúc với các tài liệu tiếng Anh với nội dung thông tin đa dạng. Hiểu được tài liệu là một bước quan trọng để tiến hành tổng hợp và phân tích khoa học.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Năng động, sáng tạo
Bộ phận R&D với đặc điểm tương tác với nhiều khách hàng với nhiều bộ phận.công việc này đòi hỏi nhân viên phải nhanh nhẹn, tự chủ trong nhiều tình huống, không ngừng đổi mới sáng tạo.
Tư duy Marketing
Bên cạnh đó phải có tư duy marketing, am hiểu về thị trường và các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
LỜI KẾT
Bài viết này đã tổng hợp thông tin R&D là gì? Cùng bạn đọc tìm hiểu 4 loại hình R&D – Nghiên cứu và Phát triển. Đồng thời tìm hiểu hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt hiện nay. Như các bạn đã thấy trong bài viết, theo khuynh hướng tiên tiến hiện nay, bộ phận R&D đảm nhiệm các công việc từ Phân tích tổng hợp, đến nghiên cứu và chia sẻ dữ liệu đồng thời nghiên cứu khách hàng tiềm năng. Do đó, các tố chất để trở thành một nhân viên R&D không thể thiếu được sự Năng động, sáng tạo, tư duy marketing và năng lực ngoại ngữ.
Cảm ơn bạn rất nhiều đã dành thời gian đọc bài viết. Hy vọng thông tin của chúng tôi bổ ích đối với bạn. Chúc bạn một ngày nhiều năng lượng và sáng tạo trong công việc!
>>> Xem thêm: SLA là gì? Văn hóa SLA mang đến điều gì tại đây nhé